Giải pháp về kỹ thuật

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển nhân rộng mô hình sản xuất vải thiều theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) tại huyện lục ngạn bắc giang (Trang 92 - 97)

Phần IV : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2.1.2. Giải pháp về kỹ thuật

Lựa chọn giống vải chín sớm cho sản phẩm có chất lượng cao và thời gian thu hoạch khác nhau vào sản xuất theo quy trình VietGAP nhằm dải vụ sản xuất, nâng cao giá trị cây vải.

Ta thấy vải được sản xuất theo quy trình VietGAP có giá trị sản xuất lớn hơn hẳn so với vải thường, tuy nhiên việc áp dụng quy trình kỹ thuật và các biện pháp an toàn vào sản xuất cần phải được hướng dẫn cụ thể tới từng người dân. Cần chú trọng vào việc tập huấn lý thuyết và thực hành, thăm quan mô hình. Nhân rộng những mô hình đã cho kết quả như mô hình tại xã Hồng Giang hay mô hình tại HTX Kim Thạch

Một số biện pháp kỹ thuật chính cần lưu ý tới người dân:

Ngay sau khi thu hoạch cần phải cắt tỉa cành tăm, cành khuất, cành dập gẫy và cành vượt, để loại bỏ cành bị hư, cành vô hiệu, giảm bớt thân cành, giỳp cõy chống gió bão và giảm bớt trú ngụ của sâu bệnh trong tỏn cõy.

- Xử lý tốt các biện pháp nhằm khống chế lộc đông:

Cuốc lật đất quanh tán (cuốc rộng 40-50cm xung quanh mép ngoài hình chiếu tỏn sõu 15-20 cm vừa chạm đầu rễ) để hạn chế lộc đông, tạo điều kiện phõn hoỏ mầm hoa. Thời gian cuốc vào giai đoạn lộc thu phát triển thuần thục (cuối tháng 11 đầu tháng 12).

Khoanh vỏ cây để kìm hãm sự sinh trưởng của cây vải trong một thời gian nhất định khoảng 1,5 đến 2 tháng. Trong thời gian này cây buộc phải ngừng sinh trưởng dinh dưỡng, chuyển sang sinh trưởng sinh thực. Chú ý chỉ khoanh đối với cây phát triển tốt.

Phun thuốc và cắt tỉa lộc đông: Biện pháp thủ công, dựng kộo hay tay ngắt toàn bộ lộc mới nhú, ngắt đến 2 lá thuần thục. Biện pháp dựng hoỏ chất, phun đạm + kali nồng độ cao dùng 0,3 kg đạm + 0,1 kg kali pha vào bình 10 lít nước phun trờn tỏn lộc non vừa mới nhú, hoặc dùng thuốc Ethrel pha nồng độ 20 – 25 cc/bỡnh 10 lít phun ở những tán lộc non.

- Sử dụng nước tưới cần phải đảm bảo các yếu tố trong quy trình sản xuất thực hành nông nghiệp tốt VietGAP

Nước phải đảm bảo không bị ô nhiễm, không gần các nguồn gây ô nhiễm. Từ khi đậu quả đến thu hoạch cây vải cần có độ ẩm đều không để khô ngắt quãng. Nếu đất quỏ khụ gặp mưa hay tưới nước sẽ gây rụng quả. Vì vậy khi tưới nước cần chú ý, tưới làm nhiều lần, không tưới sũng nước, tưới lúc trời mát hoặc ban đêm, không tưới vào lúc trời đang nóng, nắng to.

- Phòng trừ sâu bệnh hại vải

+ Đối với nhúm sõu hại:

tiến hành phòng trừ kết hợp trừ ruồi hại quả, bằng một trong các loại thuốc hoá học như: Padan 95 SP nồng độ 0,1%, Regent 800 WG nồng độ 0,1 % hoặc có thể sử dụng thuốc thảo mộc Song mã 24,5 EC. Nồng độ liều lượng theo khuyến cáo trờn nhón mỏc của từng loại thuốc.

• Bọ xít: Phun thuốc hiệu quả nhất là diệt bọ xít trưởng thành vào tháng 3, khi chúng đã qua đông và ra vườn để giao phối và thực hiện chu trình sinh sản mới. Có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau: Sherpa 25 EC nồng độ 0,1%, Reasgant 1,8 EC hoặc có thể sử dụng thuốc thảo mộc Song mã 24,5 EC.

• Nhện nông nhung: Biện pháp phòng trừ là cắt hết cành lá bị hại khi tỉa cành tạo tán và sau thu hoạch, thu gom tiêu huỷ. Có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau phun vào thời kỳ lộc đông, lộc thu năm trước: Pegasus 500ND, Ortus 3SC, Regant 800 WG nồng độ 0,1% hoặc có thể sử dụng thuốc sinh học Sokupi 0,36AS, thuốc thảo mộc Thần điền 78 DD.

• Rệp muội: Phòng trừ rệp muội tập trung cuối tháng 11, đầu tháng 12, sử dụng thuốc Sherpa 0,2% hạn chế nguồn rệp gây hại trên lộc xuụn.

+ Đối với bệnh hại:

• Bệnh sương mai: Gặp các năm thời tiết rét muộn, trời âm u, nhiều sương, cần phun phòng bệnh sương mai bảo vệ hoa và quả non (tháng 2,3) bằng thuốc: Ridomil MZ 72 WP nồng độ 0,3%, Aliette 800 WG hoặc có thể dùng thuốc sinh học Som 5 DD, TTZep 18 EC... Nồng độ và liều lượng theo khuyến cáo trên bao bì của từng loại thuốc.

• Bệnh thán thư: Vào đầu tháng 4 thời tiết nóng ẩm và mưa bệnh phát triển mạnh, bệnh phát sinh mạnh chủ yếu trên quả, nhất là trước khi quả chớn thỏng 5, 6. Thuốc trừ thán thu vải hiệu quả là: Bavistin 50 fl, Anvil 5SC, Topsin M 70 WP nồng dộ 0,2% hoặc có thể sử dụng thuốc sinh học Som 5 DD, TTZep 18 EC...

•Bệnh nứt quả: Biện pháp phòng trừ quan trọng nhất là bón phân thúc quả phải cân đối, bón sớm. Nếu sử dụng NPK tổng hợp tránh bón thúc quả bằng phân đạm. Giai đoạn trước khi quả chín chỉ nờn thỳc phõn Kali,. Khi thời tiết hạn kéo dài, việc tưới nước cần thiết nhưng nên tưới nhiều lần trong ngày và tưới buổi sáng sớm hoặc chiều mỏt, trỏnh tưới trưa nắng. Tuyệt đối không nên tưới lên tán lá và quả lúc trời nắng và khi quả đó chín.

- Bón phân cho vải:

Phải tuân thủ nguyên tắc trong thực hành sản xuất nông nghiệp tốt bún cỏc loại phõn đỳng loại, đúng cách và đúng thời điểm.

Trong kỹ thuật thâm canh vải, chăm sóc vườn cây thực hiện qui trình bón phân hợp lý là rất quan trọng. Cây vải cần được bón nhiều phân, cân đối các nguyên tố dinh dưỡng nhất là các nguyên tố vi lượng, thỡ cõy mới sinh trưởng khoẻ, sung sức, chống chịu tốt với sâu bệnh hại, bền cây, cho thu hoạch cao và chất lượng quả tốt. Đây là một điểm yếu trong sản xuất vải của huyện Lục Ngạn, việc sử dụng phân bón trong thời gian qua không đảm bảo dẫn tới kém hiệu quả trong sản xuất. Vì vậy trong thời gian tới người dân sản xuất vải thiều cần áp dụng kỹ thuật sử dụng phân bón như sau:

Đối với vườn cho quả thời kỳ kinh doanh (bình quân cho thu hoạch từ 80 – 100 kg quả/1cõy, nếu cho thu hoạch cao hơn hoặc thấp hơn thì điều chỉnh lượng phân lên xuống tương ứng). Đây là thời điểm quan trọng quyết định chất lượng và mẫu mã của quả vải.

- Phân chuồng hoai mục: 20 - 30 kg - Phân lân super: 2,0 - 3,5 kg - Phân kali sulphat: 1,2 - 1,5 kg

hoặc bón phân chuồng + 10 - 12 kg NPK (có tỷ lệ 5:7:6 hoặc 5:10:3).

Cách bón phân: Đào rãnh xung quanh hình chiếu tỏn cõy, độ sâu rãnh khoảng 20 cm, rộng 20 – 30 cm, rải đều phân, lấp đất lại, hoặc rải đều phân trên

Hoàn thiện hệ thống khuyến nông từ huyện xuống cơ sở đồng thời tăng cường tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật sản xuất cho các hộ trồng vải:

Để giúp người dân nâng cao trình độ thâm canh sản xuất vải và nắm vững kiến thức về thực hành nông nghiệp tốt trong thời gian tới phải tăng cường công tác tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, phát huy hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ khuyến nông cơ sở ở cỏc xó. Việc tập huấn phải được đổi mới, hạn chế nói lý thuyết trên hội trường mà phải thực hành trực tiếp trên vườn cây, phải tổ chức tập huấn đến cỏc thụn và đến những đối tượng lao động trực tiếp của hộ gia đình.

Cần tiến hành tổ chức tham quan các mô hình sản xuất rau an toàn đặc biệt là những mô hình sản xuất theo quy trình sản xuất nông nghiệp tốt trong và ngoài tỉnh để học tập cách sản xuất, đồng thời rút được kinh nghiệm cho bản thân.

Bên cạnh đó cũng cần trang bị thêm kiến thức về thị trường để các hộ sản xuất nắm bắt được các thông tin tốt hơn, hạn chế được tình trạng ộp giỏ của các tư thương. Đặc biệt theo điều tra thỡ cỏc hộ rất băn khoăn về điều này khi mà một sọt hàng của người dân dù xấu hay đẹp, trời mưa hay trời nắng thì cũng bị trừ từ 5-7kg. Vậy với 1ha sản lượng vào khoảng 5 tấn quả người dân sẽ mất khoảng 300-400kg/1ha một con số rất lớn. Điều này cần có sự quan tâm chặt chẽ của Chi cục quản lý thị trường.

Ngoài ra không chỉ với sản phẩm vải tươi mà phòng Kinh tế, trạm Khuyến nông cần xây dựng quy trình sấy vải khô, đồng thời đưa ra tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm vải quả tươi và vải sấy khô, qua đó tập huấn giúp người dân nắm bắt được tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, đồng thời giúp họ có được những kỹ thuật để sản xuất ra sản phẩm, đạt tiêu chuẩn.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển nhân rộng mô hình sản xuất vải thiều theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) tại huyện lục ngạn bắc giang (Trang 92 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w