- Tỷ lệ số hộ nông thôn được sử dụng
2.2.3 Đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị, nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cho các cơ sở dạy nghề
ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cho các cơ sở dạy nghề
Tỉnh Thái Nguyên được Bộ LĐTBXH và Tổng cục Dạy nghề đầu tư Dự án Tăng cường năng lực dạy nghề từ năm 2002. Tổng số kinh phí được đầu tư giai đoạn 2006 - 2010 là 51.500 triệu đồng. Trong đó đầu tư xây dựng cơ bản là: 26 tỷ đồng, đầu tư mua sắm thiết bị dạy nghề tổng số: 25.500 triệu đồng. Sở LĐTBXH đã trình UBND tỉnh phân bổ kinh phí cho hệ thống các trường, trung tâm dạy nghề, dịch vụ việc làm của tỉnh. Đối với hoạt động đầu tư xây dựng và mua sắm trang thiết bị dạy nghề, Sở LĐTBXH đã hướng dẫn các đơn vị xây dựng và phê duyệt Kế hoạch đầu tư mua sắm trang thiết bị dạy nghề của các Trung tâm hàng năm. Các Trung tâm đã xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc đầu tư mua sắm trang thiết bị dạy nghề theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước, mở thêm được ngành nghề đào tạo, tăng quy mô đào tạo và nâng cao chất lượng dạy
Theo báo cáo của các CSDN, có 61% số CSDN đã được xây dựng, cải tạo, mở rộng đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập. Hầu hết các CSDN có đủ thiết bị thực tập cơ bản. Một số CSDN được đầu tư tập trung trọng điểm đã có thiết bị hiện đại ở một số nghề, được xây dựng đồng bộ từ phòng học lý thuyết, xưởng thực hành, thư viện, ký túc xá, khu giáo dục thể chất ... Nhờ đó quy mô tuyển sinh đã tăng từ 2 đến 3 lần (như 12 trường do Trung ương quản lý). Tính đến nay toàn tỉnh có 630 phòng học lý thuyết (tăng 284 phòng so với năm 2005), trong đó phòng học kiên cố 524 phòng, chiếm 83,17%; nhà cấp bốn 106 phòng, chiếm 16,83%; 4974 xưởng, phòng học thực hành (tăng 1.591 xưởng, phòng thực hành so với năm 2005). Ngoài hệ thống phòng học lý thuyết, xưởng thực hành nêu trên, các CSDN còn hợp đồng liên kết thêm hàng trăm phòng học lý thuyết tại các xã để dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn, hàng trăm xưởng thực hành của các cơ sở sản xuất phục vụ quá trình thực tập cho học sinh [14, tr.9-10].
Đội ngũ giáo viên dạy nghề (kể cả giáo viên thính giảng) của các CSDN trên địa bàn tỉnh tăng từ 985 người năm 2006 lên 1.579 người năm 2010, gấp 1,6 lần. Trong những năm qua công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề luôn được quan tâm, giai đoạn 2006-2010 có trên 700 lượt cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, cập nhật kỹ thuật, công nghệ mới. Trình độ, chất lượng giảng dạy, công tác của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý được nâng lên; từng bước đáp ứng được yêu cầu của công tác dạy nghề [15, tr.9-10].
Bảng 2.7: Tổng hợp đội ngũ giáo viên dạy nghề của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006 - 2010 NĂM TỔNG SỐ CƠ SỞ DẠY NGHỀ CƠ SỞ DẠY NGHỀ DO TW