Kinh nghiệm của Nghệ An

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động dạy nghề trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 29 - 34)

Là một tỉnh nằm ở vị trí trung tâm vùng Bắc Trung Bộ với diện tích 16.490,25 km2 và dân số 2.929.500 nghìn người, Nghệ An được xác định là một trung tâm kinh tế, văn hóa của vùng với sự tích hợp đa dạng các ngành công nghiệp, cảng, dịch vụ cảng, du lịch và là nơi giao thương, trung chuyển hàng hóa. Trong những năm qua, vấn đề phát triển đào tạo nghề được lãnh đạo tỉnh Nghệ An đặc biệt quan tâm và đã có những chuyển biến tích cực. Tính đến năm 2010, số lao động đã qua đào tạo nghề của toàn tỉnh chiếm 40%

(tăng 7,5% so với năm 2006), trung bình hằng năm đào tạo được trên 45.000 người, giải quyết việc làm cho hơn 165.000 lao động.

Thực hiện Nghị quyết 04-NQ/TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về chương trình phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2006-2010 và Quyết định số 239/2005/QĐ-TTg ngày 30/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án phát triển Thành phố Vinh trở thành Trung tâm Kinh tế - Văn hóa vùng Bắc Trung bộ bằng các giải pháp và cơ chế, chính sách cụ thể trong vấn đề đào tạo nghề, đến nay trên địa bản tỉnh Nghệ An có 62 CSDN, bao gồm: 05 trường CĐN (03 trường địa phương, 02 trường trung ương), 8 trường TCN, 35 trung tâm dạy nghề, 14 cơ sở có dạy nghề. Trong đó, có 37 CSDN công lập, 25 CSDN ngoài công lập (tăng thêm 11 CSDN so với năm 2005).

Hàng năm, năng lực đào tạo của hệ thống dạy nghề trên địa bàn tỉnh Nghệ An đáp ứng cho khoảng 66.000 lao động, quy mô đào tạo tăng từ 31.150 người (năm 2006) lên 66.000 người (năm 2010). Bình quân giai đoạn 2006 - 2010 mỗi năm đào tạo được trên 45.000 người. Trong đó, đào tạo nghề cho lao động miền núi 5.500 - 6.000 lao động/năm, cho các đối tượng chính sách, người tàn tật, bộ đội xuất ngũ và người sau cai nghiện 1.500 người.

Giai đoạn 2006 - 2010, các trường dạy nghề trên địa bàn đã bổ sung thêm 12 nghề đào tạo trình độ trung cấp trên tổng số 30 nghề và 15 nghề được tổ chức đào tạo trình độ Cao đẳng (từ năm học 2007-2008). Đặc biệt một số ngành nghề như: Điện, Điện tử, Cơ khí, Công nghệ ô tô, Du lịch, Thương mại... tại các trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh, Trường Cao đẳng Nghê kỹ thuật Việt - Đức, Trường cao đẳng Giao thông Vận tải miền trung, Trường Công nhân Kỹ thuật xây dựng thuộc Tổng công ty xây dựng Hà nội, Trường CĐN Du lịch - Thương mại Nghệ An, đồng thời đã đào tạo công nhân kỹ thuật lành nghề trình độ cao (đào tạo có ứng dụng khoa học kỹ thuật số) các

nghề Cơ khí chế tạo, Lắp ráp cơ khí, Công nghệ thông tin, Điện, Điện tử tại Trường CĐN Kỹ thuật công nghiệp Việt Nam - Hàn quốc. Bước đầu đáp ứng sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và các nhu cầu sử dụng lao động kỹ thuật ngoại tỉnh và xuật khẩu lao động.

Theo số liệu của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỷ lệ học sinh học nghề tốt nghiệp năm học 2010 - 2011 là 96% trong đó tỷ lệ đạt khá giỏi là 32%, kỹ năng thực hành đạt khá trở lên là 30,4%. Trên 75% hoạc sinh tốt nghiệp các trường dạy nghề vào làm việc tại các doanh nghiệp được đánh giá là có kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp đạt yêu cầu, trong đó số được đánh giá là tốt chiếm trên 39%. Từ năm 2006 đến năm 2010 đã đào tạo cho: 228.528 người bao gồm: CĐN: 8.047 người trong đó nữ: 1.449 (chiếm 18%); TCN: 39.307 người trong đó nữ : 8.373 (chiếm 21,3%); Sơ cấp nghề và da ̣y nghề thường xuyên: 181.147 người trong đó nữ: 66.663 (chiếm 36,8%);

Để đạt được các kết quả trên, tỉnh Nghệ An đã thực hiện tốt và đồng bộ các giải pháp sau:

Thứ nhất : Nâng cao nhận thức xã hội về vai trò , vị trí của đào tạo nghề và học nghề đối với phát triển kinh tế - xã hội

Tăng cường tuyên truyền, giáo dục định hướng cho toàn xã hội nhận thức đúng vị trí, vai trò của dạy nghề trong giải quyết việc làm, trong đảm bảo cơ cấu nguồn nhân lực, về yếu tố có tính quyết định để phát triển kinh tế - xã hội bền vững; nhận thức đúng thang giá trị về dạy nghề để thay đổi hành vi, thu hút phần lớn thanh niên vào học nghề. Nâng cao nhận thức của các doanh nhân về lợi ích của dạy nghề đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, từ đó chủ động tham gia, đóng góp chính và tích cực vào dạy nghề v.v…

Thứ hai: Hoàn thiện cơ chế, chính sách và quản lý nhà nước về đào tạo nghề

Xây dựng, hoàn thiện khung chính sách tài chính để tăng cường huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn cho phát triển dạy nghề. Cải tiến

cơ chế phân bổ và nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước cho phát triển dạy nghề. Tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích và có cơ chế mạnh để thu hút doanh nghiệp tăng cường đầu tư kinh phí cho việc xây dựng. Tiếp tục hoàn thiện thể chế dạy nghề, nhất là cơ chế tài chính đảm bảo lợi ích đối với người dạy nghề, người học nghề, người lao động (tiền lương, vinh danh …), chính sách đối với doanh nghiệp tham gia dạy nghề, …Xây dựng các chính sách hỗ trợ riêng của tỉnh cho các giáo viên dạy nghề được cử đi đào tạo, bồi dưỡng, nhất là đào tạo trình độ cao (sau đại học). Thực hiện chính sách ưu đãi đặc biệt nhằm thu hút nghệ nhân, thợ bậc cao, học sinh, sinh viên tốt nghiệp loại giỏi tham gia công tác dạy nghề.

Thứ ba : Giải pháp phát triển quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo nghề

Xây dựng, qui hoạch phát triển mạng lưới các CSDN trên địa bàn tỉnh phù hợp với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực, nhất là cơ sở đào tạo công nhân kỹ thuật theo Nghị quyết 04 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh. Hình thành hệ thống CSDN theo 3 cấp trình độ đào tạo (Trung tâm dạy nghề, trường TCN, trường CĐN). Các CSDN được phân bổ hợp lý theo vùng, và các ngành kinh tế - dịch vụ trên địa bàn tỉnh. Tập trung đầu tư xây dựng hệ thống trường chất lượng cao, đạt chuẩn quốc gia, khu vực và quốc tế, đáp ứng nhu cầu lao động kỹ thuật cho các ngành kinh tế mũi nhọn, các khu công nghiệp, khu chế xuất... Tiếp tục phát triển và mở rộng quy mô, nâng cao năng lực của các trung tâm dạy nghề, trưởng TCN, trường CĐN. Chuẩn hóa đội ngũ giáo viên dạy các nghề trọng điểm cấp độ quốc gia về trình độ đào tạo, kỹ năng và sư phạm nghề. Tăng cường ngân sách nhà nước đầu tư nâng mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng dạy nghề, trong đó ưu tiên đầu tư phát triển các trường, nghề chất lượng cao, các nghề tiếp trình độ quốc tế, khu vực ASEAN, chuẩn quốc gia và CSDN ở các vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc, Nâng cấp và đầu tư mới các thiết bị dạy nghề cho phù hợp với thực tế sản xuất. Tránh tình

trạng phải đào tạo lại trước khi giao việc. Các CSDN phải đảm bảo đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề tối thiểu cho các nghề đào tạo. Áp dụng công nghệ tiên tiến vào giảng dạy, đặc biệt là công nghệ thông tin, ngoại ngữ trong học tập, tăng thời lượng thực hành, giảm thời lượng lý thuyết. Đối với các nghề trọng điểm quốc gia, xây dựng và ban hành chương trình, giáo trình dạy nghề trên cơ sở tiêu chuẩn nghề quốc gia. Đối với các nghề cấp độ khu vực và quốc tế, tiếp nhận và sử dụng chương trình, giáo trình dạy nghề của các nước tiên tiến trong khu vực ASEAN và quốc tế phù hợp với thị trường lao động Việt Nam.

Thứ tư: Xây dựng hệ thống thông tin về thị trường lao động

Xây dựng và củng cố hệ thống thông tin thị trường lao động đặt tại các Trung tâm giới thiệu việc làm để cung cấp thông tin chính xác, kịp thời; đưa trang Website về thị trường lao động vào hoạt động. Mở chuyên mục “Người tìm việc - việc tìm người” trên một số phương tiện thông tin đại chúng của địa phương. Đồng thời tổ chức các đợt khảo sát, nắm tình hình và khai thác thị trường lao động tại một số tỉnh trong nước và nước ngoài để đàm phán, ký kết hợp đồng cung ứng lao động của tỉnh cho phía đối tác. Hệ thống thông tin về thị trường lao động được cập nhật, xử lý thường xuyên có hệ thống với các chỉ số thống nhất có độ tin cậy cao là một điều kiện quan trọng để nâng cao tính thích ứng của công tác dạy nghề với thị trường lao động trong cả nước nói chung và ở tỉnh Nghệ An nói riêng. Duy trì hoạt động sàn giao dịch việc làm vào ngày 15 và 30 hàng tháng tại Trung tâm giới thiệu việc làm để người lao động nắm bắt được thông tin nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn, trong nước và xuất khẩu lao động.

Thứ năm: Tăng cường nguồn lực và đầu tư quốc tế cho dạy nghề

Tăng cường nguồn lực đầu tư ngân sách nhà nước cho dạy nghề, tăng tỉ lệ ngân sách đầu tư cho dạy nghề so với tổng ngân sách cho giáo dục - đào tạo

lên 10 - 12 % trong giai đoạn 2010-2015. Bên cạnh việc tranh thủ nguồn vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia, tỉnh cần tiếp tục tăng ngân sách các cấp địa phương (tỉnh, huyện) cho dạy nghề, nhất là đối với cấp huyện, đồng thời ngân sách đầu tư cấp huyện phải phân định rõ khoản mục đầu tư ngân sách cho dạy nghề. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút nhiều tập đoàn kinh tế vào Nghệ An để đầu tư hoặc mở các CSDN, mở rộng xã hội hoá dạy nghề đến vùng có nguồn nhân lực dồi dào và có mức sống dân cư cao (khu vực đô thị và vùng đồng bằng). Tranh thủ các khả năng nguồn lực đầu tư quốc tế cho dạy nghề.

Thứ sáu: Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về dạy nghề

Khuyến khích mở rộng và đẩy mạnh các quan hệ hợp tác song phương giữa các CSDN của tỉnh với các cơ sở đào tạo có uy tín và chất lượng trong khu vực và trên thế giới nhằm trao đổi những kinh nghiệm trong đào tạo nghề và tăng thêm nguồn lực để phát triển. Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, tăng cường quy mô và hiệu quả đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức xuất khẩu lao động phổ thông và lao động đã qua dạy nghề.

Thứ bảy : Thực hiện công tác kiểm định chất lượng đào tạo nghề

Thực hiện kiểm định chất lượng dạy nghề theo qui định Luật dạy nghề và hướng dẫn của Bộ LĐTBXH ; có kế hoạch để hàng năm các CSDN đều phải được kiểm định chất lượng dạy nghề. Trên cơ sở kết hợp cơ chế tự chủ kiểm định của cơ sở và tổ chức kiểm định của cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề. Đối với các trường TCN, CĐN định kì thông báo kết quả kiểm định để người học và xã hội đánh giá. Tăng cường thanh tra, kiểm tra dạy nghề để duy trì hoạt động dạy nghề trên địa bàn theo đúng Luật Dạy nghề và các quy định của Bộ LĐTBXH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động dạy nghề trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)