Tổ chức thực hiện các chiến lƣợc, chƣơng trình, kế hoạch phát triển dạy nghề trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động dạy nghề trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 51 - 53)

- Tỷ lệ số hộ nông thôn được sử dụng

2.2.2 Tổ chức thực hiện các chiến lƣợc, chƣơng trình, kế hoạch phát triển dạy nghề trên địa bàn

triển dạy nghề trên địa bàn

khích đầu tư của tỉnh, đào tạo nghề cho lao động dôi dư do sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước theo Nghị định số 41/2002/NĐ-CP của Chính phủ, đào tạo nghề theo kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của tỉnh và đào tạo nghề theo các dự án, Chương trình mục tiêu quốc gia triển khai tại địa phương. Cụ thể như sau:

- Dạy nghề theo cơ chế ưu đãi khuyến khích đầu tư của tỉnh: Giai đoạn 2006 - 2010, thực hiện các chính sách, cơ chế ưu đãi khuyến khích đầu tư của tỉnh, Sở LĐTBXH Thái Nguyên đã hướng dẫn các huyện, xã tiếp nhận hồ sơ, cùng liên ngành thẩm định các Dự án đào tạo nghề theo cơ chế ưu đãi khuyến khích đầu tư của tỉnh. Giai đoạn 2006-2010 đã trình UBND tỉnh phê duyệt tổng số 08 Dự án đầu tư vào Khu Công nghiệp Sông Công và đầu tư trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (của Công ty Kim Loại Màu Thái Nguyên, Công ty CP Đầu tư và Thương mại TNG, Ban Quản lý Dự án Nhà máy xi măng Quang Sơn và Công ty Vật liệu xây dựng thuộc Tổng C.ty Xây dựng Công nghiệp Việt Nam), đào tạo nghề cho tổng số 5.422 lao động, thu hút vào làm việc tại các Công ty trên.

- Dạy nghề cho lao động dôi dư do sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước theo Nghị định số 41/2002/NĐ-CP của Chính phủ: Sở Lao động - TBXH đã chỉ định 10 CSDN trên địa bàn thực hiện việc đào tạo nghề cho lao động dôi dư theo Nghị định số: 41/2002/NĐ-CP, đã ra Văn bản hướng dẫn cụ thể việc tổ chức thực hiện đối với người lao động, đối với các doanh nghiệp và các CSDN. Tiến hành tiếp nhận hồ sơ và cùng liên ngành thẩm định các Dự án đào tạo nghề cho lao động dôi dư. Giai đoạn 2006-2010 đã trình UBND tỉnh phê duyệt tổng số 08 Dự án (của Trung tâm DVVL - Sở LĐTBXH và Trung tâm DVVL 20/10 Phụ nữ Thái Nguyên), đào tạo nghề cho tổng số 239 lao động dôi dư.

- Dạy nghề theo kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của tỉnh: Hàng năm, UBND tỉnh đã quyết định chi từ ngân sách địa phương để hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động của tỉnh, trong đó: Dạy nghề trình độ độ CĐN, TCN giai đoạn 2005 - 2009 mỗi năm 300 chỉ tiêu, năm 2010 là 400 chỉ tiêu; dạy nghề trình độ độ

sơ cấp: mỗi năm 500 chỉ tiêu đào tạo nghề ngắn hạn cho các đối tượng chính sách xã hội được hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước (năm 2010 giao 900 chỉ tiêu).

- Dạy nghề theo các dự án, Chương trình mục tiêu quốc gia triển khai tại địa phương: Để thực hiện có hiệu quả các phương hướng, chủ trương lớn về dạy nghề, UBND tỉnh đã tổ chức triển khai, thực hiện các chương trình, dự án lớn trên phạm vi cả nước, cụ thể như: Dự án Tăng cường năng lực dạy nghề (thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia GDĐT đến năm 2010); Dự án Giáo dục kỹ thuật dạy nghề; Chương trình mục tiêu quốc gia về Việc làm; Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 (Quyết định 1956/QĐ –TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 27/11/2009);…Bên cạnh đó, Nhà nước còn triển khai các kế hoạch, dự án dạy nghề cho các đối tượng cụ thể như: dự án dạy nghề cho phụ nữ nông thôn, dạy nghề cho người khuyết tật, dạy nghề và hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho các hộ dân bị thu hồi đất, dạy nghề cho lao động sau cai nghiện…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động dạy nghề trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)