CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Phân tích thực trạng quản lý nguồn nhân lực tại Chi cục Kiểm lâm
3.2.6. Công tác đánh giá quản lý nguồn nhân lực
Kiểm tra đánh giá CBCC là khâu quan trọng đầu tiên của công tác CBCC đó là việc làm khó, rất nhạy cảm vì có ảnh hƣởng đến tất cả các khâu khác của công tác quản lý nguồn nhân lực CBCC, có ý nghĩa quyết định trong việc phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dƣỡng, bố trí, sử dụng, đề bạt, khen thƣởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ, chính sách đối với CBCC cũng nhƣ
giúp CBCC phát huy ƣu điểm, khắc phục nhƣợc điểm, tiến bộ không ngừng trong việc nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, năng lực và hiệu quả công tác quản lý nguồn nhân lực.
Đánh giá CBCC đúng sẽ giúp động viên, khuyến khích CBCC nỗ lực học tập, bộc lộ tiềm năng, phát huy tối đa khả năng, góp phần cải thiện văn hoá, môi trƣờng làm việc cho cá nhân CBCC cũng nhƣ cho cả tập thể đơn vị, kết quả đánh giá sai thì không những bố trí, sử dụng CBCC không đúng mà quan trọng hơn là làm mai một dần động lực phát triển và làm xói mòn niềm tin của CBCC đối với lãnh đạo, tập thể ảnh hƣởng không nhỏ đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị.
- Quy trình kiểm tra đánh giá CBCC tại Chi cục Kiểm lâm tỉnh Vĩnh Phúc gồm:
Đánh giá định k hàng năm thƣờng đƣợc thực hiện vào cuối năm sau khi hoàn thành nhiệm vụ năm và để làm căn cứ khen thƣởng.
Đánh giá đột xuất khi xem xét để bổ nhiệm CBCC khi có chủ trƣơng kiện toàn CBCC lãnh đạo.
Quy trình đánh giá CBCC gồm các bƣớc sau: Căn cứ vào tiêu chuẩn CBCC và các nội dung cần đánh giá, CBCC tự viết bản kiểm điểm đánh giá kết quả một năm công tác của bản thân; Tập thể CBCC cùng làm việc tham gia ý kiến; Thủ trƣởng cấp trên trực tiếp của CBCC nhận xét đánh giá. Kết quả đánh giá cuối cùng của CBCC đƣợc công bố công khai toàn đơn vị và đƣợc lƣu trong hồ sơ quản lý CBCC.
- Nội dung đánh giá CBCC
+ Đối với công chức, nội dung đánh giá thực hiện theo 6 nội dung đƣợc quy định tại Khoản 1, Điều 56, Luật CBCC, cụ thể:
Chấp hành đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc;
Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc; Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;
Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ;
Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ; Thái độ phục vụ nhân dân.
+ Đối với công chức lãnh đạo, quản lý, ngoài các nội dung nêu trên còn đƣợc đánh giá thêm 03 nội dung đƣợc quy định tại Khoản 2, Điều 56, Luật CBCC, nhƣ sau:
Kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị đƣợc giao lãnh đạo, quản lý;
Năng lực lãnh đạo, quản lý;
Năng lực tập hợp, đoàn kết công chức.
Căn cứ vào kết quả đánh giá, công chức đƣợc đánh giá, phân loại theo 04 mức: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; Hoàn thành tốt nhiệm vụ; Hoàn thành nhiệm vụ nhƣng còn hạn chế về năng lực; Không hoàn thành nhiệm vụ.
Kết quả đánh giá là căn cứ quan trọng để bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dƣỡng, nâng ngạch hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp, quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, chuyển đổi, khen thƣởng, kỷ luật và thực hiện các chính sách khác đối với cán bộ, công chức. Căn cứ vào kết quả đánh giá, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Vĩnh Phúc sẽ bình xét các danh hiệu thi đua: Lao động tiên tiến, đề nghị xét tặng giấy khen, danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ sở,...
Bảng 3.14. Kết quả đánh giá CBCC từ năm 2012-2016
ĐVT: Người; %
TT Mức độ đánh giá Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
1 Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 21 22 26 27 29 Tỷ lệ % 33,33 35,48 47,27 50 50 2 Hoàn thành tốt nhiệm vụ 42 40 23 27 29 Tỷ lệ % 66,67 65,52 41,82 50 50 3 Hoàn thành nhiệm vụ 6 4 Hoàn thành nhiệm vụ nhƣng còn hạn chế về năng lực 5 Không hoàn thành nhiệm vụ Tỷ lệ % (3+4+5) so với tổng CBCC 10,91 Tổng số CBCC đƣợc đánh giá 63 62 55 54 58
(Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo năm của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2012 đến 2016)
Theo Bảng 3.14 từ năm 2012-2016 tỷ lệ CBCC đƣợc đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và hoàn thành tốt nhiệm vụ là tƣơng đối cao, chiếm đến 50%, trong khi CBCC không hoàn thành nhiệm vụ hoặc hoàn thành nhiệm vụ nhƣng bị hạn chế về năng lực là không có. Đây là con số đáng mừng về chất lƣợng CBCC của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Vĩnh Phúc. Tuy nhiên kết quả đánh giá này vẫn gợn lên một suy nghĩ liệu việc đánh giá này đã thật sự sát với chất lƣợng và hiệu quả công việc chƣa hay vẫn còn hiện tƣợng nể nang, hình thức và chạy theo thành tích, vì nếu số CBCC đánh giá không
hoàn thành nhiệm vụ mà chiếm tỷ lệ cao thì sẽ ảnh hƣởng đến thành tích đánh giá của tập thể đơn vị.