5. Nội dung của đề tài
4.1.2. Phương hướng của thành phố Bắc Ninh về công tác đào tạo nghề
Đào tạo nghề là một trong những biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần vào sự phát triển của thành phố nói riêng và của Bắc Ninh nói chung.
- Tuyển sinh dạy nghề trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề, ngoài việc thực hiện đảm bảo chỉ tiêu tuyển sinh cần tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy nghề, chú trọng tuyển sinh đào tạo các nghề trọng điểm đã được phê duyệt.
- Đáp ứng cơ bản yêu cầu đào tạo nghề cho học sinh không thi đỗ vào đại học và học sinh không tiếp tục theo học chương trình phổ thông trung học có nhu cầu học nghề.
- Nâng cao năng lực, chất lượng dịch vụ tư vấn đào tạo nghề và việc làm, tăng tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo lên 70-75% vào năm 2020.
- Hỗ trợ .
- Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 54%, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề 39%.
- Phát triển quy mô trên cơ sở đảm bảo các điều kiện đào tạo và khả năng giải quyết việc làm sau đào tạo.
- Xác định số lượng nghề đào tạo, quy mô đào tạo trên cơ sở đảm bảo điều kiện đào tạo của các cơ sở ĐTN
- Trong quá trình đào tạo nghề, hệ thống các cơ sở ĐTN cần phải xây dựng danh mục nghề, tiêu chuẩn, kỹ năng nghề, thiết kế chương trình và tham gia giảng dạy, đánh giá kết quả học tập của người học nghề.
- Chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện.
4.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề tại các cơ sở đào tạo nghề thành phố Bắc Ninh
Để nâng cao chất lượng dạy nghề, trong thời gian tới cần tập trung thực hiện các biện pháp như:
4.2.1. Hoàn thiện hoạt động điều tra nhu cầu người học và người sử dụng lao động lao động
Nhận thức nhu cầu của người học và người sử dụng lao động là xuất phát điểm trong việc nâng cao chất lượng đào tạo. Nhiều cơ sở đào tạo nghề chưa chú trọng hoạt động này và chỉ làm theo yêu cầu khi cần tiến hành tự đánh giá. Điều này dẫn tới việc chương trình đào tạo chưa gắn kết với nhu cầu lao động thực tế. Để nâng cao chất lượng đào tạo, các cơ sở dạy nghề trên địa
bàn thành phố cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu nhu cầu người học và người sử dụng lao động. Các dự báo về nhu cầu cần phải chính xác cả về số lượng và chất lượng người học theo yêu cầu của các doanh nghiệp. Để làm được việc này, các cơ sở đào tạo nghề cần phải thực hiện một số công việc sau:
- Thành lập các tổ chuyên trách trong việc tiếp xúc với doanh nghiệp để tìm hiểu nhu cầu tuyển dụng của họ.
- Liên kết với các doanh nghiệp lớn để đào tạo lao động phục vụ cho các doanh nghiệp đó.
- Trong việc xây dựng nội dung chương trình cần có sự tham gia của các doanh nghiệp sử dụng lao động.
4.2.2. Nâng cao năng lực dạy nghề của đội ngũ giáo viên
Muốn nâng cao chất lượng đào tạo nghề thì trước hết phải nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.Giáo viên là yếu tố có vai trò quyết định hàng đầu đến chất lượng đào tạo, giáo viên dạy nghề trước hết phải yêu nghề mới có thể khuyến khích sự đam mê sáng tạo nghề nghiệp, hỗ trợ cho học viên trong quá trình hình thành nhân cách, tác phong công nghiệp.
Đội ngũ giáo viên giảng dạy tại các cơ sở ĐTN thuộc thành phố Bắc Ninh hiện nay còn hạn chế về tay nghề, kinh nghiệm thực tế sản xuất, vì đa số sau khi tốt nghiệp từ các trường sư phạm kỹ thuật thì chỉ đi dạy tại các trường nghề, họ nghiêng về phía giảng dạy lý thuyết, dạy lại những gì mới học chưa qua thực hành thực tế.
Chính vì vậy để có được đội ngũ giáo viên dạy nghề giỏi thì trước hết phải nâng cao năng lực các trường, các khoa sư phạm kỹ thuật đào tào giáo viên dạy nghề. Chính những trường sư phạm kỹ thuật là những trường cần phải được đầu tư trang thiết bị kỹ thuật dạy nghề mới, đổi mới nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy, các môn học nghiệp vụ sư phạm với chức năng chính là hình thành khả năng tác nghiệp cho giáo viên hiện nay vẫn cung cấp kiến thức lý thuyết là chính.
Đối với những giáo viên đang giảng dạy, cần phải được đào tạo lại và bồi dưỡng định kì ít nhất mỗi năm một lần về phương pháp, kĩ thuật, kĩ năng, công nghệ mới cũng như ngoại ngữ và tin học. Với tốc độ phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ ngày nay, nếu không được cập nhật thường xuyên, kiến thức sẽ nhanh chóng trở thành lạc hậu.
Để bổ sung cho đội ngũ giáo viên dạy nghề còn thiếu, các trường sư phạm kỹ thuật cần đào tạo sư phạm dạy nghề cho các đối tượng đã có chuyên môn kỹ thuật để làm giáo viên dạy nghề, thu hút nghệ nhân, những người có kinh nghiệm và tay nghề cao trong sản xuất làm giáo viên dạy nghề.
Ngoài ra để nâng cao chất lượng giáo viên cần phải xây dựng hệ thống chính sách cho giáo viên, xây dựng cơ chế tuyển chọn, đánh gái giáo viên và quản lý toàn diện các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên.
4.2.3. Tăng cường đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị đối với cơ sở dạy nghề sở dạy nghề
Trong giáo dục nghề nghiệp, các yếu tố nội dung, phương pháp, phương pháp, phương tiện, giáo viên, quản lý…đều có mỗi quan hệ chặt chẽ với nhau và cùng chi phối đến chất lượng đào tạo, trong đó cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề có vai trò quan trọng, không thể thiếu trong quá trình đào tạo, đây cũng là yếu tố cơ bản quyết định việc thi hành nên kỹ năng thực hành nghề. Có tràng thiết bị tốt, giáo viên mới có thể truyền thụ kiến thức cho học viên một cách có hiệu quả, mới có thể áp dụng được phương pháp giảng dạy mà mình mong muốn. Có trang thiết bị tốt, hiện đại mới có thể đảm bảo chất lượng đào tạo, sau khi tốt nghiệp người học có thể đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng lao động, tiếp cận và làm chủ công nghệ sản xuất nơi làm việc một cách hiệu quả.
Nhiều doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã nhập vào nước ta nhiều thiết bị tiên tiến với những công nghệ lần đầu tiên xuất hiện ở nước ta. Các trường dạy nghề của ta chưa có sự chuẩn bị,
thiếu vốn, thiếu cơ chế, chính sách vì vậy không thể và không có khả năng đào tạo ra người lao động có kỹ năng đáp ứng được yêu cầu mới trong sản xuất. Hiện vẫn còn một số cơ sở ĐTN đang sử dụng những máy móc từ thập niên 60- 70 để giảng dạy nhất là ngành cơ khí.
Chính vì vậy việc tăng cường đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bi9j kỹ thuật dạy nghề là rất cần thiết.Để định hướng cho việc đầu tư, các trang thiết bị có thể được phân loại như sau:
- Trang thiết bị cơ bản dung cho các thao tác chuẩn, tay nghề cơ bản - Trang thiết bị chuyên dung, phục vụ cho thực tập nâng cao, thực tập sản xuất, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp.
- Trang thiết bị thí nghiệm, chuyên môn hóa, dung cho học tập nghiên cứu, khai thác tiềm năng khoa học kỹ thuật, sức sáng tạo của học viên, nghiên cứu của giáo viên.
- Trang thiết bị hỗ trợ cho giảng dạy như laptop, máy chiếu…
Các yêu cầu khi lựa chọn đầu tư trang thiết bị dạy nghề:
Để có thể đầu tư trang thiết bị sao cho hiệu quả, trước hết phải làm tốt công tác định hương việc phát triển ngành nghề đào tạo phù hợp với năng lực của các cơ sở ĐTN, sự phát triển kinh tế xã hội của địa bàn và chú trọng những yêu cầu sau:
- Trang thiết bị phải đầy đủ, đồng bộ với cơ sở hạ tầng và đội ngũ cán bộ sử dụng trang thiết bị.
- Trang thiết bị phải phù hợp với ngành nghề, mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo, phù hợp với quy mô phát triển của các cơ sở ĐTN, đảm bảo đạt được mục đích, yêu cầu về kiến thức, kĩ năng của từng môn học.
- Trang thiết bị được đầu tư phải cập nhật được công nghệ mới, thỏa mãn được nhu cầu sản xuất.
- Trang thiết bị phải đảm bảo về mặt chất lượng, loại trừ những thiết bị cũ, lạc hậu, không đảm bảo tính sư phạm trực quan, không đưa học viên đến thực hành kỹ năng.
Trường đào tạ nghề còn phải có các phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn cho từng ngành học, cấp học, phải có thư viện hiện đại, các trung tâm thông tin, mạng internet để hỗ trợ công tác nghiên cứu của giáo viên và tìm hiểu của học viên. Hệ thống sách và tài liệu giáo khoa cho học viên, sách tham khảo, giáo trình, tạp chí chuyên ngành… cho giáo viên cũng cần được trang bị đầy đủ.
4.2.4. Xây dựng chuẩn đầu ra của các chương trình nghề đào tạo phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp và thực tiễn sản xuất với yêu cầu của doanh nghiệp và thực tiễn sản xuất
Chuẩn đầu ra là việc cụ thể hóa mục tiêu đào tạo thành các yêu cầu về năng lực, phẩm chất của HV tốt nghiệp xuất phát từ việc điều tra nhu cầu của xã hội, nhà tuyển dụng, nhà nước và địa phương. Nói cách khác, chuẩn đầu ra là kiến thức, kĩ năng, thái độ, và năng lực phát triển cá nhân, nghề nghiêp mà người thiết kế chương trình kì vọng người học sẽ đạt được sau khi hoàn thành chương trình đào tạo. Thực chất của chuẩn đầu ra chính là mục tiêu đào tạo được định hướng theo nhu cầu sử dụng lao động nói riêng và xã hội nói chung. Các yêu cầu này được diễn giải cụ thể và định lượng được. Về mặt ý nghĩa, chuẩn đầu ra là các tiêu chí CLĐT cụ thể để HV, GV và CBQL cần phấn đấu đạt được nó giúp cho việc xây dựng chương trình đào tạo phù hợp, đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng, thể hiện cam kết về CLĐT của các cơ sở ĐTN đối với khách hàng; là căn cứ cụ thể cho công tác tự đánh giá, kiểm định chất lượng của các cơ sở ĐTN.
Để đảm bảo chuẩn đầu ra của các chương trình nghề đào tạo phù hợp nhu cầu của khách hàng, khi xây dựng chương trình các cơ sở ĐTN cần thiết phải: Bám sát nhu cầu của các doanh nghiệp, cập nhật những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến liên quan đến nghề đào tạo và ý kiến phản hồi từ người sử dụng lao động, HV tốt nghiệp đã đi làm, để cải tiến hoàn thiện chương trình, môn học, mô đun thực hành nghề phù hợp yêu cầu mới của thị trường lao động.
Vì trình độ học vấn của đa số HV ở các cơ sở ĐTN còn hạn chế, động cơ học tập gắn liền với nhu cầu kinh tế - xã hội của địa phương, học là để có việc làm và tăng thu nhập, nên khi thiết kế mục tiêu đào tạo, phải chú trọng đến khả năng lao động nghề nghiệp của họ để lựa chọn cấp độ mục tiêu và thời lượng và mô hình đào tạo cho phù hợp. Thời lượng đào tạo không được quá dài và khả năng có được việc làm sau khi học nghề là tối cần thiết. Cấu trúc chương trình đào tạo theo kiểu tích hợp giữa lí thuyết và thực hành, thậm chí, nhiều khi thực hành phải đi trước một bước. Nên vận dụng mô hình đào tạo theo năng lực thực hiện, vì đây là mô hình thích hợp để tiếp cận đối với lao động có trình độ học vấn hạn chế.
Muốn xây dựng được chuẩn đầu ra đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp và thực tiễn sản xuất, trước tiên phải xác định được mục tiêu, nhiệm vụ phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Để xác định mục tiêu, nhiệm vụ phù hợp, các cơ sở ĐTN phải tiến hành theo trình tự các bước sau:
- Thu thập thông tin xem xét kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các tài liệu điều tra lao động của địa phương. Phối hợp với các phòng chức năng, các trạm, trại trên địa bàn tiến hành khảo sát lập biểu đồ dạy nghề phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của từng từng xã, phường, thị trấn. Xác định ngành nghề đào tạo phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp và thực tiễn sản xuất.
- Bên cạnh các chỉ số thông tin chung về thị trường lao động và việc làm cần thu thập thêm các thông tin về tình hình việc làm và thu nhập của HV tốt nghiệp. Số nhu cầu việc làm ở các doanh nghiệp, yêu cầu về trình độ nghề họ đang cần có liên quan đến nghề mà các cơ sở ĐTN đang đào tạo. Khả năng tiêu thụ sản phẩm và ổn định việc làm tại địa phương của HV tốt nghiệp.
- Các cơ sở ĐTN phải xác định và đưa ra mục tiêu, nhiệm vụ phù hợp với thực tiễn và sứ mạng của các cơ sở ĐTN.
Để đảm bảo chuẩn đầu ra của các chương trình nghề đào tạo phù hợp với nhu cầu khách hàng, các cơ sở ĐTN cần phải tiến hành các bước sau đây:
- Phối hợp với doanh nghiệp xây dựng mục tiêu đào tạo, thiết kế nội dung chương trình, phương thức đào tạo cho phù hợp với nghề, nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp. Khi điều chỉnh chương trình cần đi khảo sát thực tế kết hợp với tham khảo ý kiến của cán bộ kĩ thuật của doanh nghiệp hoặc những nông dân sản xuất giỏi có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong nghề.
- Xây dựng hoặc bổ sung, chỉnh sửa chương trình đào tạo được tiến hành từ việc phân tích nghề, phân tích công việc và hoạt động của người tốt nghiệp trong quá trình hành nghề tại vị trí lao động của họ tại các cơ sở sử dụng nhân lực. Trên cơ sở đó xác định hệ thống kiến thức, kĩ năng và thái độ cần thiết mà nghề đòi hỏi ở họ trong quá trình hành nghề. Trên cơ sở đó xác định mục tiêu và các nội dung cần thiết phải dạy cho học viên để đảm bảo sau khi tốt nghiệp họ có thể đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, thực tiễn sản xuất và thị trường lao động.
Việc xây dựng các chuẩn đầu ra thường gắn với quá trình xây dựng, bổ sung, chỉnh sửa các chương trình đào tạo. Ở các các cơ sở ĐTN thường chỉ dừng lại ở việc bổ sung và chỉnh sửa chương trình đào tạo, hiếm khi tự xây dựng một chương trình đào tạo hoàn toàn mới. Vì thế, các cơ sở ĐTN cần xây dựng và ban hành quy trình bổ sung, chỉnh sửa chương trình đào tạo một cách hiệu quả, thống nhất.
4.2.5. Nâng cao năng lực và chất lượng đào tạo, đổi mới chương trình, nội dung đào tạo tại các trường, trung tâm dạy nghề dung đào tạo tại các trường, trung tâm dạy nghề
Tổ chức hoạt động các nội dung bồi dưỡng giáo viên, xây dựng chương trình, đặt hàng đào tạo nghề theo nhu cầu lao động kỹ thuật của doanh nghiệp. Tiếp tục phát huy tổ chức tốt các phong trào thi giáo viên dạy nghề giỏi, thi tay nghề trẻ, thi thiết bị dạy nghề tự làm ngày càng sâu rộng. Tổ chức các hoạt động phối hợp nhà trường và doanh nghiệp để xây dựng, cập nhật chương trình và hỗ trợ đào tạo kỹ năng nghề.
Đổi mới nội dung giáo trình và phương pháp giảng dạy, khuyến khích dạy nghề theo phương pháp chủ động, gắn lý thuyết với thực tiễn và phù hợp với đặc điểm của từng vùng, từng lĩnh vực. Đa dạng hóa hình thức, phương pháp và cách thức đào tạo, tăng thời lượng giờ thực hành, giảm thời lượng giờ