Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu
Để đánh giá được chất lượng đào tạo nghề tại các cơ sở trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, luận văn sử dụng hệ thống các chỉ tiêu sau:
* Chỉ tiêu đánh giá chất lượng đào tạo
Để đánh giá chất lượng đào tạo, luận văn sử dụng chỉ tiêu định tính trong đó tham khảo ý kiến của người học, nhà quản lý và giáo viên về chất lượng đào tạo nghề tại các cơ sở dạy nghề trên địa bàn thành phố Bắc Ninh. Theo đó người được hỏi sẽ đánh giá sẽ trả lời theo ba mức:
1- Đáp ứng tốt yêu cầu. 2- Chấp nhận được.
3- Còn thấp so với yêu cầu.
Chất lượng đào tạo còn được đánh giá qua việc khảo sát đổi mới phương pháp và nội dung đào tạo. Theo đó người được hỏi sẽ đánh giá về nhận thức mức độ cần thiết của yếu tố về đổi mới phương pháp và nội dung đào tạo đối với chất lượng đào tạo và đánh giá mức độ thực hiện.
* Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới chất lượng đào tạo
Để đánh giá ảnh hưởng các yếu tố tới chất lượng đào tạo, luận văn sử dụng câu hỏi điều tra nhà quản lý, cán bộ giảng dạy, học viên về các mặt: Khung chương trình và nội dung bài giảng, Phương pháp giảng dạy, Giáo trình, tài liệu và cơ sở vật chất, Công tác tổ chức quản lý, Trình độ đầu vào và ý thức học tập của học viên, Trình độ, kinh nghiệm thực tế, tay nghề của giáo viên.
Sau khi đánh giá chất lượng đào tạo, luận văn đi sâu phân tích hoạt động quản lý đào tạo, trong đó điều tra thông tin liên quan đến các mặt hoạt động: Điều tra nhu cầu người học, người sử dụng lao động; Việc thiết kế chương trình và nội dung giảng dạy; Công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động giảng dạy; Công tác đảm bảo chất lượng; Các hoạt động cải tiến.
Các ý kiến đánh giá được chia theo các mức độ từ 1 đến 4:
- Mức 1: Rất phù hợp; Rất tốt; Rất đầy đủ; Rất hài lòng; Rất quan trọng; - Mức 2: Phù hợp; Tốt; Đầy đủ; Hài lòng; Quan trọng;
- Mức 4: Không phù hợp; Không tốt; Không đầy đủ; Không hài lòng; Không quan trọng.
Nội dung khảo sát bao gồm:
- Tính đầy đủ và công khai chương trình các nghề của các cơ sở ĐTN đang đào tạo nghề.
- Mức độ cụ thể hóa chương trình đào tạo thành các mô đun giảng dạy. - Mức độ tham gia của GV trong việc đề xuất chỉnh sửa và xây dựng chương trình.
- Phối hợp với doanh nghiệp xây dựng chương trình. - Định kì cập nhật, bổ sung điều chỉnh chương trình.
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO TẠI CÁC CƠ SỞ DẠY NGHỀ THÀNH PHỐ BẮC NINH