Phương pháp đào tạo nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo tại các cơ sở dạy nghề thuộc thành phố bắc ninh (Trang 48 - 50)

Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Quy trình và phương pháp đào tạo nghề của các cơ sở đào tạo nghề

3.3.2. Phương pháp đào tạo nghề

Phương pháp giáo dục nghề nghiệp phải kết hợp rèn luyện kỹ năng thực hành với giảng dạy lý thuyết để giúp người học có khả năng hành nghề và phát triền nghề nghiệp theo yêu cầu của từng công việc. Phương pháp dạy học gồm 4 nhóm:

- Phương pháp dạy học thuyết trình. - Phương pháp dạy học trực quan. - Phương pháp thực hành.

- Phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học sinh.

Tùy từng trình độ đào tạo nghề các cơ sở đào tạo nghề sẽ lựa chọn phương pháp đào tạo phù hợp với các trình độ đó như:

- Cao đẳng nghề: Phương pháp dạy nghề trình độ cao đẳng phải kết hợp rèn luyện năng lực thực hành nghề với trang bị kiến thức chuyên môn và phát huy tính tích cực, tự giác, năng động, khả năng tổ chức làm việc theo nhóm.

- Trung cấp nghề: Phương pháp dạy nghề trình độ trung cấp phải kết hợp rèn luyện năng lực thực hành nghề với trang bị kiến thức chuyên môn và phát huy tính tích cực, tự giác, khả năng làm việc độc lập của người học nghề.

- Sơ cấp nghề: Phương pháp dạy nghề trình độ sơ cấp phải chú trọng rèn luyện kỹ năng thực hành nghề và phát huy tính tích cực, tự giác của người học nghề.

- Dạy nghề thường xuyên: Phương pháp dạy nghề thường xuyên phải phát huy vai trò chủ động, năng lực tự học và kinh nghiệm của người học nghề.

Hiện nay, phần lớn trường dạy nghề đang thực hiện hình thức đào tạo tại trường, một số trường thực hiện đào tạo liên kết với doanh nghiệp. Phương pháp đào tạo chủ yếu vẫn là định hướng nội dung cho các học viên. Phương pháp học này chú trọng việc truyền thụ hệ thống tri thức khoa học theo các môn học đã được quy định trong chương trình học, trang bị cho học viên hệ thống tri thức khoa học khách quan về nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng chưa chú trọng đến người học cũng như khả năng ứng dụng vào thực tiễn. Tri thức thay đổi và bị lạc hậu nhanh chóng, việc quy định cứng nhắc những nội dung chi tiết trong chương trình dạy học dẫn đến tình trạng nội dụng chương trình dạy học nhanh bị lạc hậu so với tri thức hiện đại. Mặt khác, nhiều giáo viên không sáng tạo, không thay đổi phương pháp dạy học, phương pháp dạy học mang tính thụ động, chỉ dạy nhiều lý thuyết, ít thực hành mà đặc điểm của đào tạo nghề là thực hành nhiều hơn lý thuyết. Vì vậy, kết quả đào tạo không cao, các học viên chỉ nắm nội dung chung chung, khi làm việc thực tế gặp nhiều lỗi, gây khó khăn trong quá trình đào tạo. Do đó, các cơ sở ĐTN phải đổi mới phương pháp dạy nghề.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo tại các cơ sở dạy nghề thuộc thành phố bắc ninh (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)