Thuận lợi, khó khăn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động dạy nghề trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 45 - 46)

- Tỷ lệ số hộ nông thôn được sử dụng

2.1.2.1 Thuận lợi, khó khăn

Từ những điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương, hoạt động dạy nghề ở Thái Nguyên có những thuận lợi, khó khăn như sau:

* Thuận lợi

- Công tác dạy nghề được sự quan tâm đầu tư của Trung ương, được Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo, các ngành các cấp tích cực phối kết hợp giải quyết nhiệm vụ chung. Hệ thống mạng lưới các cơ sở dạy nghề tiếp tục được mở rộng, cơ sở vật chất kỹ thuật của các cơ sở dạy nghề từng bước được UBND tỉnh, Bộ Lao động - TBXH đầu tư bổ sung tăng cường, cơ sở dạy nghề ngoài công lập đang được khuyến khích phát triển.

- Quan niệm của người lao động về học nghề đã có nhiều thay đổi, nhiều người đã chọn giải pháp đi học nghề và tìm kiếm việc làm ngay sau khi tốt nghiệp phổ thông. Vì vậy nhu cầu học nghề của người lao động trên địa bàn tỉnh (đặc biệt là nhu cầu học nghề của nông dân, học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông) hàng năm rất lớn, tạo thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề tuyển sinh và đào tạo.

- Các cơ sở kinh tế của Thái Nguyên đang trên đà phát triển, sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung đã tác động mạnh đến nhu cầu tuyển dụng lao động qua đào tạo nghề, tạo điều kiện thuận lợi về đầu ra cho quá trình đào tạo nghề.

- Hội nhập kinh tế quốc tế là một cơ hội lớn đối với công tác đào tạo nghề, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề trong việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, đào tạo đội ngũ giáo viên, liên doanh, liên kết để tăng quy mô và nâng chất lượng đào tạo.

- Được Đảng và Nhà nước tiếp tục dành sự quan tâm đến công tác giáo dục đào tạo nói chung, đến công tác dạy nghề nói riêng.

- Tình hình an ninh chính trị ổn định, kinh tế xã hội của đất nước, của tỉnh tiếp tục phát triển, đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp dạy nghề.

* Khó khăn

- Do dân cư khu vực nông thôn, miền núi sinh sống ở các khu vực phân tán, ít tập trung; điều kiện đường sá đi lại còn nhiều khó khăn, về kinh tế còn nhiều thiếu thốn, người dân còn chưa nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc dạy và học nghề nên việc triển khai, tổ chức các hoạt động dạy nghề gặp nhiều khó khăn.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề vẫn còn trong tình trạng thiếu và lạc hậu. Ở các CSDN, đội ngũ giáo viên cơ hữu còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng, chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ công tác đào tạo nghề trong giai đoạn hiện nay.

- Chưa huy động được nhiều nguồn lực đầu tư cho dạy nghề; nguồn lực đầu tư từ ngân sách Nhà nước còn hạn chế so với yêu cầu và nhiệm vụ của công tác đào tạo nghề. Công tác xã hội hoá dạy nghề triển khai còn lúng túng.

- Quản lý Nhà nước về đào tạo nghề là một lĩnh vực rất rộng, liên quan đến việc thực hiện nhiều chủ trương chính sách lớn của Đảng và Nhà nước (đào tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, cho phát triển kinh tế-xã hội là giải pháp để xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm...), khối lượng công việc quản lý nhà nước về đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh cần thực hiện lớn, trong khi đó biên chế cán bộ làm công tác quản lý Nhà nước về đào tạo nghề ở Sở LĐTBXH còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động dạy nghề trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)