Tổ chức xây dựng hệ thống thông tin thị trƣờng lao động, xây dựng mục tiêu và kế hoạch thực hiện các hoạt động dạy nghề trên cơ sở nhu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động dạy nghề trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 86 - 88)

- Tỷ lệ số hộ nông thôn được sử dụng

3.2.1 Tổ chức xây dựng hệ thống thông tin thị trƣờng lao động, xây dựng mục tiêu và kế hoạch thực hiện các hoạt động dạy nghề trên cơ sở nhu

dựng mục tiêu và kế hoạch thực hiện các hoạt động dạy nghề trên cơ sở nhu cầu thực tế của thị trƣờng lao động

Hàng năm tổ chức thực hiện tốt các cuộc điều tra thông tin thị trường lao động như: Điều tra nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp chuẩn bị đầu tư trên địa bàn tỉnh; nhu cầu học nghề của học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông, bộ đội xuất ngũ, thanh niên dân tộc, nông dân .... Khảo sát thực trạng và khả năng đào tạo của các CSDN trên địa bàn tỉnh. Điều tra việc làm và thu nhập của người lao động tại các doanh nghiệp.

Xây dựng hệ thống sàn giao dịch việc làm và thông tin thị trường lao động để kết nối với các sàn giao dịch việc làm trên toàn quốc nhằm cung cấp thông tin kịp thời về lao động, việc làm, dạy nghề cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư và người lao động, đặc biệt là lao động vùng sâu, vùng xa.

Gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo và sử dụng nhằm tận dụng cơ sở vật chất, máy móc trang thiết bị của doanh nghiệp đồng thời đáp ứng được đúng và đủ nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Thiết lập hệ thống thông tin, tư vấn và dịch vụ đào tạo và việc làm để làm cầu nối giữa các doanh nghiệp với CSDN; từng bước hướng các cơ sở đào tạo theo địa chỉ, đào tạo theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp.

Củng cố và phát triển hoạt động của các Trung tâm dịch vụ việc làm, trung tâm đào tạo và cung ứng nhân lực, các sàn giao dịch việc làm để tiếp nhận tất cả những nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp cũng như toàn xã hội, từ đó có định hướng đào tạo nhân lực phù hợp đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm Giới thiệu việc làm, là cầu nối giữa cơ sở đào tạo, người lao động và doanh nghiệp sử dụng lao động.

Việc xây dựng mục tiêu và kế hoạch triển khai các hoạt động dạy nghề phải dựa trên cơ sở thông tin về nhu cầu và khả năng áp dụng thực tiễn của người học. Cụ thể như sau:

+ Đối với người học nghề có thu phí: Sở LĐTBXH, UBND các huyện, các xã phối hợp với các các cơ quan thông tin đại chúng, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức xã hội về dạy nghề. Trong đó, trọng tâm là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, định hướng nghề nghiệp để người lao động và toàn xã hội có nhận thức đúng đắn về học nghề, để thu hút người lao động nhất là thanh niên tham gia học nghề, khắc phục tình trạng thừa thầy, thiếu thợ hiện nay. Tỉnh Thái Nguyên có một số lượng lớn các trường TCN, CĐN thuộc các Bộ quản lý nhưng đóng trên địa bàn, đây cũng là một điều kiện rất thuận lợi cho các đối tượng có nhu cầu học nghề của tỉnh do các cơ sở này được trang bị đầy đủ về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên nhiều kinh nghiệm, đảm bảo chất lượng đào tạo.

+ Đối với người học nghề không thu phí: UBND cấp xã, cấp huyện phối hợp với Sở LĐTBXH thực hiện thống kê tổng số người lao động thuộc các đối tượng chính sách được Nhà nước hỗ trợ kinh phí có nhu cầu học nghề để chuyển đổi nghề nghiệp, phát triển kinh tế trên địa bàn. Từ kết quả điều tra và đăng ký nghành nghề đào tạo của người học, UBND cấp xã, cấp huyện tổng hợp thành các nhóm đối tượng riêng và tổ chức nghiên cứu, đánh giá khả năng áp dụng nghề trong thực tế, định hướng cho người học về tính khả thi và kế hoạch “lập thân, lập nghiệp” sau đào tạo. Với những ngành nghề các cơ sở đào tạo nghề tại địa phương có khả năng đào tạo thì UBND xã, huyện giao các TTDN cấp huyện tổ chức thực hiện. Đối với các ngành nghề người lao động có nhu cầu nhưng địa phương chưa có đủ năng lực đào tạo thì UBND cấp xã, huyện có thể phối hợp với các cơ sở đào tạo bên ngoài hoặc các trường CĐN, TCN trên địa bàn tỉnh để gửi học viên đến đào tạo. Đối với các nghề người lao động có nhu cầu học nhưng kinh phí đào tạo

lớn, vượt định mức theo quy định của Nhà nước thì UBND cấp xã, huyện thực hiện hỗ trợ kinh phí đào tạo theo tỷ lệ. Có như vậy, việc đào tạo nghề mới đi vào thực chất và mang lại được những hiệu quả thiết thực cho người học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động dạy nghề trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)