Quy hoạch và phát triển mạng lưới các CSDN:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động dạy nghề trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 56 - 58)

- Tỷ lệ số hộ nông thôn được sử dụng

2.2.4.1 Quy hoạch và phát triển mạng lưới các CSDN:

* Công tác quy hoạch mạng lưới CSDN công lập: Thực hiện Quyết định số: 48/2002/QĐ-TTg ngày 11/04/2002 của Thủ tướng Chính phủ V/v: Phê duyệt quy hoạch mạng lưới Trường Dạy nghề giai đoạn 2002 ÷ 2010, trong đó xác định

"Đến năm 2005 mỗi tỉnh (thành phố) có ít nhất một Trường dạy nghề, mỗi quận huyện có một Trung tâm dạy nghề ngắn hạn và đến năm 2010 một số quận huyện có Trường dạy nghề".

+ Về thành lập Trường TCN công lập: Trước năm 2005, tỉnh Thái Nguyên chưa có Trường TCN thuộc tỉnh. Trong 02 năm (2009-2010), Sở LĐTBXH xây dựng 02 Đề án thành lập Trường TCN công lập thuộc tỉnh là: Trường TCN Nam Thái Nguyên và Trường TCN dân tộc nội trú Thái Nguyên.

+ Về thành lập Trung tâm Dạy nghề công lập cấp huyện: Từ năm 2002 đến hết năm 2006, tỉnh Thái Nguyên từ chỗ chưa có Trung tâm Dạy nghề công lập, Sở Lao động - TBXH đã hướng dẫn các huyện, cùng Liên ngành thẩm định các Đề án thành lập Trung tâm Dạy nghề công lập cấp huyện và trình UBND tỉnh ra Quyết định thành lập mới được 09 Trung tâm Dạy nghề công lập ở 100% các huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh. Riêng giai đoạn năm 2005-2006 thành lập được 04 Trung tâm Dạy nghề công lập cấp huyện. Đến hết năm 2006 tỉnh Thái Nguyên đã hoàn thành việc xây dựng Trung tâm Dạy nghề cấp huyện theo Quyết định số 48/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phát triển mạng lưới Trung tâm Dạy nghề tuyến huyện.

Trong quá trình hình thành mạng lưới Trường TCN và các Trung tâm Dạy nghề tuyến huyện, UBND tỉnh và UBND các huyện đã quan tâm chỉ đạo sát sao để phát triển công tác dạy nghề ở địa phương, từ việc ra chủ trương của UBND tỉnh về thành lập Trường TCN công lập và Nghị quyết của Huyện ủy về việc thành lập các Trung tâm dạy nghề của Huyện, biên chế cán bộ cho các Trường, Trung tâm, quy hoạch đất đai ở những địa điểm thuận lợi để xây dựng, dành kinh

phí của tỉnh, huyện để đầu tư xây dựng cơ bản, trang thiết bị văn phòng và kinh phí khác cho các cơ sở dạy dạy nghề công lập có thể hoạt động được. Từ năm 2002 đến nay, ngân sách của tỉnh, của huyện đã đầu tư trên 30 tỷ đồng cho xây dựng cơ bản và mua sắm trang thiết bị văn phòng ban đầu cho các Trung tâm Dạy nghề.

* Công tác quy hoạch mạng lưới CSDN tư thục: Thực hiện chủ trương xã hội hóa các lĩnh vực hoạt động xã hội theo tinh thần của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, trong những năm qua, xã hội hóa dạy nghề ở tỉnh Thái Nguyên đã bước đầu thu được những kết quả quan trọng, huy động được những tiềm năng và nguồn lực của xã hội, đáp ứng tốt hơn nhu cầu đào tạo nhân lực kỹ thuật cho thị trường lao động.

Khu vực dạy nghề ngoài công lập ở tỉnh Thái Nguyên đã bước đầu hình thành và phát triển: Năm 1998 trên địa bàn tỉnh chỉ có 1 CSDN thuộc doanh nghiệp, đến nay đã hình thành hệ thống các CSDN ngoài công lập bao gồm 20 CSDN tư thục và 2 CSDN thuộc doanh nghiệp (Công ty CP Xuất nhập khẩu Thái Nguyên và Công ty CP Đầu tư và Thương mại TNG) có đăng ký hoạt động dạy nghề với Sở Lao động - TBXH. Giai đoạn 2006 - 2010 đã có 10 CSDN tư thục được thành lập mới, trong đó có 04 trường TCN, 01 trường trung học chuyên nghiệp có hoạt động dạy nghề và 05 CSDN. Tính đến 30/12/2010 toàn tỉnh có 52 CSDN, tăng 17 CSDN so với đầu năm 2006 (chi tiết Phụ lục kèm theo).

Hệ thống các CSDN ngoài công lập đã đóng góp một phần quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu học nghề và giải quyết việc làm của người lao động trên địa bàn tỉnh, góp phần tăng quy mô học nghề (năm 2009 hệ thống CSDN ngoài công lập đã dạy nghề cho tổng số 4.422 người, tỷ trọng dạy nghề ngoài công lập chiếm 13,11% trên tổng số người được dạy nghề trên địa bàn tỉnh) [15, tr.5].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động dạy nghề trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)