Kết quả hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nguồn nhân lực tại chi nhánh ngân hàng phát triển hải dương (Trang 51 - 58)

Hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Hải Dương được đánh giá qua các nhiệm vụ chính là Huy động vốn, Tín dụng đầu tư, Tín dụng xuất khẩu, Cho vay lại vốn ODA và Thanh toán vốn đầu tư nhận ủy thác.

2.1.4.1. Công tác Huy động vốn

Kết quả huy động vốn có ý nghĩa quan trọng đến việc thực hiện nhiệm vụ và an toàn vốn của hệ thống ngân hàng nói chung cũng như Ngân hàng Phát triển Việt Nam nói riêng. Với định hướng tạo lập cơ chế tự chủ về tài chính, từng bước giảm dần sự trợ cấp từ Ngân sách Nhà nước nên các hoạt động cho vay của các Chi nhánh sẽ ngày càng gắn với kết quả huy động vốn. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác huy động vốn, Chi nhánh xác định và quán triệt đến từng phòng nhiệm vụ huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm. Lãnh đạo Chi nhánh tổ chức các cuộc thảo luận, nghiên cứu tìm ra nhiều giải pháp khác nhau để hoạt động huy động vốn ổn định và phát triển một cách bền vững. Kết quả trong thời gian qua, Chi nhánh đã huy động được 418 tỷ đồng, chủ yếu là nguồn vốn dài hạn, chiếm tỷ trọng 65% trong tổng số dư vốn huy động. Số hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn rút vốn trước hạn là rất ít, ngoài ra đối với nguồn vốn huy động không kỳ hạn Chi nhánh chủ động cân đối để gửi vốn có kỳ hạn tại Hô ̣i Sở chính , góp phần đáp ứng được yêu cầu cân đối nguồn và hiệu quả sử dụng vốn của toàn hệ thống.

2.1.4.2. Công tác Tín dụng đầu tư

Công tác thẩm định, giải ngân vốn vay, thu hồi nợ vay là hoạt động chính và quan trọng trong chính sách Tín dụng đầu tư của Nhà nước, nhằm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững. Thông qua công tác Tín dụng đầu tư, Chi nhánh thực hiện tài trợ cho các dự án được Nhà nước khuyến khích đầu tư theo từng thời kỳ, với các ưu đãi về lãi suất, về đảm bảo tiền vay, về thời hạn cho vay… Trong những năm qua, công tác Tín dụng đầu tư tại Chi nhánh đã đạt được những thành công nhất định đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế của đất nước và địa phương.

Trong giai đoạn từ khi thành lâ ̣p (2006) đến nay, ngoài những dự án tiếp quản từ Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển H ải Dương, Chi nhánh Ngân

hàng Phát triển Hải Dương thực hiện thẩm định, trình và quyết định cho vay nhiều dự án, đặc biệt việc cho vay đã tập trung vào các chương trình, các dự án lớn của Chính phủ. Tổng số vốn chấp thuận cho vay trong giai đoạn này là 2.800 tỷ đồng; tổng số vốn đã giải ngân 1.961,18 tỷ đồng, tổng số nợ gốc đã thu 1.351,86 tỷ đồng; số lãi đã thu 395,68 tỷ đồng.

Thông qua nguồn vốn từ Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Hải Dương , nhiều chương trình kinh tế lớn của tỉnh đã được thực hiện, nhiều dự án thuộc các thành phần kinh tế đã được đầu tư như: Chương trình kiên cố hoá kênh mương và đường giao thông nông thôn; các dự án thuộc ngành điện như Nhà máy nhiệt điện Uông Bí mở rộng, dự án truyền tải điện trung áp Thành phố Hải Dương; các chương trình phát triển ngành xi măng như dự án Dây chuyền 3 - Nhà máy xi măng Hoàng Thạch, Nhà máy sản xuất xi măng lò quay của Công ty cổ phần sản xuất vật liệu xây dựng Thành Công 3; các chương trình cơ khí như dự án Nhà máy chế tạo thiết bị của Công ty cổ phần Lilama 69-3, dự án tàu container 564 TEU; các dự án về giáo dục đào tạo, y tế như xây dựng cơ sở 2 - Trường Đại học Sao Đỏ, Bệnh viện đa khoa Hòa Bình; các dự án cung cấp nước sạch; các dự án về đào tạo nghề, may mặc xuất khẩu, chế biến nông sản xuất khẩu,...

Cùng với kết quả nêu trên, việc thực hiện chính sách Tín du ̣ng đầu tư của Nhà nước trên địa bàn đã đạt được mục tiêu rất quan trọng, đó là phát huy và khai thác có hiệu quả các nguồn vốn của xã hội để thực hiện đầu tư phát triển. Cụ thể, với 2.800 tỷ đồng mà Chi nhánh đã cam kết cho vay thì các dự án đầu tư đã được thực hiện với tổng mức đầu tư lên tới 14.846 tỷ đồng, trong đó vốn tự có của chủ đầu tư là 2.637 tỷ đồng, còn lại là nguồn vốn vay ngân hàng thương mại. Thông qua hoạt động cho vay của Chi nhánh cho thấy, việc thực hiện chính sách Tín dụng đầu tư của Nhà nước góp phần thực hiện tốt chủ trương xã hội hoá đầu tư.

2.1.4.3. Công tác Tín dụng xuất khẩu

Với chức năng cung cấp nguồn vốn cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa, Tín dụng xuất khẩu có vai trò hết sức quan trọng trong việc tăng trưởng và phát triển nền kinh tế. Tín dụng xuất khẩu thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng kim ngạch xuất khẩu, từ đó tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu. Đặc biệt, chính sách cho vay tín dụng xuất khẩu đối với một số mặt hàng xuất khẩu theo quy định của Thủ tướng Chính phủ đã góp phần tích cực thực hiện chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế.

Nhận thức được tầm quan trọng của nhiệm vụ cho vay tín dụng xuất khẩu, ngay từ những ngày đầu thành lập, Chi nhánh kế thừa hoạt động cho vay tín dụng xuất khẩu từ Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hải Dương, tổ chức hội nghị khách hàng, tăng cường giới thiệu chính sách tín dụng xuất khẩu tới các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng theo quy định tại Quyết định số 133/2001/QĐ-TTg ngày 10/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ, nay là Nghị định 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 của Chính phủ. Hải Dương là tỉnh đồng bằng, nông nghiệp phát triển, Chi nhánh đã tập trung cho vay đối với các mặt hàng nông sản là thịt lợn sữa đông lạnh và rau quả sơ chế, góp phần phát huy thế mạnh của tỉnh, tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu, tăng thu ngân sách cho địa phương, giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động. Kết quả từ khi thành lập đến nay, Chi nhánh đã thực hiện cho vay 70 hợp đồng tín dụng xuất khẩu, với 335 khoản vay, doanh số 325.078 triệu đồng, chiếm khoảng 40% giá trị kim ngạch xuất khẩu nông sản của tỉnh, thu nợ gốc 100%, thu nợ lãi 7.788 triệu đồng, hỗ trợ lãi suất 4% cho các doanh nghiê ̣p 567 triệu đồng. Với sự hỗ trợ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam và cố gắng nỗ lực của lãnh đạo cũng như cán bộ Chi nhánh, doanh số cho vay và dư nợ bình quân Tín dụng xuất khẩu liên tục tăng qua các năm. Đặc biệt, Chi nhánh không có nợ quá hạn và lãi treo tại 31/12 hàng năm. Từ năm 2010 đến nay, quy mô Tín dụng

xuất khẩu của Chi nhánh thu hẹp do VDB thực hiê ̣n chính sách tâ ̣p trung cho vay đối v ới các khách hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn, tình hình tài chính lành mạnh, có uy tín trong hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và trong quan hệ với ngân hàng nói riêng; hạn chế và giảm dần dư nợ đối với khách hàng nhỏ.

2.1.4.4. Công tác Cho vay lại vốn ODA

Hiê ̣n ta ̣i Chi nhánh đang quản lý 13 dự án sử du ̣ng vốn ODA cho vay lại. Lĩnh vực được tài trợ từ nguồn vốn ODA do Chi nhánh quản lý là sản xuất và truyền tải điện; sản xuất và cung cấp nước sạch; sản xuất sứ; chế biến phân hữu cơ từ rác thải. Dư nợ vốn ODA của Chi nhánh đ ến tháng 12 năm 2013 là 8.918 tỷ đồng. Hải Dương là Chi nhánh có dư nợ ODA tương đối cao, chiếm khoảng 10% dư nợ ODA toàn hê ̣ thống. Từ năm 2008 các dự án ODA thường giải ngân theo hình thức Kiểm soát chi. Mỗi năm Chi nhánh Kiểm soát chi để giải ngân trên 100 tỷ đồng, việc kiểm soát luôn được thực hiện kịp thời, đúng quy định.

Tiêu biểu trong các dự án s ử dụng vốn ODA cho vay lại tại Chi nhánh là Nhà máy nhiê ̣t điê ̣n Phả La ̣i II thu ộc Công ty cổ phần Nhiê ̣t điê ̣n Phả La ̣i . Dự án đầu tư xây lắp 2 tổ máy với tổng công suất 600MW, hiê ̣n nay nhà máy đã hoa ̣t đô ̣ng ổn đi ̣nh đa ̣t công suất thiết kế . Tổng số vốn ODA tài trợ cho dự án t heo các Hiê ̣p đi ̣nh là 72.826 triê ̣u Yên Nhâ ̣t Bản (JPY). Đến nay dự án đang trong giai đoạn trả nợ, Chủ đầu tư luôn hoàn trả nợ đầy đủ, đúng ha ̣n.

Trong lĩnh vực truyền tải điện, Chi nhánh đang quản lý các d ự án: Phát triển ma ̣ng phân phối và truyền tải điê ̣n, Nâng cao hiê ̣u suất hê ̣ thống điê ̣n, cổ phần hóa và năng lượng tái ta ̣o , Lưới điê ̣n phân phối nông thôn , Năng lượng nông thôn II. Dự án Năng lượng nông thôn II có phạm vi ảnh hưởng tương đối rộng: nâng cấp và mở rô ̣ng lướ i điê ̣n ha ̣ thế của 60 xã thuộc 11 huyê ̣n trong tỉnh, khối lượng xây dựng cải ta ̣o đường dây 0,4 kv là 742 km, lắp đă ̣t

96.579 công tơ 1 pha, 2.663 công tơ 3 pha, dự án góp phần thay đổi diện mạo cho nhiều vùng nông thôn trên địa bàn.

Dự án Cấp nước sa ̣ch và vê ̣ sinh nông thôn đồng bằng Sông Hồng , nguồn vốn World Bank, đầu tư xây dựng 24 trạm sản xuất và phân phối nước sạch, nâng cao điều kiê ̣n vê ̣ sinh môi trường nông thôn cho 39 xã trên khắp đi ̣a bàn tỉnh Hải Dương.

Chi nhánh luôn tuân thủ và chấp hành nghiêm chỉnh các quy đi ̣nh của nhà nước và c ủa Ngân hàng Phát triển Việt Nam trong quản lý cho vay vốn ODA, việc giải ngân, thu nợ hàng năm cơ bản hoàn thành 100% kế hoạch được giao. Chi nhánh thường xuyên tích cực tham gia xây dựng quy chế, Sổ tay nghiệp vụ của ngành. Năm 2007, Chi nhánh vinh dự được Ngân hàng Phát triển Việt Nam trao giải ba cuộc thi viết dự thảo Sổ tay nghiệp vụ cho vay lại vốn ODA.

2.1.4.5. Công tác Thanh toá n vốn đầu tư nhận ủy thác

Trong những năm qua Chi nhánh đã nhâ ̣n c ấp phát ủy thác chủ yếu cho các dự án thuô ̣c ngành điê ̣n và bảo hiểm xã hô ̣i trên đi ̣a bàn.

Năm 2008 Chi nhánh nhâ ̣n thêm nhiê ̣m vu ̣ cấp phát vốn ủy thác cho Tiểu dự án bồi thường, hỗ trợ, tái đi ̣nh cư - Dự án Đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng do Tổng công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam làm chủ đầu tư . Đây là mô ̣t trong những dự án tro ̣ng điểm của quốc gia và cũng là dự án có ý nghĩa đă ̣c biê ̣t quan tro ̣ng đối với Ngân hàng Phát triển Viê ̣t Nam. Dự án đầu tư đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng dài 105,5 km, đoa ̣n đi qua tỉnh Hải Dương dài 40,24 km. So với các tỉnh, thành phố có dự án đi qua (Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng), chiều dài con đường qua đi ̣a phâ ̣n Hải Dương là lớn nhất . Trên đi ̣a bàn tỉnh Hải Dương , dự án đi qua 30 xã thuộc 04 huyện Bình Giang, Gia Lô ̣c, Tứ Kỳ và Thanh Hà . Khối lượng công viê ̣c cần thực hiê ̣n để giải phóng mặt bằng cho dự án rất lớn, gồm: giải

phóng trên 330 hec-ta đất nông nghiê ̣p , trên 23 hec-ta đất ở của 512 hô ̣ gia đình; xây dựng 11 khu tái đi ̣nh cư , 13 khu nghĩa trang ; di chuyển 58 công trình chuyên ngành ... Theo Quyết đ ịnh phê duyệt phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất để xây dựng đường cao tốc Hà N ội - Hải Phòng đoa ̣n qua đi ̣a phâ ̣n tỉnh Hải Dương , tổng dự toán cho công tác bồi thường , hỗ trợ, tái định cư của dự án trên đi ̣a bàn tỉnh Hải Dương là 1.200 tỷ đồng.

Để đảm bảo hoàn thành tốt nhiê ̣m vu ̣ tro ̣ng tâm của hê ̣ thống , ngay từ khi dự án được khởi đô ̣ng , được sự chỉ đa ̣o của Tổng Giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam, trong khi Tổng công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam chưa được thành lập , Chi nhánh đã chủ đô ̣ng thành lâ ̣p Tổ công tác chuẩn bi ̣ đầu tư dự án và tích cực phối hợp với các Sở , Ban, Ngành trong tỉnh, Ban quản lý giao thông nông thôn Hải Dương và các Ủy ban nhân dân huyê ̣n vùng dự án đi qua để triển khai các nhiê ̣m vu ̣ Tổng Giám đốc giao . Trong quá trình cấp phát, Chi nhánh luôn nêu cao tinh thần phu ̣c vu ̣, tâ ̣p trung chỉ đạo và bố trí cán bộ để thực hiệ n nhiê ̣m vu ̣ được giao . Đến 31/12/2013 tổng số vốn Chi nhánh đã cấp phát ủy thác là 1.113 tỷ đồng (đa ̣t khoảng 93% dự toán phương án tổng thể ). Đến nay công tác gi ải phóng mặt bằng của dự án, đoa ̣n qua đi ̣a bàn tỉnh Hải Dương, đã cơ bản hoàn thành. Với sự nỗ lực cố gắng của tâ ̣p thể và ban lãnh đa ̣o , Chi nhánh đã hoành thành nhiê ̣m vu ̣ cấp phát cho công tác giải phóng mặt bằng dự án ở mức độ cao nhất , góp phần vào kết quả dẫn đầu trong công tác giải phóng mặt bằng của tỉnh Hải Dương.

2.1.4.6. Đá nh giá kết quả chung

Từ khi thành lập đến nay, Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Hải Dương với vai trò là công cụ tài chính - tín dụng đắc lực của Chính phủ trong điều hành kinh tế vĩ mô, thực hiện chính sách Tín dụng đầu tư và Tín dụng xuất khẩu trên địa bàn Hải Dương, nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Là cơ quan thực hiện các giải pháp điều hành

nền kinh tế của Chính phủ, phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Thông qua việc cung cấp vốn Tín dụng đầu tư cho các doanh nghiệp trên địa bàn, Chi nhánh giữ vai trò quan trọng trong việc thực hiện các chương trình, lĩnh vực trọng điểm của tỉnh Hải Dương như chương trình kiên cố hóa kênh mương, giao thông nông thôn, dự án lưới điện, dự án sản xuất xi măng, dự án đường ô tô cao tốc Hà nội - Hải phòng,... Đảm bảo vốn cho các dự án an sinh xã hội như xử lý rác thải, cấp nước sinh hoạt, y tế, giáo dục; Bên cạnh đó việc cho vay vốn tín dụng xuất khẩu của Chi nhánh giúp doanh nghiệp giảm chi phí đầu vào, tăng khả năng cạnh tranh, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nông sản, phát huy thế mạnh của tỉnh.

Có được kết quả như trên là nhờ sự lãnh đa ̣o tâ ̣n tâm, sáng suốt của Ban lãnh đạo và sự nỗ lực cố gắng của tập thể cán bộ, viên chức Chi nhánh. Trong đó, mô ̣t phần quan tro ̣ng là nhờ hiệu quả công tác đào tạo nhân lực mà Chi nhánh đã quan tâm đầu tư, tạo ra lợi thế ca ̣nh tranh cho mình. Trong thời gian tới, Chi nhánh nhâ ̣n đi ̣nh khi sự ca ̣nh tranh giữa các ngân hàng ngày càng quyết liê ̣t, viê ̣c triển khai các hoa ̣t đô ̣ng Tín dụng đầu tư, Tín dụng xuất khẩu sẽ gă ̣p nhiều khó khăn , thách thức. Muốn duy trì được sự tăng trưởng cũng như khẳng đi ̣nh được vi ̣ thế của Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Hải Dương trên đi ̣a bàn , viê ̣c tiếp tu ̣c quan tâm đến công tác đào tạo, xây dựng đội ngũ nhân lực chất lượng cao là hết sức cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nguồn nhân lực tại chi nhánh ngân hàng phát triển hải dương (Trang 51 - 58)