Đánh giá hiệu quả đào tạo chính xác và khoa học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nguồn nhân lực tại chi nhánh ngân hàng phát triển hải dương (Trang 85 - 87)

3.3. Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực tại Ch

3.3.5. Đánh giá hiệu quả đào tạo chính xác và khoa học

Sau các khóa đào tạo, các học viên được kiểm tra thu hoạch kiến thức sau đào tạo. Tuy nhiên việc kiểm tra còn hình thức, chưa nghiêm túc nên việc đánh giá thường không chính xác, dẫn đến việc rút ra bài học kinh nghiệm sẽ bị hạn chế. Trong đào tạo cán bộ, phải coi trọng chất lượng hơn số lượng, khắc phục khuynh hướng hình thức, chạy theo bằng cấp nên việc kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo phải hết sức nghiêm túc, khách quan. Tạo thói quen

có trách nhiệm trong việc dạy và học của giảng viên và học viên. Cần đánh giá hiệu quả đào tạo theo 4 mức:

Đánh giá phản ứng của học viên trong khóa học, xem nhận xét của học viên về nội dung, phương pháp và công tác tổ chức lớp học.

Đánh giá mức độ học tập của học viên, tổ chức ngay trước và sau khóa học, rồi so sánh với nhau.

Đánh giá sự thay đổi hành vi của học viên trong công việc làm hàng ngày, thường thực hiện sau khóa học một vài tháng.

Đánh giá ảnh hưởng của khóa học tới kết quả hoạt động của Chi nhánh. Tại Chi nhánh, việc đánh giá phải được thực hiện thường xuyên, định kỳ và phù hợp với từng loại hình đào tạo:

Đối với công tác đào tạo dài hạn: cập nhật đầy đủ thông tin về số lượng, kết quả cán bộ được cử đi đào tạo dài hạn như đào tạo nâng cao và đào tạo chuẩn hóa (đào tạo sau đại học, lý luận chính trị, quản lý nhà nước,...). Từ đó có giải pháp khen thưởng, kỷ luật đối với từng cán bộ nhằm khuyến khích cán bộ tự đào tạo, nâng cao năng lực, trình độ của bản thân, phục vụ cho Chi nhánh.

Đối với cán bộ được tham gia đào tạo, bồi dưỡng tập trung: đánh giá việc nắm bắt, triển khai công việc và việc tập huấn lại cho cán bộ nghiệp vụ tại Chi nhánh.

Đối với công tác tự đào tạo tại Chi nhánh: đánh giá việc nắm bắt, triển khai công việc của cán bộ nghiệp vụ tham gia tự đào tạo.

Ngoài ra, đối với tất cả các đối tượng được cử đi đào tạo: Sau khi kết thúc khóa học, phải có văn bản báo cáo về kết quả học tập và khả năng vận dụng thực tế; Sau khi thực hiện nhiệm vụ một thời gian nhất định (3 tháng hoặc 6 tháng), phải có báo cáo về kết quả vận dụng lý thuyết vào thực tế công việc, có ý kiến xác nhận của Trưởng phòng phụ trách trực tiếp và ý kiến của

Trưởng phòng Hành chính - Quản lý nhân sự. Nếu xét thấy đào tạo không đạt yêu cầu cho công việc thì Phòng Hành chính - Quản lý nhân sự kết hợp với Trưởng phòng của người được đào tạo tìm nguyên nhân: Do nơi đào tạo không đạt yêu cầu chất lượng, do người được đào tạo tiếp thu không tốt trong quá trình tham gia đào tạo hay do bố trí công việc không phù hợp với khả năng và kiến thức được đào tạo... Qua đó làm cơ sở cho việc xác định lại nhu cầu đào tạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nguồn nhân lực tại chi nhánh ngân hàng phát triển hải dương (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)