Hạn chế và các nguyên nhân chủ yếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động dạy nghề trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 62 - 70)

- Tỷ lệ số hộ nông thôn được sử dụng

2.3.2 Hạn chế và các nguyên nhân chủ yếu

Bên cạnh những thành tích đã đạt được, trong giai đoạn 2006 - 2010, công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động dạy nghề tại tỉnh Thái Nguyên cũng bộc lộ nhiều điểm hạn chế, bất cập. Cụ thể như sau:

Thứ nhất: Công tác quản lý nhà nước về dạy nghề mới chủ yếu là quản lý đầu vào, quản lý quá trình đào tạo, chưa quản lý và kiểm soát được đầu ra cho quá trình đào tạo nghề.

Công tác dạy nghề thời gian qua cung cấp ra thị trường chủ yếu là dựa trên khả năng đào tạo hiện có của CSDN, việc đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp còn hạn chế, chưa phù hợp nhu cầu thị trường lao động dẫn đến tình trạng lao động qua đào tạo vừa thừa lại vừa thiếu.

Hàng năm, căn cứ vào chỉ tiêu được giao, các CSDN triển khai tuyển sinh và đào tạo học viên theo các ngành, nghề được giao. Đối với các trường CĐN, TCN, việc tuyển sinh căn cứ theo nguyện vọng đăng ký và kết quả thi tuyển của học viên. Đối tượng học nghề của các hệ TCN, CĐN (đào tạo nghề chính quy - dài hạn) thường là học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học hoặc phổ thông cơ sở nên việc định hướng nghề nghiệp của học viên chưa thực sự rõ ràng. Đối với các hệ đào tạo ngắn hạn (sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên) theo các chương trình, dự án của Nhà nước nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động, phát triển kinh tế cho khu vực nông thôn, cho các đối tượng thuộc diện chính sách...thì việc dạy nghề thường được thực hiện theo các kế hoạch được duyệt. Nhưng những kế hoạch này lại được lập trên cơ sở khả năng đào tạo hiện có và nguồn kinh phí được cấp, không căn cứ vào nhu cầu của thị trường lao động và khả năng tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm của người học.

Chính từ những nguyên nhân trên, dẫn đến tình trạng phần lớn các cơ sở trên địa bàn tỉnh đều đào tạo các nghề: may, sửa chữa điện dân dụng, cơ khí, hàn, tiện...trong khi đó nhu cầu nhân lực trên địa bàn tỉnh đối với các nghề này không

cao dẫn đến các kết quả đạt được của công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động dạy nghề còn mang nặng tính hình thức và chưa có ý nghĩa mạnh mẽ trong thực tiễn. Một số huyện tổ chức dạy nghề trồng hoa, trồng nấm, thêu ren...cho các lao động thuộc diện được Nhà nước hỗ trợ kinh phí đào tạo nhưng sau khi hoàn thành khoá học, đa số các học viên đều không áp dụng được các kỹ năng, kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống, không thực hiện được mục tiêu chuyển đổi nghề nghiệp, phát triển kinh tế theo định hướng ban đầu.

Thứ hai: Mạng lưới CSDN phát triển chưa hợp lý, quy mô đào tạo còn nhỏ, phân tán, trình độ đào tạo còn thấp (chủ yếu là sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên)

Việc phát triển mạng lưới dạy nghề trong giai đoạn 2006 - 2010 đã đem lại kết quả trên địa bàn tỉnh có tổng số 51 CSDN (bao gồm cả các trường do trung ương và địa phương quản lý). Bên cạnh một số trường có quy mô đào tạo lớn, cơ sở vật chất đầy đủ, trang thiết bị hiện đại thì phần lớn các trung tâm dạy nghề tuyến huyện, các trung tâm dạy nghề thuộc Hội nông dân, Hội phụ nữ, đoàn thanh niên...đều thiếu thốn về cơ sở vật chất: trụ sở, lớp học, bộ máy quản lý, cán bộ giảng dạy, máy móc, trang thiết bị giảng dạy.... Các CSDN này có quy mô nhỏ, phân tán trên địa bàn tỉnh và đào tạo chủ yếu ở trình độ sơ cấp và dạy nghề thường xuyên.

Nguyên nhân của tình trạng trên là do các CSDN được phát triển một cách thiếu tập trung, quan tâm tới số lượng mà không quan tâm khả năng phát triển và nhu cầu của thực tế (mỗi huyện có 1 trung tâm dạy nghề, riêng trên địa bàn thành phố có 11 CSDN) . Trong khi đó, kinh phí từ Ngân sách Nhà nước đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm máy móc, trang thiết bị, bồi dưỡng giáo viên... cho các CSDN còn rất hạn hẹp. Do nguồn kinh phí thấp, lại bị chia nhỏ, phân tán cho nhiều đơn vị nên hoạt động của các CSDN gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn vì không có điều kiện để thu hút những giáo viên giỏi, nhiều kinh nghiệm hoặc đầu

tư đa dạng hoá các ngành nghề đào tạo... Một số trung tâm dạy nghề tuyến huyện (TTDN Đại Từ, TTDN Phú Bình, TTDN Võ Nhai...) tuy đã được thành lập và đầu tư cơ sở hạ tầng (trường lớp, nhà xưởng, máy móc, thiết bị giảng dạy...) nhưng do kinh phí hoạt động hàng năm quá hạn hẹp nên các trung tâm này chỉ hoạt động cầm chừng, không hiệu quả.

Phần lớn các trung tâm dạy nghề tuyến huyện mỗi năm tổ chức được trung bình 10 - 14 lớp học nghề. Toàn bộ các lớp học này đều là học nghề ngắn hạn (3 tháng) dành cho lao động nông thôn, miền núi theo chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn của Chính phủ và được hỗ trợ toàn bộ kinh phí từ Ngân sách Nhà nước. Rất ít các trung tâm dạy nghề tuyến huyện tổ chức được các lớp học theo hình thức tự tuyển sinh và có thu phí hoặc theo hình thức dạy nghề theo đơn đặt hàng. Nguyên nhân của tình trạng trên là do các trung tâm dạy nghề tuyến huyện có số lượng cán bộ và giáo viên ít ỏi (dưới 10 người) nên không có đội ngũ giáo viên đủ năng lực và trình độ để triển khai các lớp dạy nghề mà chủ yếu phải thuê giảng viên của các cơ sở đào tạo khác nên chi phí tổ chức lớp bị nâng cao. Thêm vào đó, dân cư khu vực nông thôn, miền núi có mức thu nhập thấp, nhận thức về nghề nghiệp còn nhiều hạn chế , trong khi tính hiệu quả của lớp học nghề lại chưa được đảm bảo dẫn đến việc người dân chưa thực sự tin tưởng, tham gia và có thể sẵn sằng nộp phí cho việc học nghề. Vì vậy, nhằm tháo gỡ các khó khăn về mặt kinh tế trước mắt, trong khi một số lượng không nhỏ các nhà xưởng, lớp học bị bỏ trống, không sử dụng nên một số trung tâm dạy nghề đã phải cho các đơn vị bên ngoài thuê lại nhà xưởng, lớp học để phục vụ cho các mục tiêu khác mà không thể tiếp tục triển khai các hoạt động dạy nghề như mục đích ban đầu.

Thứ ba: Nguồn kinh phí từ Ngân sách đầu tư để phát triển hoạt động dạy nghề trên địa bàn tỉnh được sử dụng chưa hợp lý, kém hiệu quả

Việc mở rộng mạng lưới dạy nghề trong thời gian qua đã gián tiếp tạo một sức ép nên Ngân sách địa phương về việc cấp đất xây trụ sở, đầu tư kinh phí xây

dựng trường lớp, mua sắm máy móc, thiết bị giảng dạy; chi lương và kinh phí hoạt động cho bộ máy quản lý ....Với tổng số kinh phí đầu tư cho hoạt động dạy nghề giai đoạn 2006 – 2010 là 51.500 triệu đồng, nhiều TTDN được thành lập và xây dựng mới, nhiều máy móc, trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy được đầu tư...Tuy nhiên, do phần lớn các cơ sở này đều hoạt động dựa trên nguồn kinh phí NSNN cấp hàng năm, chỉ thực hiện được hoạt động dạy nghề theo các chỉ tiêu kế hoạch, ngành nghề đào tạo không thực sự thiết thực và hấp dẫn...Do vậy, về bản chất, tỉnh Thái Nguyên đã cho phép thành lập một số lượng lớn các cơ sở để phát triển hoạt động dạy nghề tại địa phương nhưng UBND tỉnh lại không có đủ kinh phí đầu tư, chính sách, chế độ quản lý để xây dựng và phát triển vững mạnh tất cả các cơ sở đó. Chính điều này dẫn đến việc nhiều CSDN mới được thành lập nhưng chỉ trong thời gian ngắn đã rơi vào tình trạng “sống lay lắt” hoặc “chết yểu” do khi nào có kinh phí thì tổ chức một vài lớp học nghề theo kế hoạch được duyệt, không có kinh phí thì đóng cửa hoặc tìm những phương thức khác để giải quyết các khó khăn về kinh tế trước mắt của đơn vị... Thực trạng này cho thấy sự lãng phí trong việc sử dụng kinh phí đầu tư từ Ngân sách Nhà nước do chủ trương đầu tư dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm cho hoạt động dạy nghề.

Bên cạnh đó, nhiều CSDN được đầu tư từ nguồn kinh phí của các Chương trình mục tiêu quốc gia lại diễn ra phổ biến tình trạng “chạy vốn”. Có nghĩa là hàng năm, căn cứ vào nhu cầu mua sắm, máy móc trang thiết bị do các đơn vị này lập nên, UBND tỉnh giao Sở LĐTBXH và Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh xem xét quyết định phê duyệt dự toán, kế hoạch mua sắm và phân bổ nguồn kinh phí cho các đơn vị. Phần lớn các đơn vị đều báo cáo nhu cầu và lập kế hoạch mua sắm theo hướng nhằm nhận được số kinh phí phân bổ là lớn nhất mà không quan tâm đến sự cần thiết, hiệu quả sử dụng của các máy móc, trang thiết bị được đầu tư. Nhiều đơn vị cố gắng lồng ghép các nội dung về mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công tác điều hành, quản lý, đồ dùng văn phòng ...vào kế hoạch mua

sắm các máy móc, thiết bị theo Chương trình mục tiêu quốc gia nhằm sử dụng kinh phí của Chương trình mục tiêu cho mục đích điều hành, quản lý. Điều này cũng dẫn đến việc phần lớn các CSDN đều thực hiện mua sắm các trang, thiết bị, máy móc cho các nghề: hàn, tiện, may xuất khẩu, tin học văn phòng... do các nghề này cần tới nhiều loại máy móc, thiết bị và các loại máy móc, thiết bị này đều có giá trị tương đối lớn.

Từ nguyên nhân trên dẫn đến nhiều thiết bị mua về không sử dụng, hiệu quả sử dụng thiết bị là rất thấp, đào tạo nghề thưa thớt. Một số thiết bị đã nhiều năm không sử dụng lại, trình trạng lưu kho kéo dài, một số thiết bị đang trong trình trạng hư hỏng và xuống cấp. Theo Báo cáo kiểm toán Dự án tăng cường năng lực dạy nghề giai đoạn 2006 – 2010 tại tỉnh Thái Nguyên, các CSDN có thiết bị chưa sử dụng chiếm tỉ lệ cao như: TTDN huyện Phú Lương 34,7%; TTDN Sông Công 26%; TTDN Thái Nguyên 17,5%; TTDN Định Hóa 35%; TTDN Phú Bình 15%; TTDN 20-10 36%; TTDN Võ Nhai 45%, TTDN Đại Từ 50%.... [7, tr.12].

Thêm vào đó, trong điều kiện các CSDN công lập đang phải rất nỗ lực để tăng quy mô đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo nhằm thu hút học viên và khai thác hiệu quả hơn cơ sở vật chất, máy móc thiết bị, đội ngũ cán bộ...đã được Nhà nước đầu tư thì trong một số năm qua (từ năm 2008 đến năm 2010), một lượng kinh phí không nhỏ tổ chức các lớp học nghề cho lao động nông thôn lại được phân bổ cho các CSDN ngoài công lập. Điều này dẫn đến tình trạng lãng phí các nguồn lực đã đầu tư cho các CSDN công lập mà không được sử dụng đến trong khi cơ quan chịu trách nhiệm về công tác dạy nghề trên địa bàn tỉnh là Sở LĐTBXH lại gặp khó khăn nhiều hơn do không kiểm soát được chất lượng dạy nghề của các cơ sở này. Có thể hiểu rõ hơn sự khác biệt này như sau:

+ Các CSDN công lập được thành lập, đầu tư và hoạt động từ nguồn kinh phí của Nhà nước nên phải thực hiện các nhiệm vụ chính trị do Nhà nước giao và

chịu trách nhiệm về hiệu quả công việc của mình với các cơ quan quản lý Nhà nước cấp trên.

+ Các CSDN ngoài công lập hoạt động dựa trên cơ sở “lấy thu bù chi” và bản chất là việc kinh doanh nhằm mục tiêu lợi nhuận. Các đơn vị này phải thực hiện theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về hiệu quả đào tạo theo thoả thuận với các học viên đã nộp học phí cho khoá học.

Từ sự phân tích trên, có thể thấy nếu giao cho các đơn vị ngoài công lập thực hiện việc tổ chức các lớp đào tạo nghề được Nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí thì có thể nhận định ngay rằng một phần kinh phí đó đã trở thành lợi nhuận của cơ sở đào tạo. Cá biệt, có trường hợp cơ sở ngoài công lập nhận kinh phí tổ chức lớp, sau đó do không đủ năng lực đào tạo nên phải thuê lại cơ sở công lập trên cùng địa bàn để thực hiện với mức chi phí thấp hơn. Như vậy, việc giao kinh phí tổ chức các lớp học theo hình thức được hỗ trợ 100% kinh phí cho các cơ sở ngoài công lập, trong khi các CSDN công lập có đủ năng lực và kinh nghiệm thực hiện tốt công việc này là một sự lãng phí và thất thoát vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước cho hoạt động dạy nghề mà nguyên nhân là do yếu kém trong công tác quản lý.

Thứ tư: Về cơ bản, hoạt động dạy nghề chưa đảm bảo chất lượng và khả năng “tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khoá học” cho người học nghề

Xuất phát từ những hạn chế trong việc xây dựng kế hoạch đào tạo nghề, công tác quy hoạch mạng lưới các CSDN và sử dụng kinh phí đầu tư cho hoạt động dạy nghề dẫn đến kết quả chất lượng đào tạo nghề của nhiều cơ sở chưa cao. Các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy nghề (cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề, đội ngũ giáo viên) của các CSDN tuy đã được tăng cường nhưng vẫn còn hạn chế so với yêu cầu thực tế và chưa phù hợp với nhu cầu của thị trường. Đội

ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề tuy đã được đào tạo, bồi dưỡng nhưng so với yêu cầu thực tế còn thiếu và một số chưa đạt chuẩn theo quy định.

Hầu hết các cơ sở đào tạo nghề vần đang áp dụng các chương trình và tài liệu đào tạo quá cũ kỹ lạc hậu được biên soạn theo những tiêu chuẩn cấp bậc thợ được ban hành từ những năm 70. Ở các trường này ngoài trang thiết bị lạc hậu, cơ sở vật chất tồi tàn thì giáo trình dùng trong giảng dạy tại các trường này; được xây dựng theo phương pháp truyền thống lạc hậu, chậm cập nhật kiến thức mới nên phần nào ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo. Phần lớn các trường vẫn giảng dạy theo phương pháp truyền thống, tỷ lệ sử dụng máy vi tính trong giảng dạy còn ít.

Trang thiết bị sử dụng cho luyện tập, kỹ năng thực hành ở các trường thực hành nghề còn thiếu cả về số lượng lần chất lượng. Có khoảnh 19% số thiết bị là tương đối phù hợp với công nghệ sản xuất hiện nay, trong đó có tới 14% số thiết bị đã quá cũ và lạc hậu; 9,75% thiết bị sản xuất được sản xuất từ năm 1975-1985; 36,14% số thiết bị được sản xuất từ năm 1986 - 1995, 39% số thiết bị được sản xuất từ năm 1996 – 2000. Mặc dù trong những năm gần đây Nhà nước đã tăng cường đầu tư kinh phí để trang bị máy móc, thiết bị phục vụ cho công tác dạy nghề nhưng nhìn chung về tổng thể trang thiết bị dạy nghề của các CSDN vẫn còn thiếu về số lượng và lạc hậu so với kỹ thuật, công nghệ sản xuất [7, tr.4].

Bên cạnh đó, trong khi nhu cầu về đào tạo nghề tại địa phương đang đặt ra như một vấn đề bức thiết cả về số lượng và chất lượng thì cơ cấu đội ngũ giáo viên như trên vẫn cón thiếu và chưa đáp ứng được nhu cầu cấn thiết của xã hội. Bên cạnh những giáo viên có trình độ và tâm huyết với nghề thì vẫn còn không ít giáo viên có trình độ kém và không tâm huyết với nghề. 50% giáo viên trong các trường đào tạo nghề thiếu những kiến thức kĩ năng về sư phạm và thực hành và chỉ dạy được lí thuyết. Một bộ phận khác có trình độ về lí thuyết nhưng chưa được đào tạo về sư phạm.

Sở dĩ như vậy là vì chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ giáo viên này còn quá thấp và hạn chế; chưa có chế độ riêng, đặc thù cho giáo viên dạy nghề nhưng vẫn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động dạy nghề trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 62 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)