Bối cảnh của tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động dạy nghề trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 79 - 83)

- Tỷ lệ số hộ nông thôn được sử dụng

3.1.1.3 Bối cảnh của tỉnh Thái Nguyên

Trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, xuất phát từ tình hình thực tế, tiềm năng, lợi thế và thực trạng phát triển kinh tế của tỉnh giai đoạn 2006 – 2010, tỉnh Thái Nguyên xác định quan điểm phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2015 như sau: Phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên trong thế chủ động hội nhập và cạnh tranh quốc tế, trong quá trình đổi mới toàn diện của đất nước, trong sự hợp tác chặt chẽ giữa các địa phương trong cả nước, đặc biệt là các tỉnh trong vùng trung du miền núi Bắc Bộ và vùng kinh tế trọng điểm Bắc

Bộ, bảo đảm thu hẹp dần về khoảng cách giữa Thái Nguyên với mức bình quân chung của cả nước, nâng cao vị thế của Thái Nguyên, phấn đấu đưa Thái Nguyên trở thành là một trong những trung tâm kinh tế, văn hoá, y tế, đào tạo của cả nước.

Trong những năm qua, cùng với sự cố gắng, nỗ lực của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đã được sự quan tâm giúp đỡ về nhiều mặt của Đảng, Nhà nước và Chính phủ nên sự tăng trưởng kinh tế liên tục đạt mức cao và thu hút được nguồn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài lớn. Các dự án đầu tư được đăng ký và thực hiện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ngày càng nhiều cả về số lượng và quy mô đầu tư. Tính đến 30/6/2010, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ước có 73 dự án được giới thiệu địa điểm, chấp thuận đầu tư và cấp giấy chứng nhận đầu tư (GCNĐT) với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 5.500 tỷ đồng. Trong đó, số dự án được cấp GCNĐT ước khoảng 17 dự án với số vốn đầu tư đăng ký khoảng 1.000 tỷ đồng, được giới thiệu địa điểm, chấp thuận đầu tư là 56 dự án với vốn đầu tư đăng ký 4.500 tỷ đồng. Số các dự án đầu tư có quy mô lớn cả về diện tích đất sử dụng và vốn đăng ký tập trung nhiều vào lĩnh vực đầu tư khu du lịch sinh thái, đường giao thông, khu đô thị.

Việc nhiều nhà đầu tư tập trung vốn đầu tư vào lĩnh vực xây dựng trung tâm thương mại, khách sạn cao cấp, khu dân cư đô thị, thể hiện sự đánh giá cao của các nhà đầu tư về tương lai phát triển ngành dịch vụ trên địa bàn. Các dự án đầu tư nước ngoài vào tỉnh Thái Nguyên với số lượng không nhiều; Tổng số dự án FDI được cấp GCNĐT còn hiệu lực trên địa bàn tỉnh tính đến tháng 6 năm 2010 ước có 24 dự án, với tổng vốn đăng ký là 243 triệu USD; Tổng vốn đầu tư thực hiện dự án ước đạt 172,9 triệu USD tương ứng 71,15% vốn đầu tư; Riêng 6 tháng đầu năm 2010, tổng vốn đầu tư thực hiện dự án ước đạt 8,035 triệu USD. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 16 dự án

ODA đang thực hiện, ước giải ngân 6 tháng đạt 75 tỷ đồng tương ứng 40% kế hoạch đề ra năm 2010; dự kiến vốn đầu tư nước ngoài thực hiện năm 2010 là 28 triệu USD.

Tỉnh Thái Nguyên cũng thường xuyên và đa dạng hóa các hoạt động xúc tiến đầu tư, vận động đầu tư qua các hoạt động quảng bá, giới thiệu, xây dựng danh mục dự án ưu tiên kêu gọi thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, tổ chức hội thảo thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Lãnh đạo tỉnh cũng thường xuyên có các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc với các nhà đầu tư đến nghiên cứu, tìm hiểu môi trường đầu tư vào tỉnh. Ngoài ra, Thái Nguyên cũng thường xuyên tăng cường và nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu và phù hợp mong muốn của nhà đầu tư,… nhằm mục tiêu làm môi trường đầu tư của Thái Nguyên được cải thiện, hấp dẫn nhà đầu tư. Trọng điểm thu hút đầu tư trong thời gian tới là thu hút vốn FDI vào xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp đã được quy hoạch, thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp tập trung. Trong đó, lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư là lĩnh vực công nghệ cao trong sản xuất linh kiện điện tử, lắp ráp các thiết bị kỹ thuật số, xây dựng công viên phần mềm và công nghiệp hỗ trợ. Để đạt được định hướng trên, tỉnh sẽ tích cực hội nhập quốc tế, tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư… Các cơ sở kinh tế của Thái Nguyên đang trên đà phát triển, sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung đã tác động mạnh đến nhu cầu tuyển dụng lao động qua đào tạo nghề, tạo điều kiện thuận lợi về đầu ra cho quá trình đào tạo nghề.

Từ các điều kiện trên, công tác đào tạo nghề đã và đang được tỉnh quan tâm phát triển, đặc biệt là đào tạo, phát triển đội ngũ công nhân kỹ thuật. Đối với hàng loạt dự án đầu tư vào tỉnh, đặc biệt là các dự án lớn như: Dự án Tổ hợp công nghệ cao Samsung, dự án khai thác chế biến khoáng sản Núi Pháo, dự án Nhiệt điện An Khánh I… ngoài các yếu tố về cơ chế ưu đãi đầu tư, cơ

sở hạ tầng… thì nguồn nhân lực cũng là một yếu tố rất quan trọng góp phần vào thành công của dự án. Tỉnh Thái Nguyên đã hết sức nỗ lực chỉ đạo các địa phương, các nhà trường, CSDN phối hợp với các doanh nghiệp trong việc đào tạo, tuyển dụng lao động, đáp ứng nhu cầu của các đơn vị. Hệ thống các trường nghề được quan tâm quy hoạch, đầu tư, nâng cấp. Hiện tại, tỉnh Thái Nguyên có 52 cơ sở đào tạo nghề, 100% các huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh được đầu tư xây dựng trung tâm dạy nghề công lập.

Thái Nguyên luôn xác định yếu tố con người là khâu đột phá mang tính quyết định trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Ngày 19/07/2012, kỳ họp thứ 4, HĐND tỉnh khóa XII đã thông qua Nghị quyết về Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2012-2020. Kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh khóa XII vừa qua đã thông qua Nghị quyết về thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao về công tác tại các cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể của tỉnh Thái Nguyên. Nghị quyết đã đưa ra những đãi ngộ cả về vật chất lẫn tạo điều kiện thuận lợi cho công tác, cống hiến của những nhân tài làm việc cho tỉnh. Nghị quyết của HĐND tỉnh cũng là bước cụ thể hóa những Đề án, Nghị quyết của Tỉnh ủy trước đó về thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao. Cùng với đó, HĐND tỉnh cũng thông qua chính sách luân chuyển cán bộ. Đây cũng là giải pháp đào tạo, rèn luyện cán bộ được luân chuyển, nâng cao chất lượng hoạt động các cơ quan, đơn vị., CSDN ngoài công lập đang được khuyến khích phát triển.

Thêm vào đó, trong những năm gần đây, quan niệm của người lao động về học nghề đã có nhiều thay đổi, nhiều người đã chọn giải pháp đi học nghề và tìm kiếm việc làm ngay sau khi tốt nghiệp phổ thông với suy nghĩ vào đại học không phải là con đường lập nghiệp duy nhất.

Thực tế hiện nay cho thấy, chọn được nghề phù hợp và học nghề để có tay nghề giỏi cũng được xã hội rất trân trọng và có vị trí xứng đáng trong xã

hội. Nhiều ngành nghề đang thiếu trầm trọng công nhân lành nghề và nhiều doanh nghiệp cũng sẵn sàng trả một khoản thu nhập lớn để tuyển công nhân kỹ thuật. Thậm chí, với một số nghề mặc dù làm việc bằng chân tay nhưng không ít học sinh sau khi tốt nghiệp có thể có mức lương cao. Lương công nhân ở nhiều doanh nghiệp hiện nay cao hơn lương cử nhân đại học.

Những chuyên gia dự báo nguồn nhân lực cũng cho rằng, hiện các doanh nghiệp đang thiếu trầm trọng đội ngũ lao động có tay nghề. Lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp hiện nay chỉ chiếm khoảng 20%, vì thế để kiếm một việc làm tốt với mức thu nhập cao đối với một lao động có nghề dễ hơn một cử nhân đại học. Một số nghề như: hàn công nghệ cao, cơ điện tử, lập trình viên… hiện các khu công nghiệp, khu chế xuất đều đang có nhu cầu rất lớn. Vì vậy nhu cầu học nghề của người lao động trên địa bàn tỉnh (đặc biệt là nhu cầu học nghề của nông dân, học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông) hàng năm rất lớn, tạo thuận lợi cho các CSDN tuyển sinh và đào tạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động dạy nghề trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)