Cơ sở pháp lý về quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động dạy nghề ở Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động dạy nghề trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 50 - 51)

- Tỷ lệ số hộ nông thôn được sử dụng

2.2.1 Cơ sở pháp lý về quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động dạy nghề ở Thái Nguyên

Thái Nguyên

Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh công tác dạy nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên, hàng năm UBND tỉnh Thái Nguyên đã chỉ đạo các ngành xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án về dạy nghề và giải quyết việc làm, trong đó đặc biệt quan tâm chú trọng đến dạy nghề gắn với giải quyết việc làm cho thanh niên.

Trong những năm qua, công tác dạy nghề của tỉnh Thái Nguyên tiếp tục phát triển, công tác quy hoạch, kế hoạch, quản lý Nhà nước về dạy nghề từng bước đi vào nề nếp, mạng lưới các CSDN và quy mô dạy nghề đang tăng mạnh. Để đạt được các kết quả đó, công tác quản lý nhà nước về hoạt động dạy nghề trên địa bàn tỉnh đã được thực hiện với các nội dung sau:

2.2.1 Cơ sở pháp lý về quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động dạy nghề ở Thái Nguyên Thái Nguyên

Luật Dạy nghề số 76/2006/QH 11 được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29/11/2006 là cơ sở pháp lý cao nhất cho hoạt động dạy và học nghề trên cả nước, nhằm thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của công tác dạy nghề trong thời kỳ mới. Hiện nay, ngoài Luật Dạy nghề, có 3 văn bản pháp luật khác cũng đang điều chỉnh vấn đề dạy nghề ở các mức độ khác nhau đó là: Bộ luật Lao động (Chương III), Luật Giáo dục (Mục III Chương II), Luật người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (Chương IV). Tuy nhiên, Luật Dạy nghề được xác định là đạo luật chuyên ngành quy định những vấn đề đặc thù, cụ thể về dạy nghề. Vì vậy, ngay sau khi Luật Dạy nghề được thông qua, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội với tư cách là cơ quan quản lý Nhà nước về dạy nghề đã ban hành một số văn bản hướng dẫn thực hiện như: Nghị định 70/2009/NĐ – CP ngày 21/08/2009 Quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về dạy nghề; Quyết định

hành Quy định về chương trình khung trình độ TCN, chương trình khung trình độ CĐN; Quyết định số 71/2008/QĐ – BLĐ TBXH ngày 30/12/2008 về ban hành quy định về thành lập, cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, giải thể trường CĐN, trường TCN và trung tâm dạy nghề;…

Nhận thức tầm quan trọng của việc phát triển nguồn nhân lực nói chung và đào tạo nghề nói riêng trong quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã xác định mục tiêu nâng tỷ lệ người lao động được đào tạo lên 40% vào năm 2010.

Trong những năm qua, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã rất quan tâm chỉ đạo, ban hành nhiều chủ trương, chính sách liên quan đến công tác dạy nghề ở tỉnh, nhằm đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho các Chương trình - kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và đất nước: Quyết định số 2020/QĐ- UBND ngày 03/9/2008 ban hành quy chế tuyển sinh đào tạo nghề và quản lý, sử dụng nguồn kinh phí đào tạo nghề tỉnh Thái Nguyên; Quyết định số 2988/QĐ- UBND ngày 13/11/2009 phê duyệt dự án Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020; Quyết định 1205/2007/QĐ - UBND ngày 22/6/2007 ban hành Quy chế về một số biện pháp thực hiện chính sách khuyến khích, ưu đãi và bảo đảm đầu tư trực tiếp của Chính phủ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; Quyết định số 3358/QĐ-UBND ngày 17/12/2009 Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Thái Nguyên …

Những văn bản trên cùng với hệ thống văn bản hướng dẫn của các Bộ Tài chính, Bộ LĐTBXH, Tổng cục dạy nghề…tạo thành hệ thống cơ sở pháp lý để thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động dạy nghề trên địa bàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động dạy nghề trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)