Xây dựng chuẩn đầu ra của các chương trình nghề đào tạo phù

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo tại các cơ sở dạy nghề thuộc thành phố bắc ninh (Trang 83 - 85)

Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại các cơ

4.2.4. Xây dựng chuẩn đầu ra của các chương trình nghề đào tạo phù

với yêu cầu của doanh nghiệp và thực tiễn sản xuất

Chuẩn đầu ra là việc cụ thể hóa mục tiêu đào tạo thành các yêu cầu về năng lực, phẩm chất của HV tốt nghiệp xuất phát từ việc điều tra nhu cầu của xã hội, nhà tuyển dụng, nhà nước và địa phương. Nói cách khác, chuẩn đầu ra là kiến thức, kĩ năng, thái độ, và năng lực phát triển cá nhân, nghề nghiêp mà người thiết kế chương trình kì vọng người học sẽ đạt được sau khi hoàn thành chương trình đào tạo. Thực chất của chuẩn đầu ra chính là mục tiêu đào tạo được định hướng theo nhu cầu sử dụng lao động nói riêng và xã hội nói chung. Các yêu cầu này được diễn giải cụ thể và định lượng được. Về mặt ý nghĩa, chuẩn đầu ra là các tiêu chí CLĐT cụ thể để HV, GV và CBQL cần phấn đấu đạt được nó giúp cho việc xây dựng chương trình đào tạo phù hợp, đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng, thể hiện cam kết về CLĐT của các cơ sở ĐTN đối với khách hàng; là căn cứ cụ thể cho công tác tự đánh giá, kiểm định chất lượng của các cơ sở ĐTN.

Để đảm bảo chuẩn đầu ra của các chương trình nghề đào tạo phù hợp nhu cầu của khách hàng, khi xây dựng chương trình các cơ sở ĐTN cần thiết phải: Bám sát nhu cầu của các doanh nghiệp, cập nhật những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến liên quan đến nghề đào tạo và ý kiến phản hồi từ người sử dụng lao động, HV tốt nghiệp đã đi làm, để cải tiến hoàn thiện chương trình, môn học, mô đun thực hành nghề phù hợp yêu cầu mới của thị trường lao động.

Vì trình độ học vấn của đa số HV ở các cơ sở ĐTN còn hạn chế, động cơ học tập gắn liền với nhu cầu kinh tế - xã hội của địa phương, học là để có việc làm và tăng thu nhập, nên khi thiết kế mục tiêu đào tạo, phải chú trọng đến khả năng lao động nghề nghiệp của họ để lựa chọn cấp độ mục tiêu và thời lượng và mô hình đào tạo cho phù hợp. Thời lượng đào tạo không được quá dài và khả năng có được việc làm sau khi học nghề là tối cần thiết. Cấu trúc chương trình đào tạo theo kiểu tích hợp giữa lí thuyết và thực hành, thậm chí, nhiều khi thực hành phải đi trước một bước. Nên vận dụng mô hình đào tạo theo năng lực thực hiện, vì đây là mô hình thích hợp để tiếp cận đối với lao động có trình độ học vấn hạn chế.

Muốn xây dựng được chuẩn đầu ra đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp và thực tiễn sản xuất, trước tiên phải xác định được mục tiêu, nhiệm vụ phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Để xác định mục tiêu, nhiệm vụ phù hợp, các cơ sở ĐTN phải tiến hành theo trình tự các bước sau:

- Thu thập thông tin xem xét kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các tài liệu điều tra lao động của địa phương. Phối hợp với các phòng chức năng, các trạm, trại trên địa bàn tiến hành khảo sát lập biểu đồ dạy nghề phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của từng từng xã, phường, thị trấn. Xác định ngành nghề đào tạo phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp và thực tiễn sản xuất.

- Bên cạnh các chỉ số thông tin chung về thị trường lao động và việc làm cần thu thập thêm các thông tin về tình hình việc làm và thu nhập của HV tốt nghiệp. Số nhu cầu việc làm ở các doanh nghiệp, yêu cầu về trình độ nghề họ đang cần có liên quan đến nghề mà các cơ sở ĐTN đang đào tạo. Khả năng tiêu thụ sản phẩm và ổn định việc làm tại địa phương của HV tốt nghiệp.

- Các cơ sở ĐTN phải xác định và đưa ra mục tiêu, nhiệm vụ phù hợp với thực tiễn và sứ mạng của các cơ sở ĐTN.

Để đảm bảo chuẩn đầu ra của các chương trình nghề đào tạo phù hợp với nhu cầu khách hàng, các cơ sở ĐTN cần phải tiến hành các bước sau đây:

- Phối hợp với doanh nghiệp xây dựng mục tiêu đào tạo, thiết kế nội dung chương trình, phương thức đào tạo cho phù hợp với nghề, nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp. Khi điều chỉnh chương trình cần đi khảo sát thực tế kết hợp với tham khảo ý kiến của cán bộ kĩ thuật của doanh nghiệp hoặc những nông dân sản xuất giỏi có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong nghề.

- Xây dựng hoặc bổ sung, chỉnh sửa chương trình đào tạo được tiến hành từ việc phân tích nghề, phân tích công việc và hoạt động của người tốt nghiệp trong quá trình hành nghề tại vị trí lao động của họ tại các cơ sở sử dụng nhân lực. Trên cơ sở đó xác định hệ thống kiến thức, kĩ năng và thái độ cần thiết mà nghề đòi hỏi ở họ trong quá trình hành nghề. Trên cơ sở đó xác định mục tiêu và các nội dung cần thiết phải dạy cho học viên để đảm bảo sau khi tốt nghiệp họ có thể đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, thực tiễn sản xuất và thị trường lao động.

Việc xây dựng các chuẩn đầu ra thường gắn với quá trình xây dựng, bổ sung, chỉnh sửa các chương trình đào tạo. Ở các các cơ sở ĐTN thường chỉ dừng lại ở việc bổ sung và chỉnh sửa chương trình đào tạo, hiếm khi tự xây dựng một chương trình đào tạo hoàn toàn mới. Vì thế, các cơ sở ĐTN cần xây dựng và ban hành quy trình bổ sung, chỉnh sửa chương trình đào tạo một cách hiệu quả, thống nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo tại các cơ sở dạy nghề thuộc thành phố bắc ninh (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)