Thế nào là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP)

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển nhân rộng mô hình sản xuất vải thiều theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) tại huyện lục ngạn bắc giang (Trang 34 - 40)

2.1.3.4. Vai trò của cây vải đối với kinh tế-xã hội của huyện

2.1.2.1.Thế nào là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP)

Ra đời từ năm 1997, GAP là sáng kiến của những nhà bán lẻ Châu Âu (Euro- Retailer Produce Working Group) nhằm giải quyết mối quan hệ bình đẳng và trách nhiệm giữa người sản xuất sản phẩm nông nghiệp và khách hàng của họ. GAP (Good Agricultural Practice) có nghĩa là thực hành nông nghiệp tốt.

Thực hành nông nghiệp tốt là những nguyên tắc được thiết lập nhằm đảm bảo một môi trường sản xuất an toàn, sạch sẽ, thực phẩm phải đảm bảo không chứa các tác nhân gây bệnh như chất độc sinh học (vi khuẩn, nấm, virus, ký sinh trùng ) và hóa chất (dư lượng thuốc BVTV, kim loại nặng, hàm lượng nitrat), đồng thời sản phẩm phải đảm bảo an toàn từ ngoài đồng đến khi sử dụng.

GAP bao gồm việc sản xuất theo hướng lựa chọn địa điểm, đất đai, phân bón, nước, phòng trừ sâu bệnh hại, thu hái, đóng gói, tồn trữ, vệ sinh đồng ruộng và

vận chuyển sản phẩm,… nhằm phát triển nông nghiệp bền vững với mục đích đảm bảo:

An toàn thực phẩm

An toàn cho người sản xuất Bảo vệ môi trường

Truy nguyên được nguồn gốc sản phẩm.

Tiêu chuẩn của GAP về thực phẩm an toàn tập trung vào 4 tiêu chí sau:

* Tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất: Mục đích là càng sử dụng ít thuốc BVTV càng tốt, nhằm làm giảm thiểu ảnh hưởng của dư lượng hóa chất lên con người và môi trường. Các biện pháp kỹ thuật được áp dụng gồm: Quản lý phòng trừ dịch hại tổng hợp, quản lý mùa vụ tổng hợp, giảm thiểu dư lượng hóa chất

* Tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm: Các tiêu chuẩn này gồm các biện pháp để đảm bảo không có hóa chất, nhiễm khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch. * Môi trường làm việc: Mục đích là để ngăn chặn việc lạm dụng sức lao động của nông dân. Môi trường làm việc gồm: Các phương tiện chăm sóc sức khỏe, cấp cứu, nhà vệ sinh cho công nhân; đào tạo tập huấn cho công nhân, phúc lợi xã hội.

* Truy nguyên nguồn gốc: GAP tập trung rất nhiều vào việc truy nguyên nguồn gốc. Nếu khi có sự cố xảy ra, các siêu thị phải thực sự có khả năng giải quyết vấn đề và thu hồi sản phẩm bị lỗi.

2.1.2.2.Quy trình thực hành nông nghiệp tốt (GAP) trong sản xuất vải quả:

Các biện pháp canh tác

chọn lựa đất trồng

a) Đối với vùng vải trồng mới + vị trí đất trồng:

- Cách xa nhà máy hoá chất, xa bệnh viện, xa các khu chế xuất có khả năng ô nhiễm, không nằm trên trục đường thường xuyên vận chuyển các chất có khae năng gây ô nhiễm.

+ Chất lượng đất:

- Đất trồng vải trước khi quyết định chon, đươc phân tích hàm lượng các kim loại nặng: Asen (As), thuỷ ngân (Hg), Đồng (Cu), Candimi (Cd), Kẽm (Zn)...cỏc loại thuốc trừ dịch hại bền vững cất giữ, tiêu huỷ hay dùng trước đó.

- Không trồng vải những nơi có nguy cơ cao về ô nhiễm hóa học và sinh học . - Nơi có rủi ro cao về ô nhiễm hoá học và sinh học đã được xác định, nếu bắt buộc phải trồng trên đất đó, cần có biện pháp xử lý để giảm thiểu rủi ro, cần giám sát chặt chẽ để đảm bảo sản phẩm không bị ô nhiễm. Các văn bản đánh giá cần được lưu giữ.

b) đối với vùng vải đã trồng

+ Kiểm tra chất lượng đất đã trồng vải:

- Tiến hành phân tích kiểm tra (như đất mới trồng) hàm lượng các kim loại nặng, các loại thuốc trừ dịch hại bền vững đã dùng trước đó để có biện pháp xử lý kịp thời.

- Đánh giá khả năng nguy cơ nhiễm VSV hại. - Kiểm tra nguồn nước tưới.

+ Cách xử lý:

- Xác định chính xác nguyên nhân gây ô nhiễm (ô nhiễm từ các bãi rác thải, từ nguồn nước chảy ra từ bệnh viện, nước từ nhà máy hoá chất hay cơ sở chế biến nguyên liệu từ động vật...) từ nguyên nhân chính gây ô nhiễm có biện pháp khắc phục cụ thể.

- Nếu trường hợp không thể khắc phục được, bắt buộc phải chuyển đổi sang cõt trồng khác trong một thời gian quy định.

Trồng cây (vùng vải trồng mới)

- Giống phải có nguồn gốc xuất sứ rõ ràng, đủ tiêu chuẩn về chất lượng. - Giống phải sạch sâu, bệnh.

+ Thời vụ trồng:

Thời gian trồng vải tốt nhất vào hai thời vụ chính là: vụ xuân và vụ thu. Vụ xuân từ tháng 2-3 khi mưa xuân, đất đủ ẩm thì tiến hành trồng. Vụ thu trồng vào tháng cuối tháng 8 và trong tháng 9. Như vậy cây sẽ sống đạt tỷ lệ cao.

+ Khoảng cách và mật độ trồng:

Khoảng cách trồng từ 8ì8 m (đất tốt) hoặc 6ì6 m (đất xấu) trồng 160-278 cõy/ha. + Kỹ thuật trồng:

Đào hố:

- Phương pháp đào: đất bằng đào theo hình năng sấu, đất đồi dốc cho phép đào theo đường đồng mức.

- Kích thước hố: 0,4-0,6m ì0,8ì0,8m (Đồng bằng) hoặc 0,6-0,8mì1m ì1m (trung du, miền núi).

- Kỹ thuật đào lấp hố: khi đào để nửa đất mặt một bên, nửa đất đáy một bên. Khi lấp cần cuốc sả thành hố xuống trước sau đó mới cho hỗn hợp phân xuống sau (nửa đất mặt xuống trước nửa đất đáy xuống sau) vun thành ụ cao so với mặt đất 15-20cm. Đào hố ít nhất trước 20-30 ngày rồi mới trồng.

+ Phân bón lót:

- Đồng bằng: bón 0,5 kg Supper lân và 20-30 kg hữu cơ hoai mục.

- Miền nỳi: bón 0,6 kg Supper lân, 0,6 kg Kali và 30-40 kg hữu cơ hoai mục. + Trồng cây: khoét giữa ụ 1 hố nhỏ, đặt bầu cây ngang với mặt đất, lấp đất lại, nén nhẹ, cắm cọc cố định cây, tưới nhẹ.

Sử dụng nước tưới

+ Nguồn nước tưới:

- Kiểm tra nguồn nước tưới trước khi dùng (mục 2.2.2 phần II).

- Sử dụng nguồn nước sạch từ Sông, suối, ao, hồ hoặc giếng khoan không bị ô nhiễm.

+ Điều kiện tưới nước:

- Gặp khô hạn cần tưới nước cho cây (Chú ý trước Đông chí từ 20-25 ngày không nên tưới nước, vì tưới lúc này có hiện tượng cây ra lộc hoặc vừa ra lộc ra hoa).

- Đặc biệt sau mỗi đợt bón phân, trong các đợt lộc hình thành cần tưới ẩm cho cây.

-Từ khi đậu quả đến khi thu hoạch cần tưới ẩm đều đất không để đất khô ngắt quãng nếu đất quỏ khụ gặp mưa hay tưới nước sẽ gây rụng quả.

+ Kỹ thuật tưới:

- Tưới làm nhiều lần, không tưới sũng nước.

- Tưới lúc trời mát hoặc ban đêm, không tưới vào lúc trời đang nắng hoặc nắng to.

Kỹ thuật sử dụng phân bón an toàn

+ Nguồn phân bón:

- Các loại phân bón và các chất bón thêm vào đất phải được chọn lọc, đồng thời cần thực hiện các biện pháp để giảm thiểu sự rủi ro.

- Chỉ sử dụng phân bón không nhiễm cỏc hoỏ chất và các vi sinh vật gây hại. - Các loại phõn trõu, bũ, gà, vịt phân chuồng tươi cần phải ủ hoai mục trước khi dùng. Việc xử lý được thực hiện ngay tịa các gia đình bằng cách ủ hoai mục trong các bể hoặc hố ủ để hạn chế ô nhiễm môi trường và nguồn nước. Chỉ sử dụng phân chuồng đã hoai mục.

- Không sử dụng nước phân chuồng tươi tưới trực tiếp cho cây, đặc trong thời gian cây đang mang hoa, quả.

- Việc sử dụng các loại phân bón vô cơ phải được ghi lại chi tiết: tên sản phẩm ngày và vùng xử lý, tỷ lệ sử dụng.

- Vườn vải mới trồng thời kỳ kiến thiết cơ bản (Bình quân cho 1 cây) - Phân chuồng hoai mục: 0,5 kg – 10 kg (1,5 - 3 tấn/ha)

- Phân đạm Urea: 0,2 – 0,4 kg (23 - 50 N/ha) - Phân Super: 0,5 – 1,0 kg (22 – 43 P2O5/ha) - Phân Kali suphat: 0,2 – 0,5 kg (27 – 67 K2O/ha) - Vườn cho quả thời kỳ kinh doanh (Bình quân cho 1 cây) - Phân chuồng hoai mục: 20 – 30 kg (5 – 8 tấn/ha) - Phân đạm Urea: 0,8 – 1 kg ( 100 - 130 N/ha) - Phân lân Super: 2,0 – 3,5 kg ( 22 – 43 P2O5/ha) - Phân Kali sulphat: 1,2 – 1,5 kg (162 – 202 K2O/ha) Hoặc bón phân chuồng + 10 -12 kg NPK (có tỷ lệ 5: 7:6 hoặc 5:10:3). + Cách bón phân:

Đào rãnh xung quanh hình chiếu tỏn cõy, độ sâu rãnh khoảng 20 cm, rộng 20 – 30 cm, rải đều phân, lấp đất laij hoặc rải đều phân trên mặt đất dưới tán lá rồi xới nhẹ và lấp mỏng có điều kiện phủ gốc là tốt nhất.

Đối với vườn vải ở thời kỳ kinh doanh bón phân chia làm 3 lần: Lần 1:

+ Thời gian bón: ngay sau khi thu hoạch, cây vải phcụ hồi sau thu hoạch chuyển sang giai đoạn phát triển lộc hố (thỏng 7).

+ Lượng phân bón: bón toàn bộ phân chuồng và bón 2/3 lượng phõn hoỏ học cả năm.

+ Phương phỏp bón: đào rãnh xung quanh cỏch mộp ngoài hình chiếu tán đào sâu 20 cm và rộng 20-30cm. Với vườn cây giao tỏn bún trờn bề mặt đất dưới tỏn cõy, xới lớp đất mỏng. Chú ý những cây xanh tốt không cho quả hoặc phía cành vụ trước đó không cho quả có thể khụng bún hoặc bún ớt.

Lần 2:

+ Phương phỏp bún: bún rải đều trên mặt đất dưới tỏn cõy rồi lấp đất mỏng hoặc bón xong tưới ẩm cho cây. Chú ý khụng bún cho những cây chưa phát triển hoa rõ rệt.

Lần 3:

+ Thời gian bún: bún khi cây vải đang hình thành quả non ( tháng 4).

+ Lượng phân bón: bón hết lượng phân còn lại có thể bón bổ sung thờm phõn Kali với lượng: 0,2 – 0,3 kg/cõy.

+ Phương phỏp bón: Như bón phân lần 2. chú ý cây không mang quả hoặc ít quả không cần bón bổ sung.

Tạo tán, tỉa cành

- Ngay sau khi thu hoạch cần phải cắt tỉa cành tăm, cành khuất, cành dập gẫy và cành vượt để loại bỏ cành bị hư, cành vô hiệu, giảm bớt than cành giỳp cõy chống gió bão và giảm bớt sụ trú ngụ của sâu bệnh trong tỏn cõy.

- Thường xuyên sau mỗi đợt lộc cần tỉa bớt các cành khuất, cành tăm, cành vượt và cành bị sâu bệnh hại nặng. Thường xuyên tạo tán theo hình mâm xôi hoặc bánh dầy, có khoảng cách từ mặt đất tới tán cao khoảng 70-80cm (đối với vườn vải mới trồng).

- Tất cả các cành đốn tỉa đều phải thu gom đem đốt, để hạn chế nguồn sâu bệnh lây lan.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển nhân rộng mô hình sản xuất vải thiều theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) tại huyện lục ngạn bắc giang (Trang 34 - 40)