Ngân hàng Phát triển Hải Dƣơng
Từ khi thành lập đến nay, Chi nhánh đã triển khai thực hiện tốt công tác đào tạo và đạt được nhiều kết quả đáng trân trọng. Chi nhánh đã chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch cụ thể, thường xuyên hàng tuần, hàng tháng để phổ biến kiến thức, trao đổi nghiệp vụ chuyên môn trong nội bộ cơ quan. Đặc biệt Chi nhánh đã tổ chức học tập và luyện thi để chọn những cán bộ giỏi tham gia cuộc thi cán bộ ngân hàng giỏi toàn ngành đạt kết quả tốt. Chi nhánh đã cử cán bộ tham gia các khoá đào tạo tiền viên chức, quản lý nhà nước, đại học, sau đại học, lý luận chính trị…; tổ chức cho cán bộ tham gia các buổi tập huấn nghiệp vụ do Ngân hàng Phát triển Việt Nam và các đơn vị khác tổ chức, góp phần đào tạo được số lượng cán bộ đáng kể, có trình độ và năng lực công tác, giúp cán bộ nâng cao nhận thức và kỹ năng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Mặc dù trong quá trình tổ chức thực hiện, công tác đào tạo còn
một số vấn đề bất cập cần phải đổi mới, khắc phục và hoàn thiện, nhưng có thể nói, những năm qua, công tác đào tạo của Chi nhánh đã tiến một bước dài, góp phần quan trọng vào thành công của Chi nhánh cả về quy mô và chất lượng, xứng tầm với một ngân hàng chuyên nghiệp của Chính phủ.
Kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức tại Chi nhánh từ khi thành lập đến nay được thể hiện cụ thể như sau:
Bảng 2.2: Kết quả đào tạo tại Chi nhánh từ năm 2006 đến năm 2013 TT Loại hình đào tạo,
bồi dƣỡng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
1 Đào tạo trên đại học (lượt người)
3 4 4 6 5 5 5 5
2 Đào tạo đại học (lượt người) 2 1 3 0 0 2 2 1 3 Quản lý nhà nước (lượt người) 5 3 4 0 0 0 1 2 4 Lý luận chính trị (lượt người) 1 1 3 2 1 1 1 5 Tập huấn do VDB và các cơ quan tổ chức (lượt người) 24 20 19 19 16 20 22 24 6 Tỷ lệ đạt yêu cầu (%) 100 100 100 100 100 100 100 100 7 Tỷ lệ khá, giỏi (%) 40,2 48,6 51,2 54,7 60,5 59,0 61,9 64,5 8 Tập huấn do Chi nhánh tự tổ chức hàng tuần (người) 24 24 24 25 26 25 26 26 9 Tổng kinh phí đào tạo, không gồm kinh
phí tập huấn do VDB tổ chức (triệu đồng) 10 Chi phí đào tạo bình
quân (tr.đồng/người)
0,60 0,63 0,81 0,61 0,65 0,73 0,88 0,88
Nguồn: Báo cáo kết quả đào tạo năm 2006 đến năm 2013 của Chi nhánh
Bảng trên cho thấy Chi nhánh đã rất quan tâm, chú trọng đến công tác đào tạo cả về số lượng và chất lượng. Về số lượng, ngoài 100% cán bộ chuyên môn tự học tập nghiệp vụ tại cơ quan hàng tuần, số lượt người được cử đi đào tạo tập trung và tham gia tập huấn do Ngân hàng Phát triển Việt Nam và các cơ quan tổ chức hàng năm khá lớn. Biểu đồ sau thể hiện số lượt người được cử đi đào tạo, tập huấn từ khi Chi nhánh thành lập đến nay:
Biểu đồ 2.1. Số lƣợt ngƣời Chi nhánh cử đi đào tạo từ năm 2006-2013
Nguồn: Báo cáo kết quả đào tạo năm 2006 đến năm 2013 của Chi nhánh
Bên cạnh đó, chất lượng đào tạo cũng dần được nâng lên, thể hiện qua tỷ lệ cán bộ tập huấn đạt yêu cầu luôn là 100% và tỷ lệ cán bộ khá, giỏi có xu
hướng tăng qua các năm. Tỷ lệ khá, giỏi năm 2006 của Chi nhánh là 40,2%, đến năm 2013 tăng lên 64,5%. Chính sách hỗ trợ, khuyến khích cán bộ có thành tích học tập tốt như được lên lương trước thời hạn, chỉ đạt danh hiệu lao động tiên tiến khi có kết quả học tập đạt loại khá, giỏi trở lên … đã kích thích, tạo động lực cho cán bộ, viên chức tích cực học tập hơn. Đồ thị tỷ lệ cán bộ tập huấn đạt khá, giỏi trên tổng số cán bộ tham gia hàng năm, từ khi thành lập đến nay cho thấy xu hướng tăng dần như sau:
Đồ thị 2.1. Tỷ lệ cán bộ đạt khá, giỏi trên tổng số cán bộ đƣợc Chi nhánh cử đi đào tạo từ năm 2006-2013
Nguồn: Báo cáo kết quả đào tạo năm 2006 đến năm 2013 của Chi nhánh
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, đối tượng cán bộ tham gia đào tạo tập trung do Ngân hàng Phát triển Việt Nam và các cơ quan tổ chức chủ yếu là lãnh đạo cấp phòng của Chi nhánh, phần lớn các chuyên viên chưa được quan tâm tham gia để nâng cao kiến thức cơ bản và thực tế; kinh phí dành cho đào tạo còn hạn chế, mỗi năm trung bình một cán bộ chỉ được khoảng tám trăm ngàn đồng cho việc tự đào tạo tại Chi nhánh.
triển Hải Dương được thể hiện rõ hơn khi đi sâu phân tích mức độ đáp ứng yêu cầu công việc, năng lực nhận thức của người học và hiệu quả kinh tế chung của Chi nhánh.
2.3.1. Đáp ứng yêu cầu công việc
Hàng năm, khá nhiều cán bộ viên chức được tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ và kỹ năng nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ, viên chức Chi nhánh. Đội ngũ cán bộ, viên chức sau khi tham dự các chương trình đào tạo đã được bổ sung kiến thức mới, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, công tác quản lý nhà nước và đáp ứng được nhu cầu công việc, không có ai không đáp ứng được nhu cầu công việc. Các cán bộ được đi tập huấn tập trung thường tập huấn lại cho cán bộ Chi nhánh để việc triển khai nhiệm vụ đạt hiệu quả hơn.
2.3.2. Năng lực nhận thức của người học
Đa số cán bộ viên chức được tập huấn đều nâng cao nhận thức, tỷ lệ đạt kết quả khá, giỏi ngày càng tăng. Kỹ năng giao tiếp cải thiện rõ rệt, việc trao đổi và tiếp nhận thông tin được mạch lạc, thông suốt giữa các đồng nghiệp, các cấp với nhau.
Việc tự học tại Chi nhánh được các cán bộ, viên chức hưởng ứng nhiệt tình, tự giác. Mọi người tích cực chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức qua các tình huống thực tế, thường xuyên cập nhật các văn bản quy định về chế độ, chính sách mới… từ đó nâng cao năng lực nhận thức cho người học một cách tự nhiên và hiệu quả.
2.3.3. Năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế chung của Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Hải Dương Ngân hàng Phát triển Hải Dương
2.3.3.1. Năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế
Năng suất , chất lượng và hiê ̣u quả kinh tế của Ch i nhánh là mục tiêu hoạt động, đồng thời cũng là thước đo chính xác nhất về hiệu quả của công
tác đào tạo nhân lực tại Chi nhánh. Từ khi thành lập đến nay, với sự cố gắng thường xuyên, liên tục của toàn thể cán bộ, viên chức, Ban lãnh đạo Chi nhánh và sự ủng hộ, giúp đỡ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương và các Sở, ngành có liên quan, kết quả hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Hải Dương tăng nhanh qua các năm cả về quy mô và chất lượng. Điều đó được biểu hiện rõ nét qua một số chỉ tiêu cơ bản như sau:
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động của Chi nhánh từ năm 2006 đến 2013
ĐVT: tỷ đồng TT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1 Huy động vốn 50 46 49 62 77 62 35 37
2 Tổng dư nơ ̣ 6.871 7.627 7.716 7.347 7.226 7.966 9.291 9.533
3 Tỷ lệ nghiệp vụ sai sót (%) 0,15 0,14 0,12 0,12 0,10 0,10 0,11 0,09 4 Tỷ lệ khách hàng khiếu nại (%) 0 0 0 0 0 0 0 0
5 Chênh lệch thu - chi 49 57 74 81 69 75 80 81
6 Số lao động bình
quân (người)
31 34 36 35 38 38 38 39
7 Chênh lệch thu chi
bình quân/người 1,58 1,68 2,05 2,31 1,81 1,97 2,26 2,07 8 Tổng quỹ tiền lương 1,19 1,34 1,97 3,10 3,41 4,00 4,64 4,32 9 Thu nhập bình quân
(triệu đồng/ người/tháng)
Bảng số liệu trên cho thấy, về quy mô, Chi nhánh có sự tăng trưởng mạnh, phản ánh qua các chỉ tiêu: Tổng dư nợ các hoạt động nghiệp vụ (tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu và ODA) tăng từ 6.871 tỷ đồng năm 2006 lên 9.533 tỷ đồng năm 2013; Chênh lệch thu trừ chi tăng từ 49 tỷ đồng năm 2006 lên 81 tỷ đồng năm 2013; Tổng quỹ tiền lương tăng đáng kể trong khi số lao đô ̣ng bình quân tăng rất ít , dẫn đến thu nhâ ̣p bình quân của người lao đô ̣ng tăng từ 3,2 triê ̣u đồng/người/tháng năm 2006 lên 9,23 triê ̣u đồng/người/tháng năm 2013. Riêng chỉ tiêu Huy đô ̣ng vốn của Chi nhánh giảm do những năm gần đây Ngân hàng Phát triển Viê ̣t Nam thực hiê ̣n chính sách huy đô ̣ng vốn tâ ̣p trung tại một đầu mối là Hội sở chính. Biểu đồ tổng dư nợ từ khi thành lập đến nay cho biết sự tăng trưởng về quy mô của Chi nhánh giai đoạn năm 2006-2013:
Biểu đồ 2.2. Tổng dƣ nợ của Chi nhánh từ năm 2006-2013
Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2006 đến 2013 của Chi nhánh
Về chất lượng, hoạt động của Chi nhánh liên tục tăng, thể hiện tỷ lệ nghiệp vụ sai sót giảm đáng kể qua các năm, tỷ lệ khách hàng khiếu nại luôn bằng 0%. Nhờ hoạt động hiệu quả, Chi nhánh có điều kiện quan tâm đến người lao động, thể hiện qua chỉ tiêu thu nhập bình quân của lao động không ngừng tăng lên. Đồ thị tỷ lệ nghiệp vụ sai sót từ năm 2006 đến năm 2013 phản ánh chất lượng hoạt động của chi nhánh như sau:
Đồ thị 2.2. Tỷ lệ nghiệp vụ sai sót từ năm 2006-2013
Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2006 đến 2013 của Chi nhánh
Đồ thị tỷ lệ nghiệp vụ sai sót có xu hướng giảm dần, thể hiện thành công của Chi nhánh trong quá trình tiến tới một ngân hàng chuyên nghiệp và phát triển bền vững.
2.3.3.2. Đánh giá kết quả đạt được
Từ khi thành lập đến nay Chi nhánh đã triển khai toàn diện mọi nhiệm vụ được giao, giữ vững được vị thế của một ngân hàng chính sách có quy mô
vốn lớn với tổng dư nợ tại thời điểm 31/12/2013 là 9.533 tỷ đồng, cao nhất trong số các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Chi nhánh hoàn thành kế hoạch được giao ở đa số các chỉ tiêu, góp phần tăng trưởng kinh tế, thực hiện chính sách an sinh xã hội trên địa bàn. Các quy chế, quy trình cũng như các văn bản hướng dẫn của Nhà nước và của ngành luôn được chấp hành nghiêm chỉnh. Theo kết luận của các đoàn kiểm tra của Thanh tra Chính phủ, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, thanh tra Ngân hàng Nhà nước Hải Dương, Kiểm toán nhà nước, Kiểm toán độc lập…, từ khi thành lâ ̣p đến nay Chi nhánh không có sai sót nghiêm trọng về nghiệp vụ, không có khiếu nại của khách hàng. Cán bộ Chi nhánh luôn đoàn kết, thống nhất, sẵn sàng tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, tạo cơ sở quan trọng cho việc thực hiện thành công nhiệm vụ được giao. Công tác đoàn thể được chú trọng và thực hiện tốt như phong trào văn nghệ, thể thao, công tác tình nghĩa, ủng hộ đồng bào bị thiên tai, bão lụt, thực hiện Nghị quyết 30a của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo (Cán bộ và viên chức của Ngân hàng Phát triển Việt Nam tự nguyê ̣n nhâ ̣n hỗ trợ ba huyện Bắc Hà, Mường Khương và Simacai của tỉnh Lào Cai).
Hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Hải Dương trong những năm qua liên tục phát triển cả về số lượng, chất lượng và hiệu quả, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương, tạo ra năng lực sản xuất mới, tăng tích luỹ cho doanh nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động Hải Dương theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu, tăng thu ngân sách, hỗ trợ tích cực cho phát triển kinh tế của tỉnh. Thực tế cho thấy, đó là kết quả từ sự nỗ lực, tích cực về nhiều mặt của Ban Lãnh đạo và cán bộ, viên chức Chi nhánh, trong đó công tác đào tạo nguồn nhân lực đã góp phần hết sức quan trọng vào sự thành công và phát triển của Chi nhánh Ngân hàng Phát
triển Hải Dương.
2.4. Những tồn tại và nguyên nhân ảnh hƣởng đến chất lƣợng công tác đào tạo tại Chi nhánh
2.4.1. Những tồn tại trong công tác đào tạo
Công tác đào tạo của Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Hải Dương trong thời gian qua đã thu được một số kết quả đáng kể, tuy nhiên, đào tạo là một quá trình được duy trì thường xuyên, liên tục chứ không gián đoạn. Nên việc thường xuyên tiến hành đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng cho cán bộ, viên chức là rất quan trọng và cần thiết. Để việc đào tạo có hiệu quả hơn, người lãnh đạo phải thường xuyên đánh giá các đợt đào tạo trước, thấy được những vấn đề tồn tại và nguyên nhân ảnh hưởng, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho đợt đào tạo sau chất lượng hơn. Thực tế cho thấy công tác đào tạo những năm qua tại Chi nhánh còn một số tồn tại như sau:
2.4.1.1. Chưa xây dựng được chiến lược đào tạo phù hợp với tầm nhìn, mục tiêu của Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Kế hoạch đào tạo của Chi nhánh thời gian qua chỉ là kế hoạch đào tạo hàng năm, tập trung giải quyết nhu cầu trước mắt. Chưa xây dựng được một chiến lược đào tạo, bồi dưỡng cán bộ viên chức một cách lâu dài đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ của Chi nhánh trong giai đoạn mới. Thực tế cho thấy các tổ chức không thể có được sự thành công lâu dài, bền vững nếu như không có chiến lược đúng đắn.
2.4.1.2. Xác định nhu cầu đào tạo chưa chính xác
Khi lập kế hoạch đào tạo, Chi nhánh đã cố gắng thực hiện một cách khá cẩn thận, tuy nhiên chưa phân tích kỹ nhu cầu công việc nên chưa chỉ ra được chính xác: ai, khi nào, cần đào tạo cái gì. Mặt khác, đối tượng tham gia các khoá đào tạo tập trung (do Ngân hàng Phát triển Việt Nam và các tổ chức thực hiện) chủ yếu là lãnh đạo cấp phòng, phần lớn các chuyên viên, những
người trực tiếp thực hiện công việc, chưa được tham gia để nâng cao kiến thức cơ bản và thực tế.
2.4.1.3. Việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo còn nhiều bất cập
Ngân hàng Phát triển Việt Nam thường phê duyệt kế hoạch đào tạo chậm, khoảng cuối quý II, nên các khoá đào tạo thường tập trung vào quý III và quý IV, có lúc vào thời điểm cuối năm, khi đó Chi nhánh phải tập trung cho công tác chuyên môn (giải ngân, thu nợ…) nên hiệu quả đào tạo không cao.
Chưa xây dựng được hệ thống chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ toàn diện, phù hợp với tiêu chuẩn chức danh cán bộ viên chức.
Nhiều khi chưa chủ động trong việc liên hệ mời giảng viên cho các khoá học, đội ngũ giảng viên kiêm chức mới tập trung ở một số lãnh đạo Ban, Trung tâm của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, chưa mời lãnh đạo Chi nhánh là những người có nhiều kinh nghiệm thực tế.
Giáo trình, bài giảng còn phụ thuộc vào giảng viên, chưa được xây dựng sát thực với tình hình thực tế của Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Chi nhánh.
Chưa phát triển loại hình đào tạo thông qua giao lưu, học hỏi, đào tạo từ xa nên chưa tận dụng được thế mạnh của các loại hình đào tạo này.
Việc đánh giá, kiểm tra kết quả các khoá đào tạo, tập huấn đôi khi còn