Hoàn thiện bộ máy và cơ chế quản lý nhằm tăng quy mô và nâng cao chất lƣợng cho hoạt động dạy nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động dạy nghề trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 90 - 98)

- Tỷ lệ số hộ nông thôn được sử dụng

3.2.4 Hoàn thiện bộ máy và cơ chế quản lý nhằm tăng quy mô và nâng cao chất lƣợng cho hoạt động dạy nghề

cao chất lƣợng cho hoạt động dạy nghề

* Tổ chức bộ máy

Tiếp tục kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy quản lý dạy nghề từ tỉnh đến cơ sở. Tăng cường cả số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý dạy nghề. Hoàn thiện hệ thống quản lý về công tác dạy nghề từ cấp tỉnh, cấp huyện tới các CSDN.

Giữ vững và tăng chỉ tiêu tuyển sinh và quy mô đào tạo CĐN, TCN và Sơ cấp nghề. Tiếp tục triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo nghề trình độ sơ cấp cho lao động nông thôn, người nghèo, thanh niên dân tộc thiểu số theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Triển khai thực hiện các chính sách của nhà nước về khuyến khích xã hội hoá giáo dục và dạy nghề như chính sách về đất đai, chính sách về thuế, tín dụng, chính sách thu hút và sử

dụng giáo viên dạy nghề....Tạo điều kiện cho các CSDN thuộc mọi thành phần kinh tế thực hiện đầy đủ quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của CSDN.

Tổ chức rà soát, đánh giá thực trạng các CSDN: Về đất đai, Vốn, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy dạy nghề, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý... Nhằm chuẩn hoá các CSDN theo quy định của Nhà nước.

Thực hiện đúng quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về dạy nghề được quy định tại Nghị định số 70/2009/NĐ-CP ngày 21/8/2009 của Chính phủ. Phân cấp rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc triển khai thực hiện quy hoạch hệ thống CSDN, xây dựng kế hoạch, nội dung chương trình đào tạo nghề. Phối hợp chặt chẽ giữa các cấp từ tỉnh đến huyện, các cơ sở để tổ chức thực hiện nhiệm vụ dạy nghề, giải quyết việc làm trong thời kỳ mới.

* Tiếp tục thực hiện xã hội hoá, tăng cường các nguồn lực tài chính cho hoạt động dạy nghề

Đào tạo nghề là sự nghiệp của toàn xã hội. Tiến hành khuyến khích các hình thức dạy nghề trong các thành phần kinh tế, các tổ chức kinh tế- xã hội. Đầu tư cho dạy nghề là đầu tư cho phát triển bền vững và mang lại hiệu quả kinh tế- xã hội trực tiếp. Để quá trình đào tạo nghề có thể diễn ra thuận lợi cần có sự đầu tư lớn của tất cả các thành phần kinh tế, của tất cả các cơ quan, tổ chức trong xã hội, đặc biệt Nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo trong đầu tư trang bị cơ sở vật chất ban đầu cho các CSDN, nhất là những ngành kinh tế mũi nhọn, những ngành nghề trọng yếu của nền kinh tế quốc dân, cho xuất khẩu lao động và cho những vùng khó khăn; đồng thời tạo điều kiện và môi trường thuận lợi để mọi tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia phát triển đào tạo nghề; đặc biệt là những ngành nghề phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nông nghiệp, nông thôn Đào tạo nghề là sự nghiệp của toàn xã hội vì vậy phải huy động, khơi dậy năng lực của toàn xã hội tham gia vào sự nghiệp dạy nghề. Đào tạo nghề không

chỉ bó hẹp trong các trường dạy nghề, các trung tâm dạy nghề, các lớp dạy nghề mà còn được thực hiện rộng rãi trong sản xuất, trong cộng đồng, trong các xã, bản, làng nghề và công việc của toàn xã hội. Chiến lược đào tạo nghề cần thiết sức mạnh cao nhất của toàn xã hội tham gia

Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hoá dạy nghề, huy động mọi nguồn lực đầu tư cho phát triển dạy nghề; khuyến khích các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội và các cá nhân đầu tư cho dạy nghề.

Tăng cường hình thức dạy nghề tại các doanh nghiệp: Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thành lập trường, trung tâm dạy nghề hoặc cấp phép trực tiếp cho các doanh nghiệp tham gia dạy nghề. Khuyến khích các hình thức dạy nghề gắn với việc làm tại các doanh nghiệp.

* Cơ chế quản lý chất lượng dạy nghề

+ Về nội dung, chương trình đào tạo.

Đối với các trường, trung tâm đã xây dựng xong chương trình đào tạo thì tiếp tục bổ sung và hoàn thiện để đáp ứng với yêu cầu thực tế, Những đơn vị chưa có chương trình phải tổ chức xây dựng theo đúng quy định. Chương trình đào tạo được xây dựng theo hướng nâng cao kỹ năng thực hành, năng lực thực hành, năng lực tự làm việc, năng lực thích ứng với những biến đổi của công nghệ và thực tế sản xuất để tạo điều kiện cho các cơ sở đào tạo chủ động gắn đào tạo với yêu cầu của sản xuất. Tiến hành đào tạo nghề theo mô đun do Tổng cục Dạy nghề đã xây dựng để tạo thuận lợi cho người học, đảm bảo liên thông giữa các trình độ đào tạo nghề và với các trình độ đào tạo khác trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Đổi mới và hiện đại hoá phương pháp dạy và học để phát huy năng lực của giáo viên, tăng cường tính chủ động và tích cực của học sinh, áp dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và học tập. Khuyến khích và tăng cường các hình thức liên kết giữa cơ sở đào tạo nghề với doanh nghiệp để tận dụng cơ sở vật chất,

trang thiết bị, đồng thời kết hợp đào tạo kiến thức và kỹ năng cơ bản tại cơ sở đào tạo với đào tạo kỹ năng nghề nghiệp tại cơ sở sản xuất.

Trong quá trình phát triển, việc đổi mới phương pháp dạy học giữ vai trò quan trọng trong nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Ðổi mới phương pháp dạy học trong trường dạy nghề là một yêu cầu cấp thiết trong quá trình phát triển giáo dục và đào tạo, trên cơ sở pháp lý, lý luận và thực tiễn. Ðổi mới phương pháp dạy học (gồm phương pháp giảng dạy và phương pháp học tập) là kế thừa có chọn lọc các phương pháp dạy học truyền thống kết hợp với các phương pháp dạy học hiện đại, trên cơ sở áp dụng công nghệ tiên tiến như Internet, phần mềm, công cụ hỗ trợ, phòng học bộ môn...

Liên thông trong đào tạo nghề là vấn đề rất quan trọng trong đào tạo nghề. Phải chỉ ra cho người học đi vào thế giới nghề nghiệp không phải là đi vào ngõ cụt. Hệ thống dạy nghề phải mềm dẻo, linh hoạt, đa dạng, liên thông để không hạn chế khả năng phát triển của người lao động. Thực hiện việc liên thông giữa các cấp trình độ đào tạo (bán lành nghề, lành nghề, lành nghề trình độ cao) ngay trong hệ thống dạy nghề và liên thông giữa các cấp trình độ trong hệ thống nhân lực nhằm đảm bảo tạo động lực, điều kiện, con đường phấn đấu vươn lên của người học nghề. Những người học nghề có thể học lên Cao đẳng kỹ thuật, kỹ sư thực hành và các bậc học cao hơn khi có điều kiện. Có như vậy mới thu hút được người giỏi vào lĩnh vực này. Cống hiến và giá trị cao nhất của những người giỏi nghề phải được tôn vinh và đối xử bình đẳng như với các nhà khoa học, các chuyên gia.

+ Đội ngũ giáo viên dạy nghề

Đội ngũ giáo viên dạy nghề nhiệt huyết, có năng lực được xem là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong việc đạt được các mục tiêu về đào tạo nghề. Theo đó, công tác xây dựng đội ngũ giáo viên có năng lực thường xuyên được đưa vào các chiến lược Đào tạo nghề như một mục tiêu chiến lược và một giải pháp đột phá.

Giá trị tham chiếu để xây dựng đội ngũ giáo viên và hướng dẫn viên thực hành nghề là các yêu cầu nghề tương ứng như đã quy định cụ thể trong từng Tiêu chuẩn nghề đối với giáo viên và hướng dẫn viên thực hành nghề. Việc phân tích các yêu cầu nghề cho thấy sự khác biệt rõ nét giữa giáo viên, hướng dẫn viên thực hành nghề với các giáo viên khác. Các giáo viên, hướng dẫn viên thực hành nghề này đòi hỏi phải có hồ sơ năng lực rất khắt khe; trong đó bao gồm các kỹ năng thực hành chỉ tận tay chuyên sâu và lý thuyết nghề cần thiết để thực hiện nghề mà họ dạy hay hướng dẫn. Ngoài ra, cần phải có năng lực sư phạm chung và yêu cầu nghề cụ thể trong lý luận dạy học và phương pháp dạy & học.

Xây dựng đội ngũ giáo viên và hướng dẫn viên thực hành nghề có năng lực cần tính đến số giáo viên dạy nghề cần có (số lượng) cũng như hồ sơ năng lực và trình độ (chất lượng) cần thiết. Ngoài ra, các chứng nhận chính thức cần thiết để giảng dạy/ hướng dẫn học viên tham gia vào các chương trình Đào tạo nghề ở các trình độ Đào tạo nghề khác nhau cũng là một vấn đề rất quan trọng. Các phương pháp xây dựng đội ngũ giáo viên dạy nghề có năng lực một mặt cần chú trọng vào đội ngũ giáo viên hiện có thông qua các biện pháp nâng cao và phát triển (đào tạo tại chức), mặt khác cần có các giải pháp hiệu quả cho công tác đào tạo lần đầu hay đào tạo trước khi hành nghề đối với đội ngũ giáo viên dạy nghề.

Muốn thực hiện mục tiêu đó, cần thực hiện đồng bộ hệ thống các giải pháp trong đó chú trọng các giải pháp cơ bản sau đây:

- Đối với giáo viên dạy sơ cấp nghề và tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn, chủ yếu bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm nghề và kỹ năng dạy học, kiến thức kinh doanh và khởi sự doanh nghiệp. Đối với giáo viên dạy các nghề không nằm trong danh mục nghề trọng điểm, ưu tiên đào ta ̣o, bồi dưỡng chuẩn hóa kỹ năng nghề. Đối với giáo viên dạy các nghề trọng điểm quốc gia , năm 2012 và 2013, hoàn thành xây dựng chương trình và tổ chức bồi dưỡng kỹ năng nghề để bảo đảm đến năm 2014, 100% giáo viên đạt chuẩn về trình độ kỹ năng nghề; đổi

mới phương pháp đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, chú trọng phương pháp thực hành, hoạt động nhóm; đổi mới nội dung và hình thức tổ chức thực tập sư phạm; phối hợp với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, định kỳ hàng năm đưa giáo viên dạy nghề đi thực tế, rèn luyện kỹ năng nghề, chia sẻ kỹ thuật, công nghệ mới... tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

Đối với giáo viên dạy các nghề trọng điểm cấp độ khu vực ASEAN và quốc tế, giai đoạn từ nay đến 2015, tổ chức đào ta ̣o giáo viên theo chuẩn chương trình của các nước tiên tiến trong khu vực ASEAN và trên thế; bồi dưỡng, nâng cao tiếng Anh cho giáo viên giảng da ̣y các nghề tro ̣ng điểm cấp đô ̣ khu vực ASEAN, quốc tế và giáo viên của các trường đa ̣t đẳng cấp quốc tế.

Để thực hiện các nhiệm vụ trên, cần thiết phải thiết kế lại mạng lưới cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề bao gồm: các trường sư phạm kỹ thuật, Học viện dạy nghề, các khoa sư phạm dạy nghề tại một số trường CĐN. Trong đó các trường ĐHSP Kỹ thuật, ngoài việc đào tạo bồi dưỡng giáo viên dạy nghề còn làm nhiệm vụ đào tạo giáo viên hạt nhân cho các khoa sư phạm dạy nghề thuộc trường CĐN; đào tạo trình độ thạc sỹ, tiến sỹ cho giáo viên dạy nghề, trước hết là giáo viên dạy trình độ CĐN, tham gia biên soạn chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề; nghiên cứu và ứng dụng khoa học sư phạm dạy nghề; Học viện dạy nghề thực hiện chức năng đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề, nghiên cứu khoa học dạy nghề; các Khoa sư phạm dạy nghề ở một số trường CĐN thực hiện đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy nghề và bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề, công nghệ mới cho giáo viên dạy nghề. Cùng với việc thiết kế lại mạng lưới cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề, sẽ xây dựng các trung tâm đánh giá để đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề cho giáo viên dạy nghề và cho người lao động khác nói chung.

- Tăng cường các nguồn lực để phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề gồm: nguồn ngân sách nhà nước, đóng góp của người học theo quy định của pháp luật, huy động các nguồn lực xã hội hoá, đầu tư của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong nước, ngoài nước và các nguồn hợp pháp khác. Trong đó, Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc đảm bảo nguồn lực phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề cho toàn hệ thống (không phân biệt hình thức sở hữu). Các dự án về dạy nghề vốn ODA, ADB... phải dành một tỷ lệ kinh phí nhất định để thực hiện đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề, nhất là tổ chức cho giáo viên dạy nghề đi rèn luyện kỹ năng, phương pháp giảng dạy ở các nước tiến tiến, có dạy nghề phát triển.

- Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách để phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề. Rà soát, bổ sung, hoàn thiện các quy định, chế độ, chính sách về đãi ngộ, tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra, đánh giá đối với đội ngũ giáo viên dạy nghề: Xây dựng và ban hành bảng lương riêng đối với giáo viên dạy nghề, quy định phụ cấp đối với giáo viên đạt chuẩn kỹ năng nghề, quy định Nhà nước chi trả học phí đào tạo đối với những người được tuyển dụng vào làm giáo viên dạy nghề. Tổ chức kiểm tra, giám sát đảm bảo việc thực hiện các chế độ, chính sách nhằm tạo động lực thu hút giáo viên dạy nghề toàn tâm, toàn ý phục vụ sự nghiệp đổi mới và phát triển dạy nghề. Có cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư cho các trường CĐN có khoa sư phạm dạy nghề; hỗ trợ kinh phí xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề…

Thực hiện tốt các giải pháp xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề góp phần quan trọng thực hiện thành công và có hiệu quả chiến lược phát triển dạy nghề đến năm 2020 nhằm đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước.

KẾT LUẬN

Dạy nghề là một trong những lĩnh vực ngày càng trở lên cần thiết, quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội không chỉ đối với từng địa phương mà còn trên phạm vi cả nước. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động dạy nghề, một trong những điều kiện tiên quyết là cần phải tăng cường công tác quản lý nhà nước. Nhằm phục vụ mục tiêu này, Đề tài đã tiến hành nghiên cứu một cách có hệ thống từ cơ sở lý luận đến đánh giá thực tiễn công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động dạy nghề trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006 – 2010 để đưa ra định hướng và giải pháp trong thời gian tới, cụ thể:

Thứ nhất, Đề tài đã hê ̣ thống hoá có bổ sung một số lý luâ ̣n cơ bản về hoạt động dạy nghề và vai trò, sự cần thiết và nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động dạy nghề.

Thứ hai, Đề tài đã trình bày thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động dạy nghề trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006 – 2010; phân tích và làm rõ thực trạng để từ đó chỉ ra kết quả, hạn chế của công tác quản lý nhà nước tại tỉnh Thái Nguyên đối với hoạt động dạy nghề và những nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế.

Thứ ba, Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, Đề tài đưa ra định hướng tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động dạy nghề tại tỉnh Thái Nguyên, đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động dạy nghề trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới.

Tuy nhiên, trong khuôn khổ của một luận văn Thạc sĩ, với nội dung và phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động dạy nghề trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 90 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)