Hoạt động đào tạo nghề tại các cơ sở đào tạo của thành phố Bắc Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo tại các cơ sở dạy nghề thuộc thành phố bắc ninh (Trang 42)

Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Hoạt động đào tạo nghề tại các cơ sở đào tạo của thành phố Bắc Ninh

Tỉnh Bắc Ninh là một tỉnh có tốc độ phát triển cao, thu hút đầu tư nước ngoài lớn. Nhu cầu về lao động đặc biệt là lao động đã qua đào tạo rất lớn. Đây là một trong những địa phương đang khai thác tốt các lợi thế, đồng thời tích cực đầu tư phát triển hệ thống các trường, trung tâm đào tạo nghề từ mặt bằng, trang thiết bị dạy và học, đội ngũ giáo viên giảng dạy được quan tâm bồi dưỡng toàn diện, bởi đây là yếu tố then chốt trong nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cung cấp cho các doanh nghiệp đầu tư tại địa phương và các vùng lân cận. Trong đó, Thành phố Bắc Ninh là đầu mối quan trọng trong việc cung cấp lao động cho các khu công nghiệp các doanh nghiệp có đầu tư nước ngoài trong địa bàn của tỉnh.

Tính đến năm 2014, tổng số cơ sở dạy nghề trên địa bàn thành phố là 17 cơ sở đào tạo trong đó 02 trường cao đẳng nghề, 3 trường trung cấp nghề, 6 trung tâm dạy nghề và 6 cơ sở khác có hoạt động dạy nghề.

Bảng 3.3. Hệ thống các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn thành phố Bắc Ninh

TT Đơn vị Địa chỉ Cơ quan chủ quản

Năm thành lập, cấp phép Ghi chú I 1 Trường CĐN KTKT

Bắc Ninh Đại Phúc -TP Bắc Ninh Sở LĐTBXH

1967

2 Trường CĐN CĐ &

XD Bắc Ninh Đại Phúc -TP Bắc Ninh Bộ NN & PTNT 1971

II

1 Trường TCN Kinh tế

- Kỹ thuật Bắc Ninh P. Suối Ho -TP Bắc Ninh

Tổng Liên đoàn LĐ 2002 2 Trường TCN Quốc tế Đông Dương TSC: Trung Nghĩa - Yên phong CS: 126- Nguyễn Gia Thiều -TP.Bắc Ninh C.ty CP An Sơn 31/10/2008

3 Trường TCN Thăng Long Vũ Ninh-TP. Bắc Ninh C.ty TNHH

Thăng Long 2008 III 1 TTDN TP. Bắc Ninh 89-Nguyễn Du - TP.Bắc Ninh UBND TP Bắc Ninh 09/06/2005 2 Trung tâm DN phục hồi chức năng - người khuyết tật

Thị Cầu - TP.Bắc Ninh Sở LĐTBXH 5/11/2004

3

Trung tâm DN và hỗ

trợ nông dân Suối Hoa-TPBN Hội ND tỉnh 2009

4 Trung tâm ĐTLXCG-BN Thị Cầu - TP.Bắc Ninh Sở GTVT 22/4/2004

5 TT dạy nghề IDT

Phường Đáp Cầu - TP. Bắc Ninh

Công ty CP Đầu tư phát triển công nghệ

& ĐT

23/11/2007

TT Đơn vị Địa chỉ Cơ quan chủ quản Năm thành lập, cấp phép Ghi chú IV 1 Trường TC Y dược Thăng Long (Bách Khoa)

- TP. Bắc Ninh Công ty cổ phần Thương mại Tổng hợp và Xây dựng Hà Nội 2 Trường trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật công thương CCI

331-Ngô Gia Tự TP. Bắc Ninh

Sở Giáo dục-Đào tạo

Bắc Ninh 10/05/2004

3

Trường TC KT-KT Thương mại số 1

331 - Ngô Gia Tự Phường Suối Hoa - TP. Bắc Ninh

Công ty CP Thương mại Tổng hợp và Xây dựng Hà Nội 2009 4 Trung tâm GTVL Thanh niên Suối Hoa - TP. Bắc Ninh Tỉnh đoàn Bắc Ninh 2009 5

Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp Hướng nghiệp

39-Nguyễn Đăng Đạo - TP.Bắc Ninh Sở ục và ĐT tỉnh Bắc Ninh 2011 6 Trung tâm GTVL - Bắc Ninh

Nguyễn Đăng Đạo -

TP.Bắc Ninh Sở LĐTBXH

1997

(Nguồn: Sở LĐ - TBXH tỉnh Bắc Ninh )

Tất cả các cơ sở ĐTN trên địa bàn thành phố Bắc Ninh khi tiến hành hệ thống đào tạo nghề của mình đều tuân thủ theo mục tiêu đào tạo nghề của Luật Dạy nghề năm 2006 ban hành. Mục tiêu đào tạo của các cơ sở ĐTN nhằm trang bị cho người học nghề kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của một nghề, có khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm và ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.

Thực tế cho thấy, khi một người đã có nghề, chuyện tìm kiếm việc làm ổn định là không khó, bởi việc làm ở nông thôn cũng như các KCN đang phát triển khá phong phú, đa dạng. Mặc dù thành phố đã có nhiều chủ trương để

tăng cường nâng cao chất lượng đào tạo nghề của các cơ sở dạy nghề tại thành phố, tuy nhiên, lao động đào tạo tại các trung tâm dạy nghề vẫn còn nhiều hạn chế cả về số và chất lượng.

Công tác dạy nghề của thành phố Bắc Ninh trong những năm qua đã được sự quan tâm của Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố thông qua việc ban hành các quy định chủ chương chính sách, đầu tư cơ sở vật chất, mạng lưới cơ sở dạy nghề trên địa bàn thành phố đã thực hiện tốt về mục tiêu đào tạo, chương trình đào tạo. Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại: đầu tư cơ sở vật chất còn chậm, hầu hết các trường trung học chuyên nghiệp dạy nghề còn thiếu trang thiết bị, lạc hậu về công nghệ, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, số lượng và chất lượng giáo viên còn hạn chế. Đội ngũ cán bộ quản lý và tổ chức đào tạo còn nhiều bất cập. Vấn đề giải quyết việc làm cho học sinh sau khi tốt ghiệp còn chưa được đáp ứng nhu cầu, nhiều học sinh ra trường chưa có việc làm...

3.3. Quy trình và phƣơng pháp đào tạo nghề của các cơ sở đào tạo nghề của thành phố Bắc Ninh

3.3.1. Quy trình đào tạo nghề

Năm 2010, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành thông tư số 19/2010/TT - BLĐTBXH quy định hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng các cơ sở ĐTN. Tại điều 4 của thong tư này quy định các tiêu chí kiểm định như: mục tiêu và nhiệm vụ, tổ chức và quản lý, hoạt động dạy học, giáo viên và cán bộ quản lý, chương trình, giáo trình, thư viện, cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dung dạy học, quản lý tài chính, các dịch vụ cho người học nghề. Dựa trên các tiêu chí tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các cơ sở ĐTN của thành phố Bắc Ninh đã xây dựng quy trình đào tạo nghề, xác định các yếu tố đầu vào, quá trình, đầu ra phù hợp với các cơ sở ĐTN.

Đầu vào Quá trình đào tạo Đầu ra

- Học viên

- Giáo viên và cán bộ quản lý

- Chương trình đào tạo - Thư viện - Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học - Tài chính - Tổ chức và quản lý - Hoạt động dạy và học - Các dịch vụ cho người học nghề - Năng lực của học viên tốt nghiệp - Hiệu quả đào tạo

Các quy trình quản lý đầu vào

Các quy trình quản lý quá trình đào tạo

Các quy trình quản lý đầu ra

Hình 3.1. Quy trình đào tạo nghề tại các cơ sở đào tạo nghề của TP. Bắc Ninh

* Các tiêu chí đánh giá chất lượng quy trình đầu vào:

- Học viên: có năng lực, hành vi tiếp thu các kiến thức, kĩ năng được đào tạo.

- Giáo viên và cán bộ quản lý: CBQL phải đạt chuẩn chức danh. Đội ngũ GV phải đủ về số lượng, phù hợp với cơ cấu nghề đào tạo và đạt chuẩn theo quy định đáp ứng yêu cầu giảng dạy của các cơ sở ĐTN. Có kế hoạch, chính sách khuyến khích CBQL và GV học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn sư phạm và kỹ năng nghề.

- Chương trình đào tạo: Có đủ chương trình dạy nghề đang đào tạo; từng chương trình dạy nghề có mục tiêu rõ ràng, qui định cụ thể chuẩn kiến thức, kĩ năng, cấu trúc nội dung, phương pháp và hình thức đào tạo, cách thức đánh giá kết quả học tập; được xây dựng, điều chỉnh phù hợp có sự tham gia của GV và cán bộ kĩ thuật.

- Thư viện: Có đủ chương trình, giáo trình; có sách báo, tạp chí phù hợp với các nghề đào tạo và có các sách chuyên môn hoặc báo, tạp chí chuyên ngành cho tất cả các nghề đào tạo và đào tạo lại.

- Cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy học: Hệ thống phòng học, xưởng thực hành và hạ tầng kỹ thuật đáp ứng các hoạt động dạy học, thực hành theo nghề, quy mô đào tạo của các cơ sở ĐTN. Có đầy đủ nội qui, qui định về an toàn vệ sinh lao động phòng chống cháy nổ, trang thiết bị được bố trí ngăn nắp hợp lí; Đảm bảo chủng loại, số lượng thiết bị cho thực hành.

- Quản lí tài chính: Có các nguồn tài chính ổn định; Có kế hoạch quản lí tài chính đúng theo qui định của nhà nước, công khai, minh bạch; Đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn tài chính; Chấp hành chế độ thanh, kiểm tra và kiểm toán tài chính.

* Các tiêu chí đánh giá chất lượng quy trình quản lý đào tạo:

- Tổ chức và quản lí: Các cơ sở ĐTN có hệ thống các văn bản qui định về tổ chức, quản lí và được rà soát, đánh giá, bổ sung, điều chỉnh; Có cơ cấu tổ chức hợp lí, phù hợp với qui định của nhà nước cũng như các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển của các cơ sở ĐTN.

- Hoạt động dạy học: Có kế hoạch đào tạo, giám sát chặt chẽ, bảo đảm thực hiện kế hoạch đào tạo đúng tiến độ, có hiệu quả và tổ chức dạy nghề theo mục tiêu, nội dung chương trình dạy nghề đã được phê duyệt; Có đủ hệ thống sổ sách, biểu mẫu theo dõi kết quả học tập của người học được ghi chép và lưu trữ an toàn. Định kì báo cáo đầy đủ cho cấp quản lí trực tiếp và các cơ quan quản lí nhà nước.

- Các dịch vụ phục vụ cho người học nghề: Đảm bảo mọi người học được thông tin đầy đủ về nghề đào tạo, chương trình, kế hoạch đào tạo, quy chế tuyển sinh, quy chế thi, kiểm tra, đánh giá, công nhận tốt nghiệp, các điều kiện ăn, ở, học tập và các nội quy, quy định của các cơ sở ĐTN. Thông tin về nghề nghiệp, thị trường lao động và việc làm, trợ giúp tìm việc làm cho người học sau khi tốt nghiệp.

* Các tiêu chí đánh giá chất lượng quy trình đầu ra:

- Năng lực học viên tốt nghiệp: được đánh giá thông qua kiến thức, kĩ năng thực hành nghề cơ bản và thái độ nghề nghiệp đạt trình độ theo mục tiêu đào tạo hoặc chuẩn đầu ra của các cơ sở dạy nghề. Khả năng học viên ứng dụng kiến thức, kĩ năng nghề đã học để nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Khả năng tự lập của học viên sau tốt nghiệp và có thể học lên trình độ đào tạo cao hơn.

- Hiệu quả đào tạo của các cơ sở dạy nghề: đối với khách hàng bên ngoài được đánh giá thong qua việc đáp ứng nhu cầu học nghề và khả năng giải quyết việc làm cho HV sau tốt nghiệp. Việc góp phần làm chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho doanh nghiệp và địa phương. Đối với khách hàng bên trong được đánh giá thong qua chế độ đãi ngộ, nâng cao thu nhập, trình độ chuyên môn nhằm thu hút ngày càng nhiều CBQL và GV làm việc ở các cơ sở đào tạo nghề.

3.3.2. Phương pháp đào tạo nghề

Phương pháp giáo dục nghề nghiệp phải kết hợp rèn luyện kỹ năng thực hành với giảng dạy lý thuyết để giúp người học có khả năng hành nghề và phát triền nghề nghiệp theo yêu cầu của từng công việc. Phương pháp dạy học gồm 4 nhóm:

- Phương pháp dạy học thuyết trình. - Phương pháp dạy học trực quan. - Phương pháp thực hành.

- Phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học sinh.

Tùy từng trình độ đào tạo nghề các cơ sở đào tạo nghề sẽ lựa chọn phương pháp đào tạo phù hợp với các trình độ đó như:

- Cao đẳng nghề: Phương pháp dạy nghề trình độ cao đẳng phải kết hợp rèn luyện năng lực thực hành nghề với trang bị kiến thức chuyên môn và phát huy tính tích cực, tự giác, năng động, khả năng tổ chức làm việc theo nhóm.

- Trung cấp nghề: Phương pháp dạy nghề trình độ trung cấp phải kết hợp rèn luyện năng lực thực hành nghề với trang bị kiến thức chuyên môn và phát huy tính tích cực, tự giác, khả năng làm việc độc lập của người học nghề.

- Sơ cấp nghề: Phương pháp dạy nghề trình độ sơ cấp phải chú trọng rèn luyện kỹ năng thực hành nghề và phát huy tính tích cực, tự giác của người học nghề.

- Dạy nghề thường xuyên: Phương pháp dạy nghề thường xuyên phải phát huy vai trò chủ động, năng lực tự học và kinh nghiệm của người học nghề.

Hiện nay, phần lớn trường dạy nghề đang thực hiện hình thức đào tạo tại trường, một số trường thực hiện đào tạo liên kết với doanh nghiệp. Phương pháp đào tạo chủ yếu vẫn là định hướng nội dung cho các học viên. Phương pháp học này chú trọng việc truyền thụ hệ thống tri thức khoa học theo các môn học đã được quy định trong chương trình học, trang bị cho học viên hệ thống tri thức khoa học khách quan về nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng chưa chú trọng đến người học cũng như khả năng ứng dụng vào thực tiễn. Tri thức thay đổi và bị lạc hậu nhanh chóng, việc quy định cứng nhắc những nội dung chi tiết trong chương trình dạy học dẫn đến tình trạng nội dụng chương trình dạy học nhanh bị lạc hậu so với tri thức hiện đại. Mặt khác, nhiều giáo viên không sáng tạo, không thay đổi phương pháp dạy học, phương pháp dạy học mang tính thụ động, chỉ dạy nhiều lý thuyết, ít thực hành mà đặc điểm của đào tạo nghề là thực hành nhiều hơn lý thuyết. Vì vậy, kết quả đào tạo không cao, các học viên chỉ nắm nội dung chung chung, khi làm việc thực tế gặp nhiều lỗi, gây khó khăn trong quá trình đào tạo. Do đó, các cơ sở ĐTN phải đổi mới phương pháp dạy nghề.

3.4. Thực trạng cơ sở vật chất

Các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn thành phố có khoảng 20% số phòng học và 30% số xưởng thực hành là nhà cấp 4. Do một số cơ sở đào tạo nghề được xây dựng từ lâu nên cơ sở vật chất đã xuống cấp, trang thiết bị nghèo nàn. Về trang thiết bị thì chỉ có khoảng 25% số trường được trang thiết bị mới ở mức độ công nghệ khá, tiên tiến, còn lại phần lớn các cơ sở dạy nghề mới chỉ được hỗ trợ trang thiết bị ở trình độ công nghệ trung bình hoặc các thiết bị phục vụ cho thực hành cơ bản. Trang thiết bị dạy nghề ở một số nghề, xưởng thực hành còn thiếu. Tuy nhiên với một số trường đã được đầu tư thì trang thiết bị mua về chậm được sử dụng hoặc không sử dụng hoặc nếu có sử dụng thì hiệu quả thấp, hiệu suất khai thác không cao.

Một số trung tâm dạy nghề chưa được đầu tư về cơ sở vật chất: chưa có trụ sở riêng phải thuê hoặc ở chung với các đơn vị khác, diện tích hẹp, lớp học chủ yếu mở tại các thôn, xã và thuê phòng học tại các thôn, xã nên một số phòng học còn chưa đảm bảo. Trang thiết bị dạy nghề đầu tư ở một số nghề chưa khai thác sử dụng hoặc không sử dụng hết hiệu suất.

Nhìn chung cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề còn thiếu, chưa đáp ứng quy mô và chất lượng đào tạo và thường lạc hậu so với sản xuất, trình độ giáo viên còn hạn chế nên không đảm bảo chất lượng. Trang thiết bị dạy học kém dẫn tới đa số nội dung chương trình, giáo trình đào tạo chưa phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

3.5. Thực trạng chất lƣợng đội ngũ giáo viên

Giáo viên dạy nghề có nhiều đặc thù: vừa phải có trình độ chuyên môn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo tại các cơ sở dạy nghề thuộc thành phố bắc ninh (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)