3.4. Một số kiến nghị
3.4.2. Đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Hải Dương là đơn vị trực thuộc Ngân hàng Phát triển Việt Nam, nên ngoài việc tự đào tạo tại Chi nhánh, việc đào tạo các khóa tập trung thường phụ thuộc vào Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Vì vậy học viên xin nêu ra một số kiến nghị, đề xuất với Ngân hàng Phát triển Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực tại Chi nhánh và hệ thống, để cùng nghiên cứu và tham khảo:
3.4.2.1. Xây dựng chiến lược đào tạo cán bộ, viên chức
Do nhiều nguyên nhân khác nhau nên đến nay Ngân hàng Phát triển Việt Nam chưa xây dựng được chiến lược đào tạo của ngành. Vì vậy hệ thống thiếu đi một thể chế cũng như một chính sách đầy đủ làm cơ sở thống nhất cho các Chi nhánh xây dựng chiến lược đào tạo của các Chi nhánh. Đây là việc cần được ưu tiên hoàn thiện sớm để hỗ trợ đắc lực cho chiến lược phát
triển của cả hệ thống Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
3.4.2.2. Hoàn thiện quy định về tổ chức công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, viên chức
Để công tác đào tạo được thực hiện thống nhất, hiệu quả trong toàn hệ thống, Ngân hàng Phát triển Việt Nam cần hoàn thiện hệ thống văn bản quy định, hướng dẫn về công tác đào tạo và quản lý công tác đào tạo. Bao gồm đánh giá và xác định nhu cầu đào tạo, tổ chức quản lý công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, tổ chức giám sát và đánh giá chất lượng công tác đào tạo. Xác định rõ trách nhiệm và quyền lợi đối với từng cán bộ viên chức của hệ thống Ngân hàng Phát triển Việt Nam trong đào tạo và bồi dưỡng cán bộ với tư cách là người thụ hưởng dịch vụ đào tạo.
3.4.2.3. Phê duyệt kế hoạch đào tạo sớm
Để việc đào tạo được thực hiện vào thời điểm phù hợp, không ảnh hưởng đến công tác chuyên môn của Chi nhánh, đề nghị Ngân hàng Phát triển Việt Nam đẩy nhanh tiến độ xem xét, phê duyệt kế hoạch đào tạo, có thể vào tháng 1 hàng năm.
3.4.2.4. Kinh phí đào tạo hợp lý
Xuất phát từ vai trò quan trọng của công tác đào tạo, đề nghị Ngân hàng Phát triển Việt Nam có kế hoạch giành một khoản kinh phí thích đáng để đầu tư cho công tác đào tạo của các Chi nhánh.
3.4.2.5. Hiện đại hóa trang thiết bị giảng dạy, xây dựng trung tâm đào tạo trực tuyến
Trang thiết bị giảng dạy là yếu tố quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, đề nghị Ngân hàng Phát triển Việt Nam từng bước hiện đại hoá thiết bị giảng dạy, phục vụ phương pháp giảng dạy mới đối với một số khóa đào tạo theo các tiêu chí phù hợp với quy mô, đối tượng đào tạo ở từng cấp.
nhằm tận dụng những lĩnh vực, kỹ năng mà đào tạo trực tuyến có thế mạnh vượt trội, cho phép người học có thể khắc phục được vấn đề không gian và thời gian.
3.4.3. Đối với Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Hải Dương
3.4.3.1. Phân tích lại công việc
Tiến hành phân tích lại công việc và xây dựng hệ thống tiêu chuẩn các chức danh để làm cơ sở cho việc đào tạo và bổ nhiệm cán bộ trong Chi nhánh. Xây dựng bản mô tả công việc của từng vị trí công việc cụ thể.
3.4.3.2. Kế hoạch đào tạo
Cần xây dựng kế hoạch đào tạo, nâng cao trình độ cho người lao động, nhất là trình độ trên đại học, sau đại học, xây dựng kế hoạch đào tạo cán bộ nguồn chuyên sâu. Xây dựng chính sách ưu đãi về vật chất và điều kiện làm việc đối với những người có trình độ trình độ đào tạo từ thạc sỹ trở lên, bố trí lực lượng này đúng năng lực, trình độ, có chế độ lương thưởng tương ứng với năng lực làm việc của họ để hạn chế tình trạng chảy máu chất xám. Lập quy trình khai thác hồ sơ cán bộ công nhân viên trong đơn vị theo hướng áp dụng công nghệ hiện đại để tiện lợi cho việc tìm hiểu thông tin về nguồn nhân lực trong cơ quan.
3.4.3.3. Tổ chức thi cán bộ ngân hàng giỏi ở phạm vi Chi nhánh
Tùy theo tình hình hoạt động hàng năm của đơn vị và của ngành, Chi nhánh có thể phát động cuộc thi cán bộ ngân hàng giỏi ở một số nghiệp vụ chính. Với những người đạt thành tích cao, Chi nhánh có phần thưởng cho họ về vật chất hoặc tinh thần như tăng lương trước thời hạn, đề bạt, tặng chuyến thăm quan cùng gia đình…Đây cũng là một hình thức khuyến khích tích cực, tác động đến tinh thần học tập, sáng tạo của người lao động, làm họ yêu ngành, yêu nghề và gắn bó với công việc cũng như với cơ quan hơn.
Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Hải Dương, Chương 3 đã đưa ra một số giải pháp đối với Chi nhánh và một số kiến nghị đối với Chính phủ và các Bộ, ngành, Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Hải Dương, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực tại Chi nhánh. Cùng với sự hỗ trợ, tạo điều kiện của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Chính phủ và các Bộ, ngành, Chi nhánh cần hết sức cố gắng và quyết tâm trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, phát huy nội lực của mình bằng đội ngũ nhân lực hiện có, từng bước khẳng định vị thế của Chi nhánh trên địa bàn và trong hệ thống.
KẾT LUẬN
Công tác đào tạo nguồn nhân lực có vai trò hết sức quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển tổ chức, nhu cầu học tập, phát triển của người lao động, góp phần thực hiện tốt chiến lược chung về nhân sự của một tổ chức và cao hơn là chiến lược chung về nhân sự của quốc gia. Nhận thức được vấn đề này, Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Hải Dương luôn quan tâm, chú trọng tới công tác đào tạo nhằm xây dựng được nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ngân hàng vững vàng, kỹ năng thực hành chuyên nghiệp, sáng tạo, có kiến thức về quản lý kinh tế, am hiểu sâu sắc điều kiện phát triển, hội nhập, có đạo đức nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm và thái độ phục vụ khách hàng văn minh, tận tình chu đáo. Để công tác đào tạo nguồn nhân lực của Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Hải Dương ngày một tốt hơn, việc nâng cao chất lượng hoạt động này là rất quan trọng và cần thiết.
Trong khuôn khổ nghiên cứu của Luận văn, đề tài: “Đào tạo nguồn
nhân lực tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Hải Dương” tập trung làm rõ
được những nội dung sau:
Thứ nhất, hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quản trị nguồn nhân lực và đào tạo nhân lực; kinh nghiệm đào tạo nguồn nhân lực của một số nước trên thế giới, tạo điều kiện để nghiên cứu thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực hiện nay ở Việt Nam nói chung, ở Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Hải Dương nói riêng một cách đúng đắn và khoa học.
Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực của Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Hải Dương , qua đó xác định những vấn đề tồn tại cần giải quyết và nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nguồn nhân lực tại Chi nhánh.
giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Hải Dương.
Để các giải pháp thực sự ý nghĩa và phát huy hiệu quả, đòi hỏi một định hướng đúng đắn, một mục tiêu cụ thể và quan trọng là sự quyết tâm, đoàn kết và tin tưởng vào thắng lợi trong tương lai của toàn thể cán bộ, viên chức Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Hải Dương. Những giải pháp, đề xuất trên được đưa ra phù hợp với tình hình thực tiễn, là những nền tảng cơ bản và những giải pháp riêng biệt cho công tác đào tạo nguồn nhân lực của Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Hải Dương.
Do thời gian nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế nên kết quả nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót. Học viên rất mong nhận được ý kiến đánh giá, bổ sung quý báu của các thầy, cô giáo cùng các bạn để Luận văn được hoàn thiện hơn./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1.Nguyễn Thị Cành (2004), Giáo trình phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu khoa học kinh tế, Nxb. Đại học Quốc gia, Thành phố Hồ Chí Minh. 2.Phan Thủy Chi (2008), Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong các trường
đại học khối Kinh tế của Việt Nam thông qua các chương trình hợp tác đào tạo quốc tế, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 3.Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Hải Dương (2010), Đánh giá, tổng kết
hoạt động tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Hải Dương nhân dịp kỷ niệm 05 năm ngày thành lập Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Hải Dương. 4.Đỗ Minh Cương (1995), Vai trò con người trong quản lý doanh nghiệp,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5.Trần Kim Dung (2006), Quản trị nguồn nhân lực, Nxb. Đại học quốc gia, Thành phố Hồ Chí Minh.
6.Trần Kim Dung (2011), Quản trị nguồn nhân lực, Nxb. Tổng Hợp, Thành phố Hồ Chí Minh.
7.Nguyễn Hữu Dũng (2003), Sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực con người ở Việt Nam, Nxb. Lao động - Xã hội, Hà Nội.
8.Nguyễn Vân Điềm và Nguyễn Ngọc Quân (2007), Giáo trình quản trị nhân lực, Nxb. Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.
9.Phạm Minh Hạc (2001), Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội
10.Nguyễn Thanh Hội (1999), Quản trị nhân sự, Nxb. Thống kê, Hà Nội. 11.Đỗ Duy Huân (1996), Quản trị học, Nxb. Thống kê, Hà Nội.
12.Đỗ Thị Hồng Loan (2011), “Đổi mới công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học của VDB trong giai đoạn phát triển mới”, Tạp chí Hỗ trợ phát triển,
(57), Tr.14-18.
WEBSITE