Bối cảnh quốc tế:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động dạy nghề trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 70 - 75)

- Tỷ lệ số hộ nông thôn được sử dụng

3.1.1.1 Bối cảnh quốc tế:

+ Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ sẽ tiếp tục phát triển với những bước tiến nhảy vọt trong thế kỷ 21, đưa thế giới chuyển từ kỷ nguyên công nghiệp sang kỷ nguyên thông tin và phát triển kinh tế tri thức, đồng thời

tác động tới tất cả các lĩnh vực, làm biến đổi nhanh chóng và sâu sắc đời sống vật chất và tinh thần của xã hội. Khoảng cách giữa các phát minh khoa học công nghệ và áp dụng vào thực tiễn ngày càng thu hẹp lại.

Khoa học và công nghệ có tác động to lớn tới toàn bộ đời sống vật chất và tinh thần của xã hội. Phát triển GDĐT, khoa học và công nghệ là cơ sở để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng chiến lược con người, phát triển văn hoá của Đảng và Nhà nước ta. Phát triển khoa học - công nghệ đã và đang là nền tảng và động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá thắng lợi.

Hiện nay, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ trong thời kỳ toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ, tác động đến mọi quốc gia, dân tộc. Tốc độ phát minh khoa học ngày càng gia tăng. Khoảng cách từ phát minh đến ứng dụng rút ngắn. Sự cạnh tranh về công nghệ cao diễn ra quyết liệt. Truyền thông về khoa học - công nghệ diễn ra sôi động. Nhiều tri thức và công nghệ mới ra đời, đòi hỏi con người phải học tập thường xuyên, học tập suốt đời. Quá trình giáo dục phải được tiến hành liên tục để người lao động có thể thích nghi được với những đổi mới của tiến bộ khoa học - công nghệ. Vừa qua, hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ được đẩy mạnh, quản lý khoa học - công nghệ có đổi mới, thị trường khoa học - công nghệ được hình thành,đầu tư cho khoa học được nâng lên. Cùng với GDĐT, khoa học và công nghệ là động lực phát triển kinh tế xã hội, là điều kiện cần thiết để giữ vững độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Khoa học và công nghệ là nhân tố chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và củng cố quốc phòng an ninh. Phát triển khoa học công nghệ để tạo tiền đề cơ sở ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật.

Phát triển khoa học và công nghệ có tác dụng thực hiện tốt hơn nhiệm vụ bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái, bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.

Hiện nay, sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội gắn liền với sản xuất hàng hóa và thị trường, gắn liền với phân công lao động và hợp tác quốc tế, gắn liền với trình độ và năng lực sáng tạo, tiếp nhận và trao đổi công nghệ mới; Xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa trong lĩnh vực kinh tế - xã hội làm cho các quốc gia, kể cả các quốc gia phát triển và các quốc gia đang phát triển phải cấu trúc lại nền kinh tế theo hướng mở rộng liên kết để tối ưu hóa sự cạnh tranh và hợp tác toàn cầu. Muốn thực hiện được điều đó cần phải phát triển khoa học và công nghệ.

Hiện nay, khoa học và công nghệ đang có vai trò to lớn trong việc hình thành nền “kinh tế tri thức” và “xã hội thông tin” , phát triển hàm lượng trí tuệ cao trong sản xuất, dịch vụ và quản lý ở tất cả các quốc gia. Vì vậy, đầu tư cho khoa học và công nghệ là đầu tư cơ bản để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, đầu tư ngắn nhất và tiết kiệm nhất để hiện đại hóa nền sản xuất xã hội và hiện đại hóa dân tộc. Cuộc chạy đua phát triển kinh tế - xã hội trên thế giới hiện nay thực chất là cuộc chạy đua về khoa học và công nghệ, chạy đua nâng cao chất lượng và hiệu quả lao động trên cơ sở hiện đại hóa nguồn nhân lực. Hiện nay khoa học và công nghệ giữ vai trò then chốt trong việc phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, bảo vệ tài nguyên và môi trường, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu qủa, tốc độ phát triển và sức cạnh tranh của nền kinh tế

Phát triển mạnh khoa học và công nghệ sẽ có tác dụng động lực đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế tri thức, góp phần tăng nhanh năng suất, chất lượng, hiệu qủa, sức cạnh tranh của nền kinh tế, sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước, phát huy và sử dụng có hiệu

qủa nguồn tri thức của con người Việt Nam và tri thức của nhân loại. Xây dựng và triển khai lộ trình phát triển kinh tế tri thức đến năm 2020.

+ Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế khách quan, vừa là quá trình hợp tác để phát triển vừa là quá trình đấu tranh của các nước đang phát triển để bảo vệ lợi ích quốc gia. Sự cạnh tranh kinh tế giữa các quốc gia sẽ ngày càng quyết liệt hơn đòi hỏi phải tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng hàng hoá và đổi mới công nghệ một cách nhanh chóng. Quá trình hội nhập và toàn cầu hoá kết hợp với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ, sự phát triển năng động của các nền kinh tế góp phần làm cho việc rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển giữa các nước trở nên hiện thực hơn và nhanh hơn.

Qua thực tiễn diễn ra trên thế giới, hội nhập, cũng như toàn cầu hóa vừa có cơ hội, vừa có thách thức, vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực nên hội nhập quốc tế là một quá trình vừa hợp tác, vừa đấu tranh, vừa tranh thủ, vừa cạnh tranh, vừa bác bỏ, vừa đề xuất. Tác động tích cực hay cơ hội của hội nhập có thể tóm gọn trong những điểm sau: tạo điều kiện mở rộng thị trường, phát triển thương mại và các quan hệ kinh tế khác, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội; tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế tiến bộ hơn; cải thiện môi trường đầu tư-kinh doanh, trên cơ sở đó nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của sản phẩm và của doanh nghiệp; tăng cường nguồn nhân lực; chuyển giao công nghệ-kỹ thuật; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp từng nước tiếp cận thị trường quốc tế; các nhà hoạch định chính sách nắm bắt tốt hơn tình hình và kinh nghiệm phát triển của thế giới; tiếp thu giá trị văn hóa tiên tiến và các ưu việt của văn minh nhân loại; duy trì hòa bình, ổn định khu vực và quốc tế…

Thách thức diễn ra khá gay gắt: cạnh tranh gia tăng, nếu không có cách khắc phục thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn, thậm chí phá sản, nền kinh tế

không phát triển được, thậm chí giảm sút; sự phụ thuộc vào thị trường bên ngoài tăng lên, do đó nền kinh tế dễ bị tổn thương trước những biến động của tình hình quốc tế; khoảng cách giàu nghèo mở rộng nếu phân phối không công bằng; đối với các nước đang phát triển và chậm phát triển, quyền lực nhà nước có thể bị thách thức, bản sắc văn hóa có thể bị xói mòn; chuyển dịch cơ cấu khó khăn ở những nơi tài nguyên cạn kiệt, môi trường bị hủy hoại...

Các mặt tiêu cực hay bất lợi không tác động đến tất cả các lĩnh vực trong đời sống của mỗi quốc gia, nhưng gây thiệt hại nhiều hay ít cho chủ thể hội nhập tùy thuộc vào tiềm năng và khả năng đối phó của mỗi nước và suy cho cùng, lợi ích thu được vẫn lớn hơn cái giá phải trả. Điều này giải thích tại sao hội nhập quốc tế lại là sự lựa chọn của hầu hết các quốc gia. Xu thế này hiện đang chi phối toàn bộ quan hệ quốc tế và làm thay đổi lớn cấu trúc của hệ thống thế giới hiện nay.

Trong những năm qua, Việt Nam đã thực hiện hội nhập quốc tế trong tình hình thế giới biến động nhanh chóng, phức tạp, khó lường, tuy đã đạt được một số thành tựu quan trọng, nhưng còn nhiều mặt yếu kém cần khắc phục, nhất là tư duy hội nhập chưa được quán triệt đầy đủ, khả năng cạnh tranh tuy có ít nhiều tiến bộ nhưng còn yếu kém.

Để phát huy thành tựu, khắc phục những tồn tại yếu kém, thực hiện hội nhập có kết quả, khác với thời kỳ trước đây khi ta hội nhập kinh tế quốc tế là chính, nay chuyển sang hội nhập quốc tế toàn diện bao gồm cả kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, an ninh quốc phòng… với sự tham gia của toàn dân và của cả hệ thống chính trị, cần có một chiến lược tổng thể, dài hạn trên cơ sở tổng hợp khả năng và yêu cầu của các ngành và các địa phương, xác định lộ trình và cấp độ hội nhập bởi vì trong quá trình triển khai hội nhập, có ngành, có lĩnh vực hay địa phương mới tham gia liên kết khu vực, có ngành, có lĩnh vực đã đi ngay vào hội nhập ở cấp độ toàn cầu.

Như vậy, trong bối cảnh thế giới có nhiều thay đổi, quá trình quốc tế hoá sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ và phân công lao động diễn ra ngày càng sâu rộng, chất lượng nguồn nhân lực được coi là yếu tố quyết định thắng lợi trong cạnh tranh phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Đồng thời cạnh tranh về nhân lực chất lượng cao cũng diễn ra mạnh mẽ hơn trên bình diện thế giới, khu vực và quốc gia. Việc mở ra khả năng di chuyển lao động giữa các nước đòi hỏi người lao động phải có kỹ năng nghề cao, có năng lực làm việc trong môi trường quốc tế với những tiêu chuẩn, tiêu chí do thị trường lao động xác định. Đào tạo theo hướng cầu đã trở thành cách tiếp cận đào tạo có hiệu quả đang và sẽ được thực hiện ở tất cả các quốc gia phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Giáo dục nói chung và dạy nghề nói riêng là nền tảng của sự phát triển khoa học - công nghệ, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện đại và đóng vai trò chủ yếu trong việc nâng cao ý thức dân tộc, tinh thần trách nhiệm và năng lực của các thế hệ hiện nay và mai sau. Vì vậy, các quốc gia, từ những nước đang phát triển đến những nước phát triển đều nhận thức được vai trò và vị trí hàng đầu của giáo dục và dạy nghề, đều phải đổi mới giáo dục, đổi mới các hoạt động dạy nghề để có thể đáp ứng một cách năng động hơn, hiệu quả hơn, trực tiếp hơn những nhu cầu của sự phát triển đất nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động dạy nghề trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)