Định hƣớng tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động dạy nghề ở Thái Nguyên trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động dạy nghề trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 83 - 85)

- Tỷ lệ số hộ nông thôn được sử dụng

3.1.2 Định hƣớng tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động dạy nghề ở Thái Nguyên trong thời gian tớ

nghề ở Thái Nguyên trong thời gian tới

Để nâng cao hiệu quả, công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động dạy nghề của tỉnh Thái Nguyên cần được thay đổi, cải cách theo định hướng sau:

- Đổi mới và phát triển dạy nghề là sự nghiệp của toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của nhà nước; nhà nước tăng cường đầu tư cho dạy nghề, đồng thời ban hành cơ chế, chính sách thu hút nguồn lực và bảo đảm thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề cho mọi người, tạo điều kiện thuận lợi để huy động toàn xã hội tham gia hoạt động dạy nghề nhằm đẩy mạnh xã hội hóa dạy nghề.

- Đổi mới cơ chế quản lý dạy nghề theo hướng phân cấp mạnh về chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của các cấp, các ngành; tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các CSDN trong cung cấp dịch vụ dạy nghề.

- Đổi mới và nâng cao chất lượng dạy nghề theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá một cách toàn diện, đồng bộ từ mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp đào tạo, phương pháp đánh giá kết quả học tập, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề, cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm tiên tiến của các nước, tạo bước đột phá về chất lượng dạy nghề.

- Chuyển mạnh dạy nghề từ hướng cung sang hướng cầu của thị trường lao động và nhu cầu đa dạng của xã hội; gắn dạy nghề với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, từng vùng, từng ngành, từng địa phương và gắn với tạo việc làm cho người lao động, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

- Đổi mới và phát triển dạy nghề theo hướng đa dạng hoá phương thức, hình thức đào tạo, nghề đào tạo, trình độ đào tạo, trong đó có lựa chọn những nghề mũi nhọn, trọng điểm để ưu tiên đầu tư.

Trong giai đoạn 2011 – 2015, tỉnh Thái Nguyên phấn đấu đạt được các mục tiêu của phát triển dạy nghề như sau [15,tr.11]:

- Mục tiêu chung:

+ Chuyển dạy nghề từ hướng cung sang hướng cầu của thị trường lao động; tăng nhanh quy mô và nâng cao chất lượng dạy nghề; tập trung đào tạo nghề trình độ cao đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh cũng như nhu cầu nguồn nhân lực phục vụ hội nhập kinh tế. Phân luồng đào tạo và phổ cập nghề cho thanh niên.

+ Đẩy mạnh dạy nghề phục vụ chuyển dịch cơ cấu lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa; góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ hộ nghèo.

+ Tập trung đào tạo nghề cho lao động nông thôn, bộ đội xuất ngũ, lao động xuất khẩu, con em đồng bào dân tộc, miền núi, lao động ở các địa phương có đất thu hồi để phát triển công nghiệp.

- Các mục tiêu cụ thể:

+ Quy mô tuyển mới đạt 33.000 người, trong đó: CĐN: 4.000 người; TCN: 10.000 người; sơ cấp nghề: 19.000 người. (10.000 lao động nông thôn, trong đó 4.000 lao động bị thu hồi đất).

+ Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 65,51%, trong đó: lao động qua đào tạo nghề đạt 37,5%.

+ Tăng quy mô tuyển sinh đào tạo CĐN, TCN bình quân hàng năm từ 10% đến 15% để nâng tỷ lệ tuyển sinh đào tạo CĐN, TCN đến năm 2015 đạt 42,4 % đến năm 2020 đạt 46,00% trong tổng quy mô tuyển sinh đào tạo nghề của tỉnh.

+ Tiếp tục tăng quy mô đào tạo sơ cấp nghề để nâng cao năng suất lao động trong nông nghiệp và ngành nghề nông thôn, đồng thời đáp ứng nhu cầu học nghề của nông dân, giải quyết việc làm tại chỗ, chuyển đổi nghề và chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn, miền núi, đáp ứng nhu cầu đào tạo của bộ đội xuất ngũ, thanh niên dân tộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động dạy nghề trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)