Thực hiện rà soát, cơ cấu, quy hoạch lại mạng lƣới các CSDN trên địa bàn theo hƣớng có trọng tâm, trọng điểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động dạy nghề trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 88 - 90)

- Tỷ lệ số hộ nông thôn được sử dụng

3.2.2 Thực hiện rà soát, cơ cấu, quy hoạch lại mạng lƣới các CSDN trên địa bàn theo hƣớng có trọng tâm, trọng điểm

trên địa bàn theo hƣớng có trọng tâm, trọng điểm

Sở LĐTBXH cần tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện rà soát, cơ cấu quy hoạch lại mạng lưới các CSDN trên địa bàn theo hướng có trọng tâm, trọng điểm. Nội dung chủ yếu của việc quy hoạch lại là xác định các CSDN có đủ năng lực và điều kiện để phát triển một cách bền vững trong điều kiện thực tế của địa phương. Cụ thể như sau:

* Cơ cấu lại các trung tâm dạy nghề và các trường dạy nghề công lập do tỉnh quản lý:

- Đối với các CSDN có khả năng tự đảm bảo kinh phí hoạt động: UBND tỉnh ban hành cơ chế quản lý về chất lượng đào tạo và tạo điều kiện về mặt cơ chế, chính sách để phát triển hoạt động dạy nghề trên địa bàn.

- Đối với các CSDN không có khả năng tự đảm bảo kinh phí hoạt động: UBND tỉnh cần thực hiện việc tái cơ cấu và sắp xếp lại nhằm tăng quy mô đào tạo và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước của các cơ sở này. Phương án khả thi là sáp nhập các trung tâm dạy nghề, các trường dạy nghề theo địa bàn nhằm thành lập các CSDN của từng khu vực có những đặc điểm tương đồng về địa lý, về dân cư và nhu cầu đào tạo. Bằng cách này, tỉnh có thể đầu tư tập trung để phát triển các trung tâm dạy nghề này theo các định hướng riêng, phù hợp với điều kiện thực tế của từng khu vực nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong công tác dạy nghề.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh cũng có thể áp dụng các hình thức xã hội hoá đối với các CSDN không có khả năng tự đảm bảo kinh phí hoạt động nhằm huy động thêm các nguồn lực để phát triển hoạt động dạy nghề một cách có hiệu quả trên địa bàn tỉnh.

* Có chiến lược rõ ràng và dài hạn về ngành nghề đào tạo của các CSDN công lập do tỉnh quản lý:

- Đối với các CSDN hoạt động theo cơ chế tự chủ kinh phí: Tỉnh tạo điều kiện để các CSDN có khả năng đa dạng hoá các hình thức đào tạo và bổ sung các ngành nghề đào tạo theo yêu cầu của thị trường.

- Đối với các CSDN do Nhà nước cấp kinh phí hoạt động: Sở LĐTBXH cần tham mưu giúp UBND tỉnh xây dựng đề án phát triển các CSDN này theo một chiến lược rõ ràng và dài hạn. Tránh tình trạng đầu tư dàn trải cho nhiều nghề dẫn đến hậu quả chỉ đào tạo nghề ở trình độ sơ cấp, không có khả năng đào tạo nghề chuyên sâu. Với những nghề trên địa bàn tỉnh đã có các cơ sở đào tạo là các trường cao đẳng do các bộ ngành trung ương quản lý (đặc biệt là các nghề hàn, tiện, cơ khí, luyện kim...) thì tỉnh không nên đầu tư phát triển cho các CSDN mà nên thực hiện đào tạo theo hợp đồng ngắn hạn nhằm tiết kiệm chi phí đầu tư và nâng cao chất lượng đào tạo. UBND tỉnh cần phối hợp với các CSDN để xác định các nghề mũi nhọn, trọng điểm để có chiến lược đầu tư, phát triển dài hạn. Ví dụ: khu vực huyện Đại từ và huyện Đồng Hỷ cần tập trung phát triển nghề trồng và chế biến chè; khu vực huyện Phú Bình và thị xã Sông Công cần phát triển nghề may công nghiệp, khu vực thành phố Thái Nguyên cần phát triển các nghề dịch vụ như nấu ăn, trang điểm, chụp ảnh...

3.2.3 Thay đổi chính sách đầu tƣ, phân bổ kinh phí cho hoạt động dạy nghề để đảm bảo tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực. nghề để đảm bảo tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực.

Từ việc rà soát, quy hoạch lại mạng lưới các CSDN, UBND tỉnh cần xây dựng chính sách đầu tư phù hợp để đảm bảo hiệu quả trong sử dụng kinh phí từ Ngân sách Nhà nước cho hoạt động dạy nghề theo các nguyên tắc sau:

- Tăng cường đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy nghề cho các CSDN trọng điểm (đặc biệt là các CSDN ở khu vực miền núi, vùng

sâu, vùng xa của tỉnh) để tăng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo đồng thời đảm bảo đủ các tiêu chuẩn theo quy định của Nhà nước.

- Đầu tư phát triển cho các nghề trọng điểm;

- Tập trung kinh phí của ngân sách địa phương để phát triển các CSDN công lập. Chỉ hợp đồng đào tạo với các cơ sở ngoài công lập để thực hiện các nhiệm vụ đào tạo nghề trong điều kiện không có cơ sở công lập nào của địa phương đáp ứng được các yêu cầu đào tạo.

- Rà soát lại toàn bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề của các trường, các trung tâm dạy nghề thuộc địa phương quản lý, có biện pháp xử lý kịp thời và xác định trách nhiệm của các cá nhân, tập thể có liên quan đối với những thiết bị đã mua nhưng không có hoặc chưa có nhu cầu sử dụng. Xây dựng quy trình, thủ tục xét duyệt việc cấp kinh phí mua sắm các máy móc, thiết bị dạy nghề dựa trên cơ sở quy hoạch phát triển các CSDN và chiến lược phát triển nghề trọng điểm của địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động dạy nghề trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)