Công tác tuyển dụng CBCC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực tại chi cục kiểm lâm tỉnh vĩnh phúc (Trang 63 - 66)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.3.Công tác tuyển dụng CBCC

3.2. Phân tích thực trạng quản lý nguồn nhân lực tại Chi cục Kiểm lâm

3.2.3.Công tác tuyển dụng CBCC

Việc tuyển dụng CBCC đƣợc thực hiện theo quy định của Luật Cán bộ, công chức. Việc tuyển dụng phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế đƣợc giao. Phƣơng thức tuyển dụng công chức của tỉnh là thực hiện qua k thi tuyển tập trung, tuyển công chức cho toàn tỉnh do Hội động tuyển dụng công chức tỉnh thực hiện hàng năm. Theo quy định, hàng

năm Chi cục Kiểm lâm tỉnh Vĩnh Phúc tính toán, đăng ký chỉ tiêu tuyển dụng công chức gửi Hội đồng tuyển dụng thực hiện tuyển dụng và thông báo kết quả trúng tuyển. Chi cục trƣởng ra quyết định phân công công chức trúng tuyển đến làm việc tại các Phòng, Đội, hạt Kiểm lâm trực thuộc theo vị trí việc làm đăng tuyển.

Việc sử dụng nhân lực tuyển dụng: CBCC mới tuyển dụng phải trải qua thời gian tập sự theo quy định ứng với trình độ đào tạo, đƣợc bổ nhiệm chính thức vào các ngạch công chức nếu đạt yêu cầu. Căn cứ thực trạng đội ngũ CBCC hiện có và năng lực của từng cán bộ công chức, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Vĩnh Phúc bố trí, phân công công việc theo chức trách, nhiệm vụ, năng lực, sở trƣờng đối với từng CBCC. Việc bố trí, phân công công tác trên nguyên tắc lồng ghép, đan xen giữa các cá nhân để hỗ trợ lẫn nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao; đồng thời cũng tạo môi trƣờng học hỏi lẫn nhau để nâng cao năng lực chuyên môn, kinh nghiệm mỗi cá nhân.

3.2.4. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ CBCC

Xây dựng đội ngũ nhân lực ngành Kiểm lâm có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị, có năng lực, có tính chuyên nghiệp cao, tận tụy với công việc, bên cạnh những khía cạnh khác nhau của công tác tổ chức cán bộ còn cần phải có hình thức đào tạo, bồi dƣỡng phù hợp hiệu quả. Đào tạo, bồi dƣỡng nhân lực đặc biệt là đối với cán bộ, công chức là nhiệm vụ thƣờng xuyên, có ý nghĩa quan trọng, góp phần tích cực trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực công tác, chất lƣợng và hiệu quả làm việc của nhân lực ngành Kiểm lâm, hƣớng tới mục tiêu là tạo đƣợc sự đổi mới về chất trong thực thi nhiệm vụ chuyên môn. Đào tạo, bồi dƣỡng tập trung trang bị kiến thức, kỹ năng, thái độ thực hiện công việc cho cán bộ, công chức; trang bị, cung cấp những kiến thức lý luận cơ bản, kỹ năng, cách thức hoạt động thực

thi công việc, giáo dục thái độ thực hiện công việc thể hiện sự nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm của ngƣời cán bộ, công chức.

- Về loại hình đào tạo: Đa dạng hoá loại hình đào tạo và phƣơng thức đáp ứng nhu cầu đào tạo cấp bách và thƣờng xuyên:

+ Đào tạo tập trung nhằm giải quyết dứt điểm số đối tƣợng theo những mục tiêu nhất định nhƣ: Trả nợ trình độ cho cán bộ nghiệp vụ, nhƣng chƣa có bằng cấp tƣơng xứng với công việc, đào tạo công nghệ mới do yêu cầu phát triển; đào tạo ngoại ngữ cho cán bộ lãnh đạo; đào tạo trên đại học cho cán bộ trẻ có năng lực tạo nguồn phát triển.

+ Đào tạo bồi dƣỡng kiến thức quản lý nhà nƣớc nâng cao năng lực quản lý điều hành cho cán bộ lãnh đạo các phòng, đơn vị.

+ Đào tạo phân tán, rộng rãi, tập huấn triển khai nghiệp vụ nhằm phổ cập kiến thức, chế độ nghiệp vụ mới cho cán bộ, công chức cơ quan.

+ Đào tạo cơ bản theo chƣơng trình, nội dung bắt buộc theo tiêu chuẩn hoá cán bộ đƣơng chức và diện quy hoạch tạo nguồn phát triển toàn hệ thống;

Bảng 3.12. Kết quả đào tạo, bồi dưỡng CBCC từ năm 2012-2016

ĐVT: Người

TT Đào tạo, bồi dƣỡng Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

1 Cử đi học Thạc sĩ 0 1 0 6 1 2 Cử đi học Cử nhân 3 Cử đi học cao cấp lý luận chính trị 4 Cử đi học trung cấp lý luận chính trị 2 1 3 2 1 5 Cử đi học bồi dƣỡng Tiếng Anh 6 Cử đi học bồi dƣỡng Tin học VP 20 20 30 35 35 (Nguồn: Phòng Hành chính – Tổng hợp)

Giai đoạn 2012-2016, công tác đào tạo, bồi dƣỡng của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Vĩnh Phúc đã có những chuyển biến tích cực. Đội ngũ CBCC Kiểm lâm có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng động và sáng tao, tích cực thực hiện đƣờng lối chủ trƣơng của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc. Bên cạnh đó trong thực tế vẫn còn một số CBCC Kiểm lâm vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc, hoặc hạn chế về năng lực công tác. Một số lãnh đạo Hạt Kiểm lâm chƣa coi trọng đúng mức công tác đào tạo, bồi dƣỡng, nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhân lực. Công tác đào tạo, bồi dƣỡng vẫn còn tình trạng chạy theo số lƣợng, việc đào tạo chƣa gắn với sử dụng. Vì vậy một số chƣơng trình đào tạo chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu công việc của ngành Kiểm lâm. Chính vì vậy cần đối mới nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dƣỡng nhân lực nói chung, đổi mới nội dung chƣơng trình, giáo trình, phƣơng pháp, tài liệu giảng dậy cho phù hợp, theo yêu cầu vị trí, việc làm, trong đó chú trọng kỹ năng thực tiễn, áp dụng cho từng đối tƣợng ngƣời học, cần có sự liên thông trong nội dung chƣơng trình, tránh những nội dung trùng lặp.

Kết quả tại Bảng 3.12 thể hiện Chi cục Kiểm lâm tỉnh Vĩnh Phúc đã quan tâm đến việc đào tạo đội ngũ CBCC chất lƣợng cao, thông qua số lƣợng CBCC đƣợc cử đi học Thạc sĩ. Đây cũng là sự cố gắng của bản thân CBCC trong quá trình tự học tập nâng cao trình độ. Tuy nhiên việc cử CBCC đi học bồi dƣỡng các kỹ năng về ngoại ngữ và tin học văn phòng vẫn còn khiêm tốn khi xu hƣớng hội nhập kinh tế quốc tế và sự phát triển của công nghệ thông tin ngày càng phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nguồn nhân lực tại chi cục kiểm lâm tỉnh vĩnh phúc (Trang 63 - 66)