Đánh giá kết quả một số điều kiện sản xuất theo quy trình VietGAP tại địa

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển nhân rộng mô hình sản xuất vải thiều theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) tại huyện lục ngạn bắc giang (Trang 72 - 78)

Phần IV : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3.1. Đánh giá kết quả một số điều kiện sản xuất theo quy trình VietGAP tại địa

địa bàn điều tra

Trong quy trình sản xuất nông nghiệp tốt đã đưa ra đầy đủ và chi tiết về điều kiện sản xuất của vải an toàn. Do đó để đánh giá được kết quả thực hiện các tiêu chuẩn về điều kiện sản xuất vải theo VietGAP, chúng tôi tiến hành so sánh điều kiện sản xuất hiện tại với các quy định trong quy trình đã ban hành. Cụ thể qua bảng so sánh các tiêu chí về điều kiện sản xuất rau ở địa bàn với quy định trong quy trình VietGAP ta thấy:

* Về vùng sản xuất rau an toàn

Theo quy trình sản xuất nông nghiệp tốt, vùng sản xuất vải an toàn là vùng sản xuất đảm bảo an toàn, không có ô nhiễm hoá học, sinh học và vật lý về đất, nước và không khí. Đối với vùng sản xuất rau an toàn ở địa bàn thỡ cú một số đặc điểm sau:

Khu trồng rau cách xa khu dân cư và đường quốc lộ, cỏc vựng sản xuất vải an toàn được quy hoạch là lựa chọn trước nờn cỏc đặc điểm về đất, nước được đảm

bảo và đáp ứng được yêu cầu của sản xuất vải an toàn như: toàn bộ diện tích đất sản xuất đều là đất cát pha thịt đảm bảo các tiêu chuẩn khi xét nghiệm mẫu đất. Vùng đệm xung quanh chủ yếu là sản xuất vải và ít nguồn gây ô nhiễm. Vừa qua khi tổ chức lớp tập huấn về VietGAP thì Viện bảo vệ thực vật cũng đã lấy mẫu đất, nước ở khu vực HTX Kim Thạch để kiểm tra nhưng chưa có kết quả chính thức nào được gửi về địa phương.

Hầu hết vùng trồng vải an toàn ở địa phương đều rất chủ động về nước tưới, 100% diện tích đang trồng vải an toàn đều chủ động về nước tới với hệ thống ao, suối gần cộng thêm người dân chủ động đầu tư giếng khoan.

Bảng 4.6: So sỏnh các tiêu chí về điều kiện sản xuất rau ở địa bàn với quy trình VietGAP

Các tiêu chí Thực tế ở địa bàn Theo quy định của VietGAP

Vùng sản xuất

Khu đất trồng rau đảm bảo khoảng cách an toàn

Không có khu CN hay trang trại thải chất thải trực tiếp ra nguồn nước.

Chỉ có diện tích đất trong khu vực quy hoạch được lấy mẫu đánh giá.

Nguồn nước chủ yếu để tưới tiêu là nước ao ,suối và nước giếng khoan,

Khu đất trồng vải an toàn cách ít nhất 2 Km với KCN, KĐT Các trang trại CN trên đất trồng vải phải được xử lý chất thải Đất trồng phải được đánh giá nguy cơ ô nhiễm về kim loại nặng như As, Hg, Zn...

- Nước dùng phải đảm bảo theo tiêu chuẩn hiện hành (TCVN 6000:1995 với nước ngầm và TCNV 5994-1995 với nước ao, hồ sông suối.)

Giống, phân bón và thuốc BVTV

- Giống vải chủ yếu là giống lai Thanh Hà.

Độ tuổi của cây cũng đó trờn 10 năm. Không có vùng trồng mới nào sản xuất theo quy trình VietGAP

- Người sản xuất đã biết ủ phân trước khi bón.

- Sử dụng phân hữu cơ hoai mục

- Phân được ủ ngay tại vườn trồng

- Đối với vùng trồng mới thì giống phải có xuất xứ rõ ràng. Đảm bào không sâu bệnh. - Sử dụng phân hữu cơ đã được qua xử lý.

- Nơi ủ phân phải được xây dựng đảm bảo khụng gõy ô nhiễm vùng sản xuất và vùng nước

Sử dụng thuốc BVTV

- Thời gian cách ly thuốc BVTV trên ngày chiếm tỷ lệ cao.

- Đã có nhà khu chứa phân bón và thuốc BVTV

- Thời gian cách ly ít nhất từ 5- 15 ngày.

- Phải có nhà kho chứa phân bón và thuốc BVTV, dụng cụ lao động riêng

Thu hoạch, bảo quản

- Phần lớn rau thu hoạch xong được để trên bạt.

- Khu vực sơ chế là nhà văn hoá của thôn.

- Sản phẩm chưa được đóng gói mà tiêu thụ ngay

- Phương tiện chở vải chủ yếu là bằng xe máy.

- Sau khi thu hoạch không được để tiếp xúc trực tiếp với đất, hạn chế để qua đêm.

- Vải phải được sơ chế và đóng gói bảo quản.

- Phương tiện chở vải phải được vệ sinh sạch sẽ

Ta thấy so với các tiêu chuẩn của quy trình VietGAP thì gần như các hộ đều đủ điều kiện và tuân thủ đúng. Điểm đáng chú ý nhất là người dân đã bỏ được thói quen thu hoạch trước thời gian cách ly. Một số thương lái Trung Quốc sang tìm mua vải sạch chất lượng cao đó cú một cách kiểm tran khá hay đó là thử bằng giấy quỳ. Nếu sản phẩm nào làm đổi màu của giấy quỳ sẽ không được thu mua. Khu vực tập trung sơ chế và đóng gói được thực hiện tại nhà văn hoỏ thụn. Tuy nhiên việc đóng gúi thỡ năm nay mới được thực hiện nên việc đánh giá hiệu quả của việc này chưa thể thực hiện

* Thứ hai là về giống và phân bón

Xem xét nguồn gốc cung ứng thuốc BVTV và phân bón cũng như chất lượng các vật tư trong sản xuất vải an toàn chúng ta có thể thấy thị trường cây giống chủ yếu vẫn là thị trường tự do ở các chợ, các cơ sở tư nhân.

Qua bảng cho thấy được tỷ lệ hộ mua phân bón và thuốc BVTV ngoài chợ và tại các cơ sở tư nhân rất cao, chiếm tới 96,67%. Nơi mua giống được các hộ mua nhiều nhất là ở thị trấn Chũ nơi tập trung nhiều cơ sở buôn bán phân bón và thuốc BVTV của cả huyện.

Bảng 4.7: Nguồn cung ứng giống, phân bón, thuốc BVTV và đánh giá của các hộ sản xuất

(ĐVT: %)

Diễn giải Nguồn cung ứng

Đánh giá Về chất lượng Đại lý Khác Tốt Trung bình Kém 1. Phân bón Nhóm sản xuất theo VietGAP 100 0,00 90,00 10,00 0,00

Nhóm không sản xuất theo

VietGAP 73,33 26,67 93,33 6,67 0,00

2. Phân bón, TTS Nguồn cung ứng Về giá cả

Đại lý Khác Không ổn định Ổn định Không biết Nhóm sản xuất theo

VietGAP 100 0 60,00 36,67 3,33

Nhóm không sản xuất theo

VietGAP 66,67 34,33 53,33 40,00 6,67

( Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra )

. Với phân bón thì tỷ lệ hộ mua phân bón tại các đại lý ngoài chợ cũng tương đối lớn, chiếm 100% với nhóm hộ sản xuất theo VietGAP trong khi đó là 73,33% với nhóm hộ không theo VietGAPs. Số còn lại mua tại các địa điểm khác chủ yếu là các cửa hàng bán lẻ tư nhân gần nhà. Thường nhóm hộ không sản xuất theo quy trình VietGAP không mua tại các đại lý lớn không phải họ không quan tâm tới chất lượng hay nguồn gốc phân mà lý do chính là họ có thể mua phân tới khi tới khi thu hoạch xong mới phải trả với một mức lãi suất nhất định.

Theo ông Phạm Minh Đưởng (thuộc nhóm không sản xuất theo quy trình VietGAP " chúng tôi cũng rất muốn mua phân bón tại các đại lý lớn để đảm bảo chất lượng nhưng ở đó người ta không cho mua chịu thì chúng tôi phải về gần nhà mua phân của các cửa hàng bỏn bỏn gần nhà. Mua chịu người ta có tính lãi nhưng không có tiền ngay thì chúng tôi vẫn chấp nhận. Nhiều lúc mua phân NPK về bón mấy năm vẫn chưa tan hết."

Thường người dân bún cỏc loại phân như đạm ure, phân NPK Lâm Thao, NPk Việt Nhật...phõn hữu cơ ít được dùng do người dân thường tận dụng phân chuồng trong chăn nuôi chứ không đi mua phân hữu cơ về bón. Ngoài ra phân vi sinh cũng không được sử dụng trong sản xuất.

* Thời gian cách ly thuốc BVTV, thu hoạch và tiêu thụ

Bảng 4.8: Kết quả khảo sát về tình hình thực hiện các quy định trong thu hoạch và tiêu thụ vải tại điểm điều tra.

Diễn giải ĐVT Nhóm SX theo

VietGAP

Không SX theo VietGAP 1.Tỷ lệ hộ đảm bảo thời gian

cách ly thuốc BVTV Ngày

Dưới 7 ngày % 0 56,67

Từ 7 đến 10 ngày % 83,33 33,33

Trên 10 ngày % 16,67 10,00

2.Tỷ lệ hộ thu hoạch vải %

Sáng sớm % 46,67 63,33 Chiều % 6,67 33,33 Khác % 46,66 3,67 3.Tỉ lệ hộ để vải % Dưới đất % 0 96,67 Vật đựng % 100 3,33

4. Tỷ lệ hộ sơ chế sau khi thu hoạch% 96,67 6,67 5. Tỷ lệ hộ có phương tiện chở rau

Xe máy % 100 100

Khác % 0 0

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra)

Đối với mỗi loại thuốc BVTV khác nhau thì quy định về thời gian cách ly cũng khác nhau, tuỳ thuộc vào nồng độ các chất độc hại có trong thuốc.

Qua bảng trên ta thấy tỷ lệ hộ có thời gian cách ly thuốc BVTV trước khi thu hoạch dưới 7 ngày chiếm tỷ lệ cao đối với các hộ thuộc nhóm không sản xuất

theo VietGAP với 46.67% trong khi tỷ lệ của nhóm sản xuất theo VietGAp là 0%, một điểm đáng ghi nhận khi mà các hộ tham gia sản xuất theo quy trình VieetGAP tuan thủ chặt chẽ các quy định về APTP Số hộ có thời gian cách ly thuốc BVTV trên 10 ngày chiếm tỷ lệ thấp nhất với 26,67% với nhóm hộ sản xuất theo VietGAP và 10% với nhóm hộ không sản xuất theo VietGAP.

Tỷ lệ rau sau thu hoạch được để vào các vật đựng là rất ít, chỉ các hộ sản xuất theo quy trình VietGAP là thực hiện trải bạt dưới gốc trước khi thu hoạch cũn nhúm không theo VietGAP vẫn thu hoạch theo cách truyền thống đó là khi ngắt bẻ quả trờn cõy để luôn dưới gốc trực tiếp tiếp xúc với đất.

Rau sau khi thu hoạch, rau được rửa bằng nước sạch chiếm tỷ lệ cao với nhóm theo VietGAP là khá cao với 96,67% nhưng thật sự việc sơ chế cũn khỏ đơn giản và thủ công trong khi việc đóng gói sản phẩm là không có.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển nhân rộng mô hình sản xuất vải thiều theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) tại huyện lục ngạn bắc giang (Trang 72 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w