Kết quả vả hiệu quả kinh tế sản xuất vải theo tình hình kinh tế của hộ ở

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển nhân rộng mô hình sản xuất vải thiều theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) tại huyện lục ngạn bắc giang (Trang 80 - 82)

Phần IV : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3.3. Kết quả vả hiệu quả kinh tế sản xuất vải theo tình hình kinh tế của hộ ở

điểm điều tra năm 2012

Trên đõy chúng tôi đã đề cập đến kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất vải quả theo vùng địa lý, theo giống. Để có cách nhìn khái quát và toàn diện hơn nữa nhằm đỏnh giá khách quan thực trạng phát triển sản xuất vải ở Lục Ngạn năm 2006, nghiên cứu tiếp tục đề cập đến kết quả và hiệu quả sản xuất vải quả ở các hộ điều tra theo tình hình kinh tế hộ giàu khá, trung bình và nghèo.

Bảng 4.10: Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất vải theo tình hình kinh tế của hộ ở điểm điều tra năm 2012 (tính bình quân cho 1 ha)

Chỉ tiêu Nhóm hộ theo VietGAP Nhóm hộ không theo VIETGAP Năng suất tấn/h a 5,62 5,00

Tổng giá trị sản xuất (GO) 1000đ 67.440,00 35.500

Chi phí trung gian (IC) 1000đ 14.637,92 15.324

Giá trị gia tăng (VA) 1000đ 52.802,08 20.176

Lao động công 195,00 170

IC/1 tấn sản phẩm 1000đ 2.604,61 3.064,8

VA/1 tấn sản phẩm 1000đ 9.395,39 4035,2

GO/IC lần 4,61 2,32

MI/IC lần 3,54 1,24

GO/1 công lao động 1000đ 345,85 208,82

VA/1 công lao động 1000đ 270,78 118,68

MI/1 công lao động 1000đ 304,71 122,43

Nguồn:Kết quả điều tra hộ nông dân năm 2012

Kết quả bảng cho thấy, giữa các nhóm hộ có sự khác biệt về năng suất, chi phí sản xuất. Qua bảng trên cũng thấy năng suất vải quả ở nhóm hộ sản xuất theo VietGAP đạt cao nhất 5.60 tấn/ha, nhóm không sản xuất theo VietGAP thì năng suất là 5,00 tấn/ha. Trong khi đó, để sản xuất ra sản phẩm vải quả thì chi phí bỏ ra (IC/ha) là 14.637,92 nghìn đồng/ha ở nhóm hộ sản xuất theo VietGAp, nhóm hộ không sản xuất theo VietGAP thì lớn hơn với 15.324 nghìn đồng/ha

Qua bảng trên cũng cho thấy đối với nhóm hộ sản xuất theo VietGAP khi 1 tấn sản phẩm vải quả được tạo ra cần 2.604,61 nghìn đồng chi phí trung gian và giá trị gia tăng sẽ đạt được là 9.395,39 nghìn đồng/tấn. Với nhóm hộ không sản xuất theo VietGAP thì chi phí cho 1 tấn sản phẩm vải quả là 3.064,8 nghìn đồng/tấn và giá trị gia tăng là 4035,2 nghìn đồng/ tấn. Ta thấy chi phí không có sự chênh lệch nhiều giữa hai nhóm hộ nhưng có sự khác biệt rõ rệt trong giá trị sản xuất GO và giá trị gia tăng/1 tấn sản phẩm. Các hộ sản xuất theo VietGAP có giá trị sản xuất GO và giá trị gia tăng VA gần như gấp đôi giá trị của nhóm hộ không sản xuất theo VietGAP.

Khi tăng 1 đơn vị chi phí trung gian giá trị sản xuất do nhóm hộ sản xuất theo VietGAP sẽ tăng lên 4,61 lần trong khi nhóm hộ sản xuất không theo VietGAP thì con số này chỉ tăng lên 2,32 lần.

Qua tổng hợp điều tra các hộ trên địa bàn của huyện Lục Ngạn có thể thấy khi tăng thêm 1 công lao động giá trị sản xuất đem lại với nhóm sản xuất theo VietGAP thì giá trị sản xuất (GO) sẽ tăng 345,85 nghìn đồng, với nhóm hộ không theo VietGA sẽ tăng thêm 208,82 nghìn đồng. Như vậy có thể thấy khi tăng thêm 1 công lao động thì giá trị sản xuất do nhóm hộ sản xuất theo VietGAP đem lại sẽ cao hơn so với nhóm hộ không sản xuất theo VietGAP.

Qua góc độ nghiên cứu chúng tôi thấy giữa các nhóm có sự chênh lệch lớn, các chỉ tiêu về chi phí trung gian, giá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp của nhóm hộ không sản xuất theo VietGAP đều thấp hơn rất nhiều so với nhóm sản xuất theo VietGAP. Nguyên nhân chính ở đây ta có thể thấy là do giá sản phẩm chênh lệch quá nhiều dẫn tới điều này.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển nhân rộng mô hình sản xuất vải thiều theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) tại huyện lục ngạn bắc giang (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w