3.3. Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực tại Ch
3.3.7. Đầu tư thích đáng cho công tác đào tạo nhân lực
Đào tạo nhân lực là sự đầu tư hợp lý chứ không phải việc làm tốn chi phí, việc trang bị thêm kiến thức cho nhân viên và ban lãnh đạo không chỉ
nhằm mục đích phục vụ cho kế hoạch kinh doanh trước mắt, mà còn là động lực để phát triển lâu dài. Vì vậy cần có sự đầu tư thích đáng cho công tác đào tạo nhân lực. Khi có điều kiện về kinh phí, sẽ mời được các chuyên gia giỏi, xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với phương pháp đào tạo tiên tiến, mở rộng đối tượng được tham gia công tác đào tạo… là điều kiện để công tác đào tạo đạt hiệu quả cao. Mặt khác, sẽ có điều kiện để động viên, khuyến khích, tạo điều kiện về vật chất để khuyến khích cán bộ tích cực học tập nâng cao trình độ.
Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Hải Dương có thể huy động vốn cho hoạt động đào tạo từ các nguồn sau:
- Nguồn vốn đào tạo thường xuyên theo định mức hàng năm; - Vốn đóng góp của người đi học.
Ngoài ra cũng cần tăng cường chi phí cho công tác đào tạo nguồn nhân lực bởi trên thực tế, mức chi bình quân cho một người đào tạo còn thấp, ảnh hưởng đến thời gian đào tạo, nội dung đào tạo, hình thức đào tạo… Vì vậy, ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo nguồn nhân lực.
Tổng chi phí đào tạo là tổng số tiền chi phí cho từng đối tượng đào tạo cộng thêm một phần kinh phí dự trù cho công tác đào tạo. Sau khóa học phải quyết toán chi phí đào tạo theo từng loại đối tượng, theo từng khoản mục chi phí và quyết toán mỗi năm, nếu chi phí thiếu thì bổ sung nhưng không vượt quá kế hoạch dự tính.
Việc hạch toán chi phí phải rõ ràng, cụ thể cho từng đối tượng để còn làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả đào tạo về mặt kinh tế, đặc biệt nên thông tin cho học viên biết về mức chi phí đào tạo bỏ ra cho họ để họ có ý thức, trách nhiệm hơn trong việc học.