5. Nội dung của đề tài
1.4.2. Kinh nghiệm về nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao
các cơ sở đào tạo ở một số địa phương
a) Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở Thanh Hóa
Tỉnh Thanh Hóa đã cụ thể hóa đề án 1956 của Chính phủ bằng việc thành lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh để triển khai công việc. Ban chỉ đạo lựa chọn một số huyện điển hình để áp dụng sau đó nhân rộng cho các huyện khác. Đã
có 4 mô hình nâng cao chất lượng đào tạo lao động có hiệu quả được nhân rộng. Thu nhập của người lao động sau đào tạo được nâng cao. Tính đến năm 2015 toàn tỉnh đã có hơn 20 ngàn lao động được đạo tạo.
Để đạt được mục tiêu trên, ngay từ khi nắm được chủ trương của tỉnh, các cơ sở đào tạo nghề đã chủ động xây dựng đề án đầu tư cơ sở vật chất để nâng cao chất lượng đào tạo. Các cơ sở đào tạo cũng tăng cường xã hội hóa để tăng cường nguồn lực, chủ động thay đổi nội dung, chương trình đào tạo theo định hướng của tỉnh.
b) Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở Hưng Yên
Sau 5 năm thực hiện Quyết định 1956/ QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về dạy nghề cho lao động nông thôn, hoạt động dạy nghề ở tỉnh Hưng Yên có những chuyển biến tích cực, mạng lưới đào tạo nghề được mở rộng với 41 cơ sở đào tạo nghề; cơ sở vật chất được tăng cường, công tác đào tạo được đổi mới, thu hút được sự tham gia của nhiều tổ chức, thành phần kinh tế và các tổ chức chính trị- xã hội trong tỉnh.
Các cơ sở đào tạo nghề tỉnh Hưng Yên đã dạy nghề cho gần 17 nghìn người; trong đó, nghề phi nông nghiệp chiếm khoảng 73%, nghề nông nghiệp 27%. Chương trình dạy nghề cho nông thôn đã góp phần tích cực vào sự phát triển sản xuất hàng hóa, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, cơ cấu lao động ở nông thôn Hưng Yên. Kinh nghiệm của Hưng Yên cho thấy cần phải có sự đầu tư tập trung có trọng điểm phù hợp với quy hoạch phát triển của tỉnh. Đẩy mạnh xã hội hóa tại các cơ sở đào tạo nghề và lựa chọn một số cơ sở có uy tín để đầu tư nâng cao năng lực đào tạo. Các cơ sở đào tạo nghề cũng phải chủ động trong việc nắm bắt cơ hội tranh thủ nguồn đầu tư để để nâng cao năng lực và chất lượng đào tạo, đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới.
1.5. Các nhân tố ảnh hƣởng tới chất lƣợng đào tạo nghề
Có nhiều nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo nghề tuy nhiên có thể khái quát một số nhân tố chủ yếu sau đây:
1.5.1. Trình độ và ý thức học tập của người học
Trình độ của người học ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng đào tạo. Nếu người học có tố chất tốt sẽ tiếp thu kiến thức nhanh hơn và dễ dàng nâng cao trình độ bản thân. Người học có ý thức cao sẽ chuyên tâm vào công việc học tập và thu được kết quả cao hơn trong đào tạo. Ngược lại, trình độ đầu vào quá thấp sẽ khó có thể đào tạo người học đạt được trình độ cao. Ngoài ra, người học có ý thức học tập kém sẽ không chuyên tâm vào việc học và kết quả học tập không như mong muốn.
1.5.2. Trình độ của giáo viên
Nếu cơ sở đào tạo có đội ngũ giáo viên có trình độ cao sẽ dễ dàng nâng cao được chất lượng đào tạo. Giáo viên có trình độ cao sẽ đủ kiến thức để cung cấp cho người học và không ngừng phát triển bản thân. Nếu đội ngủ giáo viên yếu kém thì khó có thể nâng cao được chất lượng đào tạo. Hiện nay nhiều cơ sở đào tạo đội ngũ giáo viên còn yếu cả về số lượng cũng như trình độ, kinh nghiệm nên việc thực hiện những mục tiêu đổi mới gặp nhiều khó khăn.
1.5.3. Giáo trình, tài liệu, cơ sở vật chất
Đây là những công cụ quan trọng trong việc hỗ trợ giáo viên truyền kiến thức cho người học. Những cơ sở đào tạo có hệ thống thư viện lớn có số lượng sách phong phú sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo dễ dàng hơn các cơ sở không có đủ cơ sở vật chất. Hệ thống phòng học hiện đại với trang thiết bị tiên tiến sẽ góp phần cải thiện chất lượng đào tạo hiện nay. Các trang thiết bị thực hành thí nghiệm đầy đủ sẽ giúp cho người học tiếp thu kiến thức tốt hơn.
1.5.4. Phương pháp giảng dạy, đào tạo
Mặc dù có đội ngũ giáo viên tốt, cơ sở vật chất đảm bảo nhưng chất lượng đào tạo còn ảnh hưởng bởi phương pháp đào tạo. Hiện nay, nhiều cơ sở đào tạo ở nước ta do đội ngũ còn yếu kém nên phương pháp đào tạo trở nên lỗi thời, lạc hậu, không đạt được yêu cầu của các nhà tuyển dụng đề ra. Phương pháp đào tạo lỗi thời dẫn tới người học sau quá trình đào tạo thường phải được đào tạo lại mới có thể đảm nhiệm được công việc gây nhiều lãng phí cho xã hội.
Chƣơng 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài tập trung vào giải quyết những vấn đề sau đây:
- Thực trạng chất lượng đào tạo tại các cơ sở dạy nghề tại thành phố Bắc Ninh là gì?
- Những yếu tố nào tác động tới chất lượng đào tạo nghề của các cơ sở dạy nghề thuộc thành phố phố Bắc Ninh?
- Những giải pháp nào có thể áp dụng để nâng cao chất lượng đào tạo nghề thành phố Bắc Ninh?
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
Để thu thập thông tin phục vụ cho nghiên cứu đề tài, luận văn sử dụng số liệu thứ cấp và sơ cấp.
* Đối với số liệu thứ cấp: Được thu thập trên cơ sở tài liệu, báo cáo, trang web, các công trình nghiên cứu có liên quan, các báo cáo của các cơ quan có liên quan đến chất lượng đào tạo nghề.
* Đối với số liệu sơ cấp: Thông tin sơ cấp được thu thập từ phiếu điều tra. Trong đó đối tượng nghiên cứu là cán bộ quản lý và giáo viên cơ hữu tại các cơ sở dạy nghề, học viên đang theo học, học viên đã tốt nghiệp.
2.2.2. Mẫu điều tra
Tổng số học sinh sinh viên tại các trung tâm dạy nghề của thành phố Bắc Ninh khoảng 15000 người. Quy mô mẫu được xác định theo công thức sau đây:
Cỡ mẫu được xác định theo công thức sau:
Trong đó: N là số lượng học viên n là cỡ mẫu
e là mức sai số cho phép trong trường hợp này là 5%. Như vậy ta tính được mẫu nghiên cứu là 355.
Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu, luận văn cũng sử dụng phương pháp điều tra điển hình ở một số đơn vị để củng cố thêm thông tin các kết luận đưa ra. Ngoài đối tượng người học luận văn tiến hành khảo sát các đối tượng khác bao gồm:
- Khảo sát 1: Khảo sát CBQL và GV cơ hữu ở TTDN công lập.
- Khảo sát 2: Khảo sát các HV hiện đang học các lớp sơ cấp nghề ở các CSĐTN.
- Khảo sát 3: Khảo sát HV tốt nghiệp các lớp sơ cấp nghề từ các CSĐTN. - Khảo sát 4: Các CBQL ở các doanh nghiệp và cán bộ chính quyền địa phương và đoàn thể nơi HV tốt nghiệp từ các CSĐTN đang làm việc.
Số lượng điều tra tùy theo thực tế đơn vị được khảo sát của cán bộ quản lý, giảng viên được chọn phù hợp với số lượng cán bộ công nhân viên của nhà trường.
2.2.3. Dự kiến phương pháp phân tích dữ liệu
- Phương pháp thống kê mô tả: Thống kê mô tả cho phép trình bày dữ liệu theo hướng kết cấu và tổng kết. Trong nghiên cứu này, phương pháp thống kê mô tả được dùng để mô tả dữ liệu dưới dạng tần số, tỷ lệ, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn. Từ thông tin mô tả để đưa ra kết luận về thực trạng chất lượng đào tạo của các cơ sở dạy nghề trên địa bàn thành phố Bắc Ninh.
- Phương pháp so sánh: Sau khi thu thập số liệu, phương pháp so sánh được áp dụng để đánh giá các chỉ tiêu nghiên cứu, từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá thông qua kết quả tổng hợp để củng cố thêm các kết luận về đối tượng nghiên cứu.
2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu
Để đánh giá được chất lượng đào tạo nghề tại các cơ sở trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, luận văn sử dụng hệ thống các chỉ tiêu sau:
* Chỉ tiêu đánh giá chất lượng đào tạo
Để đánh giá chất lượng đào tạo, luận văn sử dụng chỉ tiêu định tính trong đó tham khảo ý kiến của người học, nhà quản lý và giáo viên về chất lượng đào tạo nghề tại các cơ sở dạy nghề trên địa bàn thành phố Bắc Ninh. Theo đó người được hỏi sẽ đánh giá sẽ trả lời theo ba mức:
1- Đáp ứng tốt yêu cầu. 2- Chấp nhận được.
3- Còn thấp so với yêu cầu.
Chất lượng đào tạo còn được đánh giá qua việc khảo sát đổi mới phương pháp và nội dung đào tạo. Theo đó người được hỏi sẽ đánh giá về nhận thức mức độ cần thiết của yếu tố về đổi mới phương pháp và nội dung đào tạo đối với chất lượng đào tạo và đánh giá mức độ thực hiện.
* Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới chất lượng đào tạo
Để đánh giá ảnh hưởng các yếu tố tới chất lượng đào tạo, luận văn sử dụng câu hỏi điều tra nhà quản lý, cán bộ giảng dạy, học viên về các mặt: Khung chương trình và nội dung bài giảng, Phương pháp giảng dạy, Giáo trình, tài liệu và cơ sở vật chất, Công tác tổ chức quản lý, Trình độ đầu vào và ý thức học tập của học viên, Trình độ, kinh nghiệm thực tế, tay nghề của giáo viên.
Sau khi đánh giá chất lượng đào tạo, luận văn đi sâu phân tích hoạt động quản lý đào tạo, trong đó điều tra thông tin liên quan đến các mặt hoạt động: Điều tra nhu cầu người học, người sử dụng lao động; Việc thiết kế chương trình và nội dung giảng dạy; Công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động giảng dạy; Công tác đảm bảo chất lượng; Các hoạt động cải tiến.
Các ý kiến đánh giá được chia theo các mức độ từ 1 đến 4:
- Mức 1: Rất phù hợp; Rất tốt; Rất đầy đủ; Rất hài lòng; Rất quan trọng; - Mức 2: Phù hợp; Tốt; Đầy đủ; Hài lòng; Quan trọng;
- Mức 4: Không phù hợp; Không tốt; Không đầy đủ; Không hài lòng; Không quan trọng.
Nội dung khảo sát bao gồm:
- Tính đầy đủ và công khai chương trình các nghề của các cơ sở ĐTN đang đào tạo nghề.
- Mức độ cụ thể hóa chương trình đào tạo thành các mô đun giảng dạy. - Mức độ tham gia của GV trong việc đề xuất chỉnh sửa và xây dựng chương trình.
- Phối hợp với doanh nghiệp xây dựng chương trình. - Định kì cập nhật, bổ sung điều chỉnh chương trình.
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO TẠI CÁC CƠ SỞ DẠY NGHỀ THÀNH PHỐ BẮC NINH
3.1. Tổng quan chung về thành phố Bắc Ninh
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên và xã hội của thành phố Bắc Ninh
- , là
một trong những vùng đất cổ của Việt Nam, nơi sản sinh ra nền văn hoá Quan họ đặc sắc, chiếc nôi của nền văn minh lúa nước Đại Việt. Trải qua bao biến động của lịch sử, cho đến nay, nơi đây vẫn còn lưu giữ nhiều dấu tích của vùng đất đã từng một thời là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của người Việt cổ.
được
.
6
.
, có diện tích tự nhiên: 26,34km2; Dân số: trên 115 nghìn người; với 10 đơn vị hành chính gồm 9 phường và 1 xã; Với vị trí thuận lợi, là đầu mối giao thông của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, có tiềm năng về thương mại dịch vụ, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
-
-kinh t -
. - Ngày 26 tháng 1 năm 2006, thủ tướng Chính phủ đã quyết định nâng cấp thị xã Bắc Ninh lên thành thành phố trực thuộc tỉnh với hệ thống hành chính lúc đó gồm 9 phường Đáp Cầu, Thị Cầu, Vũ Ninh, Suối Hoa, Tiền An, Ninh Xá, Vệ An, Kinh Bắc, Đại Phúc và 1 xã Võ Cường, tổng diện tích 23,34 km2 và dân số 121.028 người.
- Ngày 9 tháng 4 năm 2007 thực hiện Nghị định số 60/2007/NĐ - CP của Chính phủ, thành phố mở rộng không gian, sáp nhập 09 xã về địa bàn thành phố với tổng diện tích là 82,6 km2, dân số trên 170 nghìn người, số đơn vị hành chính thuộc Thành phố lên 19 xã, phường với 108 thôn, khu phố, trên 200 tổ chức cơ sở Đảng và Đảng bộ trực thuộc.
- Ngày 5 tháng 2 năm 2010, Nghị quyết số 06/NQ-CP đã thành lập các phường Vân Dương, Vạn An, Hạp Lĩnh từ các xã có tên tương ứng, điều chỉnh hành chính thành phố Bắc Ninh thành 13 phường và 6 xã.
30 Km,
, cách thành phố Bắc Giang 20 km về phía Đông Bắc, cách sân bay quốc tế Nội Bài 45 km và cách Hải Phòng 110 km. Phía Bắc giáp huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang; phía Đông giáp huyện Quế Võ, phía Nam giáp huyện Tiên Du, phía Tây giáp huyện Yên Phong, là đầu mối giao thông của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, có tiềm năng về thương mại dịch vụ, công nghiệp - TTCN và truyền thống văn hoá lâu đời.
Một trong những nét văn hiến đặc sắc của xứ Kinh Bắc - Bắc Ninh đó là truyền thống khoa bảng nổi danh và có nhiều đình chùa, lễ hội dân gian.
Văn miếu Bắc Ninh tại phường Đại Phúc được biết đến là một di tích lịch sử quan trọng của thành phố, của tỉnh nói riêng và cả nước nói chung, vinh danh 677 vị tiến sĩ từ thời Lý đến hết thời Nguy
),
).
Ninh có điều kiện quy hoạch, xây dựng đô thị bài bản theo hướng hiện đại, phát triển tiềm năng về thương mại dịch vụ, công nghiệp -
, hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị được đầu tư tương đối hoàn chỉ
.
3.1.2. Nhu cầu nhân lực qua đào tạo của tỉnh Bắc Ninh
Kể từ sau khi được thành lập, tỉnh Bắc Ninh đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm thu hút vốn đầu tư trên địa bàn của tỉnh. Hiện nay, tỉnh là một trong những địa phương có lượng vốn đầu tư lớn nhất cả nước. Các dự án đầu tư tăng lên kèm theo đó là nhu cầu nhân lực cho các dự án cũng rất lớn. Năm 2003, khi số doanh nghiệp trong các KCN đi vào hoạt động chưa nhiều mới thu hút được 2.931 lao động, trong đó chủ yếu là lao động địa phương. Đến hết năm 2007, các KCN đã giải quyết việc làm cho 19.476 lao động, trong đó lao động địa phương chiếm 42,4%. Tốc độ tăng trưởng lao động làm việc bình quân giai đoạn 2003-2007 là 64,68%. Đến nay, các KCN đã tạo việc làm cho gần 146.900 lao động, lao động địa phương chiếm tỷ trọng 33,1%, tốc độ tăng trưởng về số lượng lao động bình quân giai đoạn 2008-2013 là 40,4%.
Cùng với việc tăng thu nhập, bảo đảm cuộc sống, người lao động còn được đào tạo, nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của các KCN là 100% do khi tuyển dụng một bộ phận lao động đã được đào tạo và bộ phận lao động tốt nghiệp phổ thông được doanh nghiệp đào tạo tay nghề sau khi tuyển dụng. Hiện tỷ lệ lao động của các KCN chiếm gần 20% nguồn lao động toàn tỉnh, tương đương tỷ lệ lao động có tay nghề do các KCN cung cấp đạt gần 20% tổng số lao động toàn tỉnh. Dự kiến đến năm 2020 tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của các KCN sẽ