Tiêu chí đánh giá chất lượng công tác đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nguồn nhân lực tại chi nhánh ngân hàng phát triển hải dương (Trang 36 - 38)

1.2. Lý luận cơ bản về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

1.2.6. Tiêu chí đánh giá chất lượng công tác đào tạo

Tiêu chí quan trọng nhất trong việc đánh giá chương trình đào tạo là hiệu quả làm việc của người lao động có thay đổi theo hướng mong muốn không. Do đó cần so sánh hiệu quả làm việc của người lao động trước và sau khi được đào tạo để xác định chương trình đào tạo có đáp ứng được các mục tiêu đào tạo hay không, những điểm mạnh, điểm yếu của chương trình đào tạo và đặc tính hiệu quả kinh tế của việc đào tạo thông qua đánh giá chi phí và kết quả của chương trình, từ đó so sánh chi phí và lợi ích của chương trình đào tạo.

Thứ nhất, nguyên tắc tính mục tiêu: là nguyên tắc quyết định đảm bảo cho hoạt động đánh giá có được định hướng chính xác. Các nhân viên tham gia đánh giá phải có nhận thức chung về quan điểm giá trị của tổ chức, điều đó yêu cầu nhân viên đánh giá không được quên mục đích đào tạo và yêu cầu cơ bản của đánh giá.

Thứ hai, nguyên tắc tính phù hợp lẫn nhau: Công tác đánh giá phải phù hợp với tư liệu chủ đề, phù hợp với phương châm giảng dạy, trình độ người được bồi dưỡng.

Thứ ba, việc đánh giá phải khả thi: phương pháp đánh giá phải dễ thực hiện, thao tác và tiếp thu, phí tổn và thời gian cần thiết cho đánh giá phải hợp lý…

Thứ tư, đánh giá phải là một quá trình liên tục, thường kỳ.

Thứ năm, đánh giá phải đảm bảo tính khách quan: nhân viên đánh giá khi kiểm tra, trắc nghiệm, đánh giá nhất định phải giữ thái độ thực sự cầu thị, bỏ mọi phỏng đoán chủ quan, phản ánh chân thực hiệu quả khách quan của đào tạo.

Có hai loại tiêu chí đánh giá chất lượng công tác đào tạo là các chỉ tiêu có tính chất định lượng và các tiêu chí có tính chất định tính.

1.2.6.1. Các chỉ tiêu có tính chất định lượng

Thông qua các chỉ tiêu như năng suất, chất lượng sản phẩm, giá thành sản phẩm, số lượng sản phẩm tiêu thụ, hiệu quả kinh tế (chi phí, lợi nhuận,...) và số lượng khách hàng khiếu nại... để xác định phương án đào tạo đó có ảnh hưởng tốt đến kết quả sản xuất, kinh doanh của công ty, của tổ chức hay không.

Để đánh giá hiệu quả đào tạo về mặt định lượng thông qua thời gian thu hồi vốn đào tạo, tổ chức cần xác định được tổng chi phí đào tạo và lợi ích tăng thêm do kết quả đào tạo theo công thức sau:

T= K/P

Trong đó:

- T: Thời gian thu hồi vốn đầu tư; - K: Chi phí đồng thời trong đào tạo;

- P: Lợi ích tăng thêm hàng năm do kết quả đào tạo, xác định bằng khoản chênh lệch giữa lợi ích mang lại cho tổ chức của nhân viên trước và sau đào tạo.

1.2.6.2. Tiêu chí đánh giá mang tính chất định tính

Các tiêu chí mang tính chất định tính trong việc đánh giá chất lượng công tác đào tạo là:

Nhận thức của người lao động về chương trình đào tạo: mức độ thiết thực, bổ ích của chương trình đào tạo đối với người lao động, những ý kiến cải thiện, điều chỉnh chương trình để tăng hiệu quả đào tạo.

Trình độ, kỹ năng của người lao động so với trước khi đào tạo: đánh giá sự phù hợp giữa kỹ năng được đào tạo và nhu cầu cần đào tạo; mức độ cải thiện tay nghề, hành vi công tác và việc vận dụng kỹ năng vào công việc của người lao động.

Văn hoá giao tiếp, ứng xử của người lao động: Quan hệ đồng nghiệp, quan hệ khách hàng và các quan hệ xã hội của người lao động so với trước khi được đào tạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nguồn nhân lực tại chi nhánh ngân hàng phát triển hải dương (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)