Đa dạng hoá các hình thức dạy nghề.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động dạy nghề trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 58)

- Tỷ lệ số hộ nông thôn được sử dụng

2.2.4.2 Đa dạng hoá các hình thức dạy nghề.

Giai đoạn 2006 - 2010 ngoài mô hình dạy nghề truyền thống tập trung tại các trường, các trung tâm dạy nghề; các CSDN đã phát triển các mô hình dạy nghề lưu động tại các xã, dạy nghề kèm cặp tại các doanh nghiệp, dạy nghề theo phương pháp truyền nghề tại các làng nghề truyền thống, dạy nghề theo địa chỉ gắn với tạo việc làm...

Các đối tượng dạy nghề cũng được phát triển đa dạng và phong phú như: Dạy nghề trình độ sơ cấp cho lao động nông thôn, người tàn tật, người nghèo, thanh niên dân tộc thiểu số... Trong 5 năm 2006 - 2010 có 16.487 lao động nông thôn, 1.739 thanh niên dân tộc thiểu số, 890 người tàn tật được đào tạo nghề trình độ sơ cấp. Nhiều người sau khi được đào tạo nghề đã tự tạo được việc làm, lập cơ sở sản xuất, phát triển kinh tế trang trại, đồi vườn nâng cao thu nhập cho bản thân và gia đình [15, tr.3].

Các CSDN đã từng bước chú ý đến việc giải quyết việc làm cho người lao động sau khi đào tạo bằng các hình thức như: Ký hợp đồng đào tạo theo địa chỉ cho các doanh nghiệp, giới thiệu việc làm cho người lao động sau khi tốt nghiệp, mời các doanh nghiệp về cơ sở tuyển dụng sau mỗi khoá học....Tạo thuận lợi cho người lao động tìm kiếm việc làm, tự tạo việc làm. Bước đầu đã có sự liên kết giữa CSDN với doanh nghiệp trong đào tạo và sử dụng lao động; các doanh nghiệp đã tham gia với các CSDN trong việc hoàn thiện nội dung, chương trình dạy nghề theo yêu cầu của sản xuất; nhận học sinh vào thực tập và làm việc tại doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động dạy nghề trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)