Những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo tại các cơ sở dạy nghề thuộc thành phố bắc ninh (Trang 75 - 76)

5. Nội dung của đề tài

3.9.2. Những tồn tại, hạn chế

- Kinh phí đầu tư cho đào tạo nghề còn thấp. Công tác đầu tư trong lĩnh vực dạy nghề còn dàn trải trong khi nguồn vốn ít làm hạn chế chất lượng đào tạo, học sinh ra trường khó xin việc làm, vừa lãng phí vừa làm giảm uy tín của cơ sở đào tạo khiến các trường khó tuyển sinh.

- Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác đào tạo nghề ở một số đơn vị dạy nghề còn hạn chế (trụ sở, xưởng thực hành, thiết bị).

- Đội ngũ giáo viên dạy nghề ở một số trường, trung tâm dạy nghề còn thiếu về số lượng, hạn chế về năng lực, chưa theo kịp với tốc độ tăng quy mô đào tạo của các trường, trung tâm dạy nghề.

- Công tác tuyển sinh còn gặp nhiều khó khăn có sự cạnh tranh quyết liệt giữa các trường cao đẳng, đại học và các trường nghề trong địa bàn tỉnh; việc tuyển sinh không phân bổ đều cho các ngành nghề, trình độ đầu vào thấp và không đồng đều...

- Hệ thống văn bản Nhà nước về công tác dạy nghề còn một số bất cập, không đồng bộ dẫn đến việc triển khai và thực hiện hoạt động dạy nghề trong các nhà trường, trung tâm còn khó khăn.

- Hoạt động kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý các cấp đối với các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn chưa thường xuyên, chưa quyết liệt.

- Công tác quản lý lớp học của các đơn vị dạy nghề và sự phối hợp của các tổ chức đoàn thể chưa chặt chẽ, chưa thường xuyên.

- Chất lượng đào tạo còn hạn chế, hiệu quả và thu nhập ở một số nghề còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp và xã hội.

- Nhu cầu đào tạo với các tiêu chí đào tạo cụ thể chưa được các doanh nghiệp cung cấp đầy đủ khiến cho hoạt động đào tạo theo địa chỉ, theo nhu cầu của doanh nghiệp còn hạn chế.

- Đào tạo liên kết giữa các trường và doanh nghiệp còn hạn chế do các trường chưa lựa chọn được mô hình hợp lý cũng như chưa thiết lập được cơ chế liên kết phù hợp.

- Trong đội ngũ công nhân kỹ thuật được đào tạo còn thiếu nhiều nhóm có chuyên môn kỹ thuật cao như công nghệ sinh học, cơ khí, vật liệu mới, đặc biệt thiếu những kỹ sư, kỹ thuật viên khuôn mẫu, những lao động quan trọng của công nghiệp phụ trợ (hỗ trợ) để có thể tăng dần tỷ lệ nội địa của những sản phẩm giá trị cao như: ô tô, xe máy, điện thoại, máy tính, máy in... mà các doanh nghiệp FDI đang sản xuất, thiếu lao động chuyên môn khối ngành dịch vụ.

- Cơ cấu ngành, nghề đào tạo lao động còn nhiều bất cập với yêu cầu của nền kinh tế và của thị trường lao động dẫn đến thị trường lao động còn thiếu nhiều lao động có chuyên môn kỹ thuật trình độ cao, trong khi đó thừa nhiều lao động chưa qua đào tạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo tại các cơ sở dạy nghề thuộc thành phố bắc ninh (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)