Chính sách sử dụng lao động sau đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nguồn nhân lực tại chi nhánh ngân hàng phát triển hải dương (Trang 89 - 90)

3.3. Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực tại Ch

3.3.9. Chính sách sử dụng lao động sau đào tạo

Người lao động sau quá trình đào tạo phải được Chi nhánh bố trí những công việc phù hợp với trình độ, khả năng của họ. Trong quá trình sử dụng lao động phải tạo động lực để người lao động phấn đấu học thêm kiến thức, rèn luyện kỹ năng làm việc. Người dự các lớp đào tạo, bồi dưỡng thường là các cán bộ đang chức, họ là người trực tiếp tiếp thu, áp dụng những kiến thức vào quá trình quản lý và quá trình làm việc của họ. Chất lượng, hiệu quả công tác

đào tạo phụ thuộc vào động cơ, trình độ tiếp thu và phương pháp đào tạo, học tập của họ. Trong đó, ý thức và động cơ của người học đóng vai trò quyết định nhất. Vì vậy, cần có cơ chế để tạo động cơ thực sự làm cho người học có ý thức tham gia tích cực vào các khóa học bồi dưỡng. Cụ thể là áp dụng chế độ thi tuyển định kỳ 3-5 năm, chế độ bình chọn vào các chức vụ quản lý, hiện nay, cán bộ quản lý được cấp trên bổ nhiệm, đề bạt chứ chưa được coi là một nghề. Vì vậy, có những cán bộ quản lý nhận chức vụ đến 15-20 năm, nếu người đó không mắc khuyết điểm gì nghiêm trọng thì khó cách chức. Thực tế ấy làm cho các cán bộ trẻ, có năng lực thấy mọi cánh cửa dẫn đến các cơ hội thăng tiến coi như bị khóa chặt, còn những cán bộ đang chức cũng không cần phải cố gắng để vươn lên trình độ cao hơn. Chế độ thi tuyển định kỳ cho các chức danh quản lý vừa tạo động lực trực tiếp cho việc học tập, nâng cao trình độ của mọi người, vừa là công cụ hữu ích chống bệnh quan liêu, dẫn đến trì trệ, chậm phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nguồn nhân lực tại chi nhánh ngân hàng phát triển hải dương (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)