ĐVT:%
Các yếu tố và đối tƣợng đánh giá Mức đánh giá
Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4
Nghề đào tạo đáp ứng nhu cầu học nghề của người
lao động ở địa phương
Lãnh đạo CSĐTN 30.0 60.0 10.0 0 Cán bộ quản lý 17.9 44.6 33.9 3.6 Giáo viên 17.4 53.2 35.1 4.3 Cán bộ doanh nghiệp 26.3 41.4 26.3 6.0 Cán bộ địa phương 5.8 40.7 45.4 8.1 Học viên đang học 4.3 38.6 37.1 20.0 Học viên tốt nghiệp 10.3 35.9 59.0 12.8 Khả năng ổn định việc làm của HV sau tốt nghiệp
Lãnh đạo CSĐTN 10.0 70.0 20.0 0 Cán bộ quản lý 10.7 42.9 37.5 8.9 Giáo viên 15.2 42.4 37.0 5.4 Cán bộ doanh nghiệp 8.1 39.5 38.4 14.0 Cán bộ địa phương 21.4 58.6 17.1 2.9 Góp phần chuyển dịch cơ
cấu lao động và phát triển nhân lực ở địa phương
Lãnh đạo CSĐTN 7.7 42.9 32.7 16.7 Cán bộ quản lý 40,0 50.0 10.0 0 Giáo viên 35.7 51.8 10.7 1.8 Cán bộ địa phương 37.0 42.6 18.2 2.2 Thu hút ngày càng nhiều
CBQL, GV vào làm việc tại các cơ sở ĐTN Lãnh đạo CSĐTN 41.0 43.6 15.4 0 Cán bộ quản lý 0 40.0 60.0 0 Giáo viên 1.8 34.6 48.2 15.4 Cán bộ địa phương 0 37.0 58.7 4.3 Đáp ứng nhu cầu tuyển
dụng nhân lực có chất lượng cho các doanh nghiệp
Lãnh đạo CSĐTN 0 41.0 58.6 17.1 Cán bộ quản lý 10.0 20.0 70.0 0
Giáo viên 1.8 32.9 56.0 8.9
Kết quả thu được từ bảng 3.11 cho thấy đa số lãnh đạo, CBQL, GV và cán bộ địa phương đánh giá công tác ĐTN ở các cơ sở ĐTN đã góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu lao động và phát triển nhân lực ở địa phương. Tuy nhiên, cũng có nhiều lãnh đạo, CBQL, GV và cán bộ doanh nghiệp đánh giá ĐTN ở các cơ sở ĐTN chưa thật sự đáp ứng nhu cầu tuyển dụng nhân lực có chất lượng cho các doanh nghiệp; nhiều lãnh đạo, CBQL và GV cũng đã công nhận rằng các cơ sở ĐTN chưa thật sự trở thành nơi thu hút CBQL, GV vào làm việc.
Kết quả ở bảng 3.11 cũng cho thấy chưa có sự nhất quán trong đánh giá về sự phù hợp của nghề đào tạo đối với nhu cầu học nghề của người lao động ở địa phương và khả năng ổn định việc làm của HV sau tốt nghiệp.
Đa số lãnh đạo các cơ sở ĐTN, CBQL, GV và HV đang học cho rằng nghề đào tạo của các cơ sở ĐTN là phù hợp với nhu cầu học nghề của người lao động ở địa phương. Trong khi đó nhiều HV tốt nghiệp, cán bộ doanh nghiệp và cán bộ địa phương không đồng ý với đánh giá này.
Sự chênh lệch này có thể xuất phát từ nhận thức về nghề đào tạo cho lao động ở địa phương chưa đồng nhất: Lãnh đạo, CBQL, GV các cơ sở ĐTN dựa vào định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. và năng lực hiện có của các cơ sở ĐTN để lựa chọn ngành nghề; Cán bộ doanh nghiệp thì xuất phát từ sản phẩm, dịch vụ sản xuất của mình để đánh giá; Cán bộ địa phương thì căn cứ vào tình hình dân trí và đặc điểm kinh tế đặc thù của địa phương để đánh giá; HV thì theo cảm tính hoặc là không đăng kí học nghề hoặc có thì lựa chọn ngành nghề học chưa phù hợp với trình độ, năng lực, sở trường của mình.
Mặt khác, một số nghề hiện nay không phải là không phù hợp, nhưng chưa thu hút được HV vì thời gian đào tạo quá ngắn, sau khi học xong khóa
học HV chưa có thu nhập cao và ổn định. Một số nghề nếu áp dụng tại địa phương này là phù hợp, nhưng đem áp dụng cho địa phương khác lại không phù hợp và nhu cầu học nghề và thị trường lao động sẽ thay đổi theo thời gian.
Nếu theo quan điểm tuyệt đối: chất lượng là đáp ứng mục tiêu đào tạo của các cơ sở ĐTN đề ra thì lãnh đạo và CBQL đúng. Nhưng theo quan điểm tương đối: chất lượng "là sự thỏa mãn nhu cầu của khách hàng" thì với tỉ lệ 90% lãnh đạo, CBQL, GV cho rằng nghề đào tạo của các cơ sở ĐTN là phù hợp với nhu cầu học nghề của người lao động ở địa phương là khá chủ quan. Phải nhìn nhận một cách khách quan rằng hiện nay nghề đào tạo của các cơ sở ĐTN chưa thật sự đáp ứng được nhu cầu học nghề đa dạng của người lao động ở địa phương.
Nhiều lãnh đạo các cơ sở ĐTN, CBQL, GV và cán bộ doanh nghiệp cho rằng HV sẽ có khả năng ổn định việc làm sau tốt nghiệp. Trong khi đó nhiều HV tốt nghiệp và cán bộ địa phương không đồng ý với ý kiến đánh giá HV sẽ có khả năng ổn định việc làm sau tốt nghiệp.
Sự khác biệt này là do nhận thức về việc làm và ổn định việc làm của đối tượng đánh giá. Lãnh đạo, CBQL, GV có thể theo dõi toàn diện kết quả ổn định việc làm của toàn trung tâm; Các cán bộ doanh nghiệp thường có yêu cầu tuyển dụng lao động rất cao, sẵn sàng nhận và bố trí việc làm cho HV tốt nghiệp. Trong khâu tuyển sinh đầu vào các HV đã được tư vấn kĩ, bên cạnh đó nhiều cơ sở ĐTN đã ký hợp đồng với doanh nghiệp, nên khi ra trường các HV đã được các doanh nghiệp trên nhận vào làm việc. Trong khi đó, cán bộ địa phương chỉ theo dõi được số HV ổn định việc làm tại chỗ, mà đối với ngành phi nông nghiệp, nông nghiệp, điều kiện giải quyết việc làm còn nhiều bấp bênh. Như vậy có thể xác định khả năng ổn định việc làm tại chỗ cho HV sau tốt nghiệp còn gặp nhiều khó khăn.
3.9. Những kết quả đạt đƣợc, những tồn tại hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế đó
3.9.1. Những kết quả đạt được
Qua quá trình đào tạo nghề, các cơ sở ĐTN trên địa bàn thành phố Bắc Ninh đã đạt một số thành tựu:
- Được sự quan tâm chỉ đạo của tỉnh, thành phố và các cơ quan ban ngành liên quan về công tác dạy nghề.
- Công tác tuyển sinh được coi trọng, nhiều biện pháp được áp dụng nên một số trường công lập vẫn tuyển sinh đủ học sinh đầu vào. Hoạt động liên kết đào tạo được phát triển, nhiều lớp đã được mở trong địa bàn thành phố.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị được tăng cường.
- Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề nhiệt tình, có kinh nhiệm, luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm và được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
- Các hoạt động: Tuyên truyền tư vấn học nghề, phát triển chương trình giáo trình, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc dạy và học, hoạt động tổ chức thi tay nghề các cấp, hội giảng các cấp góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề.
- Phần lớn học sinh cao đẳng nghề, trung cấp nghề được bố trí thực tập tại các doanh nghiệp lớn nên chất lượng tay nghề được đảm bảo.
- Đào tạo nghề cho lao động đã góp phần rất lớn trong việc chuyển đổi cơ cấu lao động, giải quyết việc làm tại chỗ, cung cấp lao động cho các doanh nghiệp, tạo thêm nghề mới, phát triển kinh tế và tăng thu nhập cho gia đình, ổn định an ninh chính trị tại địa phương, góp phần thực hiện chủ trương công nghiệp hoá, hiện đại hoá của thành phố cũng như tỉnh Bắc Ninh.