Thực trạng sản xuất vải thiều của Lục Ngạn trong những năm gần đây

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển nhân rộng mô hình sản xuất vải thiều theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) tại huyện lục ngạn bắc giang (Trang 62 - 65)

Phần IV : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1.Thực trạng sản xuất vải thiều của Lục Ngạn trong những năm gần đây

4.1.1. Các hình thức tổ chức sản xuất, canh tác của người dân.

Do điều kiện địa hình chủ yếu là đồi núi thấp và tập quán canh tác manh mún của người dân nên hiện nay vải thiều được trồng sản xuất dưới dạng quy mô hộ gia đình là chủ yếu. Hiện nay một số hợp tác xã được thành lập chủ yếu là HTX sản xuất theo hướng VietGAP như HTX Kim Thạch. Trên địa hình dốc vải thiều được trồng thành hàng theo những đường đồng mức được hạ cấp. Vải được nhân giốn trồng chủ yếu theo cách triết dâm cành. Mới đây phương pháp ghép mắt đã được áp dụng thử nghiệm và cho hiệu quả đối với giống vải cực sớm (Vải tháng 3)

Hệ thống luân canh cây trồng tại địa phương

Vải thiều là cây trồng lâu năm vì vậy khi mới trồng và cây vải còn thấp tán chưa rộng người dân thường xen canh vào đó một số loại cây trồng như dứa, hồng, na đặc biệt phổ biến là sắn để tăng thêm thu nhập cho gia đình. Điều này làm ảnh hưởng khá nhiều tới quá trình sinh trưởng và chất lượng vải thiều do người dân thường trồng gần hoặc gần như dưới tán vải. Việc này cũng làm tăng nguy cơ sâu bệnh cho cây và quả vải khi lây bệnh và bị sâu từ các cây trồng khác lây lan sang. Tuy nhiên hiện nay do ý thức của người dân và mục tiêu sản suất vải thiều theo hướng chuyên canh nâng cao giá trị sản xuất của cây vải nên việc trồng xen đã giảm bớt.

4.1.2. Cơ cấu diện tích và sản lượng loại vải trong thời gian qua

Qua bản thống kê ta thấy trong 3 năm trở lại đây diện tích vải sản xuất theo quy trình VietGAP đó cú sự tăng lên đáng kể cả về diện tích lẫn sản lượng.

Năm 2009 diện tích vải thường là 16000ha nhưng tới năm 2010 đã giảm 13% tương ứng với 1999ha còn lại 14001 ha. Đối với vải VietGAP thì tử năm 2009

tới năm 2010 thỡ cú sự tăng lên đáng kể khi mà diện tích tăng lên từ 2500 ha tới 4594 ha mức tăng lên tới 83,76%. Năm 2011 thì diện tích có xu hướng ít biến động hơn khi mà diện tích vải thường chỉ giảm có 7.90% còn diện tích vải VietGAP cũng chỉ tăng lên 24,07%.

Về sản lượng thì năm 2009 và 2010 sản lượng vải thường ít biến động do 2 năm đều bị mất mùa. Do sự giảm đi về diện tích nên sản lượng năm 2010 giảm đi 9,18% tương ứng với khoảng 4440 tấn. Trong khi đó sản lượng vải VietGAP thì lại tăng lên đáng kể, so với năm 2009 thì năm 2010 sản lượng vải VietGAP tăng lên tới 110,16% từ 12220 tấn năm 2009 lên tới 25639,2 tấn năm 2010. Năm 2011 thì sản lượng vải thường tăng đột biến do vải được mùa. Với sản lượng 87727,40 mức tăng này vào khoảng 99,73% so với năm 2010. Còn đối với vải VietGAP thì năm 2011 không có biến động lớn về diện tích nên mức tăng cũng đạt vào khoảng 26,85%.

Bảng 4.1: Diện tích và sản lượng vải VietGAP trong giai đoạn 2009-2011

Diện tích (ha) So sánh (%) Sản lượng (tấn) so sánh (%) 2009 2010 2011 2010/20092011/20102009 2010 2011 2010/20092011/2010 Vải thường 16000,00 14001,0 0 12895,00 87,51 92,1048362,0043922,0087727,40 90,82 199,73 Vải Gap 2500,00 4594,00 5700,00 183,76 124,0712200,0025639,2032522,60 210,16 126,85 4.1.3. Tình hình tiêu thụ vải ở Lục Ngạn

Tiêu thụ vải quả đóng vai trò hết sức quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của người sản xuất. Theo số liệu thống kê của huyện Lục Ngạn thì hàng năm có khoảng 48% tiêu thụ ở dạng quả tươi, còn lại 52% tiêu thụ ở dạng chế biến như sấy khô, đóng hộp, rượu vang.... Thị trường tiêu thụ sản phẩm bao gồm thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu.

Theo một số nhà quản lý, người kinh doanh sản phẩm vải quả ở Lục Ngạn cho biết: Khoảng 55% sản lượng vải tươi được tiêu thụ ở thị trường thành phố Hồ Chí Minh, 15 % được tiêu thụ ở một số thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Hải

nước Trung Quốc, Lào, Campuchia, Pháp, Đức, Thái Lan. Tuy nhiên các thị trường trên yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường rất khắt khe nên việc xuất khẩu vải quả vào thị trường này trong những năm qua còn rất ít. Hiện nay các cơ quan quản lý đang chú trọng tìm hướng xuất khẩu sang các nước châu Âu nhắm nâng cao giá trị sản xuất của quả vải và mang lại hiệu quả cao hơn cho người dân trồng vải. Như vậy, tiêu thụ sản phẩm vải ở Lục Ngạn đã từng bước hình thành lên những thị trường tiêu thụ riêng. Điều này phần nào giúp người sản xuất yên tâm hơn trong quá trình đầu tư thâm canh cho cây vải. Tuy nhiên, do chất lượng sản phẩm không đồng đều, thời gian thu hoạch ngắn, công nghệ cho bảo quản, chế biến còn lạc hậu là những trở ngại không nhỏ đến quá trình tiêu thụ sản phẩm vải quả ở Lục Ngạn.

4.1.4. Mô phỏng kênh tiêu thụ vải ở huyện Lục Ngạn

Hiện tại chưa có nghiên cứu nào về tiêu thụ vải trên địa bàn huyện. Hơn nữa huyện cũng chưa theo dõi và quản lý được việc tiêu vải của người sản xuất. Vì thế từ quan sát thực tế chúng tôi mô phỏng kênh tiêu thụ vải theo cỏc kờnh như sau:

.

Sơ đồ 4.1: Kênh tiêu thụ vải quả tươi ở huyện Lục Ngạn

Người sản xuất vải Người thu gom Người bán lẻ Người tiêu dùng Người bán buôn Người bán lẻ Người bán lẻ

Phần này chúng tôi đi sâu tìm hiểu hoạt động kinh doanh của các thành phần buôn bán trung gian chính như: Người thu gom, chủ buôn. Qua đó để thấy được tính tích cực và hạn chế của nó. Trong đó nhiệm vụ của các thành phần tham gia như sau:

- Người thu gom: Chủ yếu là người địa phương, họ có thể là người trong 1 gia đình hoặc một số người liên kết với nhau thu mua sản phẩm vải của người sản xuất sau đó đóng hộp, giao hàng cho các chủ buôn lớn ở ngoại tỉnh đến mua buôn. Tùy thuộc vào qui mô hoạt động, điều kiện vốn của từng người, cú nhúm thu mua lên đến 70 tấn vải quả/ngày nhưng cú nhúm chỉ thu mua đến 10 –12 tấn vải quả/ngày.

- Người bán buôn: Thực tế hiện nay, những người có vốn, có điều kiện họ tìm đủ mọi cách để mở rộng hoạt động kinh doanh của mình để tăng thêm thu nhập. Khác với đối tượng thu gom, những chủ buôn có thể là người địa phương hoặc người nơi khác. Địa bàn hoạt động của họ tương đối rộng, không những ở trong nước mà còn cả nước ngoài (Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan…).

- Người bán lẻ: Là người trực tiếp bán hàng cho người tiêu dùng, hoạt động của người bán lẻ vải tươi chủ yếu theo thời vụ thu hoạch vải. Nhóm tác nhân này thường thu gom vải bằng các phương tiện như xe tải trọng tải nhẹ tù 1-3 tấn thu mua trong ngày và đi tiêu thụ tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng hay Quảng Ninh là chủ yếu. Sau khi hết hàng họ lại trở lại mua tiếp của người dân.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển nhân rộng mô hình sản xuất vải thiều theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) tại huyện lục ngạn bắc giang (Trang 62 - 65)