Lịch sử hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực tại chi cục kiểm lâm tỉnh vĩnh phúc (Trang 41)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Khái quát về Chi cục Kiểm lâm tỉnh Vĩnh Phúc

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Đƣợc thành lập năm 1997, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Vĩnh Phúc là cơ quan quản lý nhà nƣớc về lâm nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT. Địa chỉ giao dịch: Số 14, đƣờng Lý Thái Tổ, phƣờng Đống Đa, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Căn cứ Quyết định số 28/2009/QĐ-UBND ngày 04/5/2009 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Vĩnh Phúc, sau 20 năm xây dựng, phát triển và trƣởng thành, hiện tại Chi cục Kiểm lâm có 05 phòng chuyên môn, 01 Đội Kiểm lâm cơ động và 06 Hạt Kiểm lâm đặt tại 06 huyện, thành thị có rừng.

3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Vĩnh Phúc

3.1.2.1. Chức năng

Chi cục Kiểm lâm tỉnh Vĩnh Phúc là cơ quan thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Sở NN&PTNN) có chức năng tham mƣu, giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện quản lý nhà nƣớc về lâm nghiệp, quản lý và bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh.

Chi cục chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Sở Nông nghiệp & PTNT đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hƣớng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Cục quản lý chuyên ngành thuộc Bộ Nông nghiệp & PTNT.

Chi cục có tƣ cách pháp nhân, có con dấu riêng, đƣợc mở tài khoản theo quy định của pháp luật. Trụ sở của Chi cục đặt tại thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

3.1.2.2. Nhiệm vụ

a. Giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT quản lý nhà nƣớc về lâm nghiệp:

- Xây dựng dự thảo quyết định, chỉ thị; chƣơng trình, đề án, dự án về phát triển lâm nghiệp, quản lý và bảo vệ rừng phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, mục tiêu quốc phòng, an ninh của địa phƣơng để Giám đốc Sở trình UBND tỉnh và Chủ tịch UBND tỉnh ban hành theo thẩm quyền;

- Hƣớng dẫn việc lập và thẩm định quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của UBND cấp huyện;

- Tham mƣu với Giám đốc Sở giúp UBND tỉnh quyết định xác lập các khu rừng phòng hộ, khu rừng đặc dụng, khu rừng sản xuất trong phạm vi quản lý của địa phƣơng sau khi đƣợc phê duyệt; tổ chức thực hiện việc phân loại rừng, xác định ranh giới các loại rừng, thống kê, kiểm kê, theo dõi diễn biến rừng theo hƣớng dẫn của Bộ Nông nghiệp & PTNT;

- Tổ chức thực hiện phƣơng án giao rừng cho cấp huyện và cấp xã sau khi đƣợc phê duyệt; tổ chức thực hiện việc giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng, công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng cho tổ chức, ngƣời Việt Nam định cƣ ở nƣớc ngoài và tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài thực hiện dự án đầu tƣ về lâm nghiệp tại Việt Nam; tổ chức việc lập và quản lý hồ sơ giao, cho thuê rừng và đất để trồng rừng;

- Tham mƣu với Giám đốc Sở NN&PTNT giúp UBND tỉnh chỉ đạo UBND cấp huyện thực hiện giao rừng cho cộng đồng dân cƣ thôn, bản và giao rừng, cho thuê rừng cho hộ gia đình, cá nhân theo quy định;

- Tổ chức việc bình tuyển và công nhận cây mẹ, cây đầu dòng và rừng giống trên địa bàn tỉnh. Xây dựng phƣơng án, biện pháp, chỉ đạo, kiểm tra và chịu trách nhiệm về sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp và sử dụng vật tƣ lâm nghiệp; trồng rừng; chế biến và bảo quản lâm sản; phòng và chống dịch bệnh gây hại rừng, cháy rừng;

- Phê duyệt phƣơng án điều chế rừng, thiết kế khai thác rừng; tham mƣu với Giám đốc Sở giúp UBND tỉnh chỉ đạo và kiểm tra việc trồng rừng, bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ theo quy định;

- Hƣớng dẫn, kiểm tra việc cho phép mở cửa rừng khai thác và giao kế hoạch khai thác cho chủ rừng là tổ chức và UBND cấp huyện sau khi đƣợc phê duyệt; việc thực hiện các quy định về trách nhiệm của UBND cấp huyện, UBND cấp xã trong quản lý, bảo vệ rừng ở địa phƣơng; việc phối hợp và huy động lực lƣợng, phƣơng tiện của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn trong bảo vệ rừng, quản lý lâm sản và phòng cháy, chữa cháy rừng;

- Xây dựng hệ thống thông tin, lƣu trữ tƣ liệu về lâm nghiệp, quản lý và bảo vệ rừng theo quy định; thực hiện công tác thống kê diễn biến đất lâm nghiệp, diễn biến rừng theo quy định;

- Hƣớng dẫn và kiểm tra việc thực hiện quy chế quản lý, phối hợp công tác và chế độ thông tin báo cáo của các Hạt Kiểm lâm đặt trên địa bàn cấp huyện với UBND cấp huyện; các nhân viên Kiểm lâm trên địa bàn xã với UBND cấp xã;

- Thực hiện nhiệm vụ Thƣờng trực của Ban Chỉ huy bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy rừng của tỉnh theo quy định của pháp luật.

b. Tham mƣu giúp cấp có thẩm quyền về bảo vệ rừng và bảo đảm chấp hành pháp luật về bảo vệ rừng và phát triển rừng ở địa phƣơng:

- Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành về bảo vệ rừng, quản lý lâm sản trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm về bảo vệ rừng, quản lý lâm sản; phƣơng án, dự án phòng, chống các hành vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng, khai thác và sử dụng lâm sản, phòng cháy, chữa cháy rừng ở địa phƣơng;

- Huy động các đơn vị vũ trang; huy động lực lƣợng, phƣơng tiện khác của các đơn vị, cá nhân đóng trên địa bàn để kịp thời ngăn chặn, ứng cứu những vụ cháy rừng và những vụ phá rừng nghiêm trọng trong những tình huống cần thiết và cấp bách;

- Chỉ đạo, hƣớng dẫn, kiểm tra thực hiện pháp luật, chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch, tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm, chế độ, chính sách sau khi đƣợc ban hành; hƣớng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về bảo vệ rừng, quản lý lâm sản ở địa phƣơng;

- Đề xuất với cấp có thẩm quyền quyết định những chủ trƣơng, biện pháp cần thiết thực hiện pháp luật, chính sách, chế độ bảo vệ rừng ở địa phƣơng.

c. Tổ chức, chỉ đạo bảo vệ rừng ở địa phƣơng:

- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các biện pháp chống chặt, phá rừng trái phép và các hành vi trái pháp luật khác xâm hại đến rừng và đất lâm nghiệp;

- Tổ chức dự báo nguy cơ cháy rừng; xây dựng lực lƣợng phòng cháy, chữa cháy rừng chuyên ngành; thống kê, kiểm kê rừng và đất lâm nghiệp; tham gia phòng, trừ sâu bệnh hại rừng;

- Quản lý hệ thống rừng đặc dụng, phòng hộ trên địa bàn; trực tiếp tổ chức bảo vệ các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ thuộc địa phƣơng quản lý;

- Chỉ đạo, phối hợp hoạt động bảo vệ rừng đối với lực lƣợng bảo vệ rừng của các chủ rừng, kể cả các lực lƣợng bảo vệ rừng của cộng đồng dân cƣ trên địa bàn;

d. Bảo đảm chấp hành pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng:

- Kiểm tra, hƣớng dẫn các ngành, các cấp trong việc thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nƣớc về rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn;

- Chỉ đạo và tổ chức kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng trong lực lƣợng Kiểm lâm địa phƣơng và trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng, quản lý khai thác và sử dụng lâm sản theo quy định của pháp luật;

- Quản lý, chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức thực hiện các hoạt động xử lý vi phạm hành chính, khởi tố điều tra hình sự đối với các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản theo quy định của pháp luật;

- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ rừng khi bị xâm hại.

e. Tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng và phát triển rừng ở địa phƣơng.

f. Xây dựng lực lƣợng và bồi dƣỡng nghiệp vụ cho công chức kiểm lâm. - Quản lý, chỉ đạo hoạt động các đơn vị trực thuộc theo quy định của pháp luật;

- Tổ chức công tác đào tạo, bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho công chức Kiểm lâm và lực lƣợng bảo vệ rừng ở địa phƣơng;

- Cấp phát, quản lý trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu, cờ hiệu, thẻ kiểm lâm, vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ, trang thiết bị chuyên dùng của Kiểm lâm địa phƣơng, ấn chỉ xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản.

g. Chỉ đạo Hạt Kiểm lâm các huyện, thị phối hợp chặt chẽ với phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng Kinh tế các huyện, thành, thị

tham mƣu giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về lâm nghiệp trên địa bàn.

h. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào lĩnh vực chuyên môn đƣợc giao.

i. Theo dõi tổng hợp, thực hiện công tác thông tin, báo cáo định k hoặc đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc đƣợc giao theo quy định.

j. Quản lý cán bộ, công chức, tài chính, tài sản và các nguồn lực khác của Chi cục đƣợc giao theo quy định của pháp luật.

k. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền phân công.

3.1.3. Cơ cấu tổ chức và cơ cấu bộ máy quản lý của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Vĩnh Phúc lâm tỉnh Vĩnh Phúc

3.1.3.1. Cơ cấu tổ chức

Điều 3 Quyết định số 28/2009/QĐ-UBND ngày ngày 04/5/2009 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Vĩnh Phúc bao gồm:

- Lãnh đạo Chi cục gồm: Chi cục trƣởng và các Phó Chi cục trƣởng - Bộ máy giúp việc cho Chi cục gồm:

+ Phòng Hành chính – Tổng hợp; + Phòng Thanh tra – Pháp chế; + Phòng Quản lý, bảo vệ rừng; + Phòng Tổ chức xây dựng lực lƣợng; + Phòng Sử dụng & Phát triển rừng. - Các đơn vị trực thuộc gồm:

+ Đội Kiểm lâm cơ động;

+ Hạt Kiểm lâm huyện Bình Xuyên; + Hạt Kiểm lâm huyện Tam Đảo; + Hạt Kiểm lâm huyện Tam Dƣơng; + Hạt Kiểm lâm huyện Lập Thạch; + Hạt Kiểm lâm huyện Sông Lô.

3.1.3.2. Cơ cấu bộ máy quản lý

Bộ máy quản lý Chi cục Kiểm lâm tỉnh Vĩnh Phúc bao gồm:

Chi cục trƣởng và các Phó Chi cục trƣởng: Chi cục trƣởng do Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiễm ; Các Phó Chi cục trƣởng do Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT bổ nhiệm, miễn nhiễm.

Việc điều động, luân chuyển, khen thƣởng, kỷ luật Chi cục trƣởng và các Phó Chi cục trƣởng do Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Chi cục trƣởng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các phòng ban, đơn vị trực thuộc Chi cục Kiểm lâm; ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Chi cục và chịu trách nhiệm trƣớc Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT về toàn bộ hoạt động của Chi cục.

Các Phó Chi cục trƣởng giúp việc cho Chi cục trƣởng, đƣợc Chi cục trƣởng phân công phụ trách từng lĩnh vực trong hoạt động của cơ quan.

Sơ đồ: Cơ cấu tổ chức của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Vĩnh Phúc CHI CỤC TRƢỞNG PHÓ CHI CỤC TRƢỞNG PHÓ CHI CỤC TRƢỞNG Phòng Hành chính – Tổng hợp Phòng Tổ chức xây dựng lực lƣợng Phòng Quản lý bảo vệ rừng Phòng Thanh tra – Pháp chế Phòng Sử dụng & Phát triển rừng

Hạt Kiểm lâm huyện Lập Thạch Hạt Kiểm lâm huyện

Sông Lô

Hạt Kiểm lâm huyện Tam Đảo

Hạt Kiểm lâm huyện Tam Dƣơng Hạt Kiểm lâm thị xã

Phúc Yên Hạt Kiểm lâm huyện

3.1.4. Tình hình đội ngũ CBCC tại Chi cục Kiểm lâm tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2012-2016 giai đoạn 2012-2016

3.1.4.1. Số lượng đội ngũ CBCC

Việc bố trí, phân công nhiệm vụ cho CBCC Kiểm lâm trên các địa bàn huyện, thị xã, thành phố đƣợc dựa theo căn cứ quy định tại một số văn bản nhƣ sau:

+ Khoản 1, Điều 15, Nghị định 119/2006/NĐ-CP ngày 16/10/2006 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của kiểm lâm. Theo đó, biên chế kiểm lâm thuộc biên chế hành chính nhà nƣớc, định mức biên chế bình quân toàn quốc cứ 1.000 ha rừng có 1 biên chế kiểm lâm.

+ Khoản 3, Điều 28, Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về quản lý hệ thống rừng đặc dụng thì biên chế kiểm lâm rừng đặc dụng thuộc công chức nhà nƣớc (định mức biên chế tối đa 500 ha có một công chức kiểm lâm);

+ Điểm a, Khoản 4, Điều 18, Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý rừng (quy định lực lƣợng chuyên trách bảo vệ rừng đặc dụng đƣợc bố trí bình quân 500 ha/ngƣời). Theo đó, căn cứ tình hình thực tế, diện tích rừng quản lý của từng địa phƣơng mà Chi cục thực hiện việc bố trí số lƣợng công chức tƣơng đối phù hợp.

Trong giai đoạn 5 năm từ năm 2012-2016, số lƣợng đội ngũ cán bộ công chức tại Chi cục Kiểm lâm tỉnh Vĩnh Phúc tuy đã đƣợc tuyển dụng bổ sung để kịp thời đáp ứng những yêu cầu, nhiệm vụ ngày càng phức tạp của thời k mới nhƣng số lƣợng CBCC vẫn bị giảm. Theo số liệu thống kê của phòng Hành chính – Tổng hợp, số lƣợng CBCC năm 2012 tại Chi cục có 63 cán bộ nhân viên. Năm 2016 số lƣợng đội ngũ cán bộ công chức của Chi cục chỉ còn 58 ngƣời, đã giảm so với các năm trƣớc một phần do một lƣợng cán

bộ đến tuổi nghỉ hƣu theo chế độ, một phần do chuyển công tác khác và một phần chấm dứt hợp đồng, đây cũng là cơ sở cho sự trẻ hóa cán bộ tại Chi cục Kiểm lâm tỉnh Vĩnh Phúc tuy nhiên việc tuyển dụng và biên chế cho cơ quan là rất khó khăn và thực hiện theo chính sách chung của toàn tỉnh. Vì vậy để đảm bảo số lƣợng CBCC của cơ quan ít nhƣng vẫn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, Lãnh đạo của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Vĩnh Phúc cần có phƣơng pháp sử dụng, quản lý thật tốt số lƣợng CBCC hiện có.

Bảng 3.1. Số lượng cán bộ công chức tại Chi cục Kiểm lâm tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2012-2016 Đơn vị tính: Người Ngƣời Năm Tổng số Cán bộ công chức Lao động hợp đồng Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % 2012 63 61 96,82 2 3,18 2013 62 60 96,77 2 3,23 2014 55 52 94,54 3 5,46 2015 54 51 94,44 3 5,56 2016 58 57 98,27 1 1,73 (Nguồn: Phòng Hành chính - Tổng hợp ) 3.1.4.2. Cơ cấu độ tuổi

Phân tích cơ cấu nhân lực theo nhóm độ tuổi giai đoạn 2012-2016 nhận thấy cơ cấu độ tuổi của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay trung bình, không quá trẻ, đa số nằm trong khoảng từ 31-40 tuổi (30 ngƣời, chiếm 51,72%); từ 41-50 tuổi (16 ngƣời,chiếm 27,59%); từ 50-60 tuổi (12 ngƣời chiếm 20,69%) và không còn CBCC nào trong cơ quan dƣới 30 tuổi. Giữa các độ tuổi sẽ có sự bổ trợ lẫn nhau nhƣ số nhân lực ở độ tuổi từ 41-50 đã trải qua công tác thực tiễn, có nhiều năm kinh nghiệm bám sát các công việc đƣợc phân công nên có khả năng hoàn thành công việc tốt sẽ để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho đội ngũ CBCC trẻ. Ngƣợc lại đội ngũ CBCC trẻ đƣợc đào

tạo, có sức khoẻ, nhiệt tình trong công tác là nhân tố quan trọng để quy hoạch đội ngũ CBCC lãnh đạo trong tƣơng lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực tại chi cục kiểm lâm tỉnh vĩnh phúc (Trang 41)