Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt tại các nước ASEAN (ASEAN GAP)

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển nhân rộng mô hình sản xuất vải thiều theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) tại huyện lục ngạn bắc giang (Trang 43)

2.1.3.4. Vai trò của cây vải đối với kinh tế-xã hội của huyện

2.1.3.Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt tại các nước ASEAN (ASEAN GAP)

GAP)

Tháng 3/ 2006, 6 nước đại diện ASEAN và Úc trên cơ sở thực tiễn thực hiện dự án “ Hệ thống đảm bảo chất lượng rau quả ASEAN ” đã đề xuất và được chứng nhận ASEAN GAP áp dụng cho các nước ASEAN.

ASEAN GAP là một tiêu chuẩn về thực hành nông nghiệp tốt trong quá trình gieo trồng, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch các sản phẩm rau tươi trong khu vực Đông Nam Á. Các biện pháp thực hành tốt trong ASEAN GAP với mục tiêu ngăn ngừa và hạn chế rủi ro xảy ra từ các mối nguy hại tới ATTP, môi trường, sức khỏe, An toàn lao động và phúc lợi xã hội đối với người lao động và chất lượng rau quả.

Mục đích của ASEAN GAP là tăng cường việc hài hoà các chương trình GAP trong khu vực ASEAN. Điều này sẽ tạo điều kiện thúc đẩy thương mại giữa các nước thành viên ASEAN và với thị trường toàn cầu nhằm cải thiện cơ hội phát triển cho người nông dân và góp phần duy trì cung cấp thực phẩm an toàn và bảo tồn môi trường.

Quy mô của ASEAN GAP bao trùm lên tất cả cỏc khõu trồng, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch các loại rau quả tươi tại trang trại và khâu xử lý sau thu hoạch tại các điểm đóng gói rau quả.

Cấu trúc của ASEANGAP gồm 4 phần 1. An toàn thực phẩm

2. Quản lý môi trường

3. Đảm bảo sức khoẻ, an toàn lao động và phúc lợi xã hội của người lao động 4. Chất lượng rau quả

Có thể sử dụng riêng biệt từng phần hoặc cũng có thể kết hợp các phần với nhau. Điều này tạo điều kiện thực hiện ASEAN GAP theo từng Module tuỳ thuộc vào mức độ ưu tiên của mỗi quốc gia.

Để góp phần đẩy mạnh sản xuất nông sản thực phẩm an toàn nói chung và rau quả nói riêng phục vụ tiêu dùng trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành “VietGAP- Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả an toàn tại Việt Nam” ngày 28/01/2008.

VietGAP được biên soạn dựa theo ASEAN GAP, hệ thống phân tích nguy cơ và xác định điểm kiểm soát tới hạn (Hazard Anilysis Critical Control Point; HACCP), các hệ thống thực hành sản xuất nông nghiệp tố quốc tế được công nhận như: EUREP GAP/GLOBALGAP (EU), FRESHCARE (Úc) và luật pháp Việt Nam về vệ sinh an toàn thực phẩm. VietGAP đáp ứng yêu cầu của người sản xuất, chế biến, kinh doanh và tiêu thụ đối với sản phẩm rau quả an toàn. Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả an toàn tại Việt Nam (VietGAP) là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất thu hoạch, sơ chế đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc

VietGAP là một quy trình áp dụng tự nguyện, có mục đích hướng dẫn các nhà sản xuất nâng cao chất lượng đảm bảo an toàn, nâng cao hiệu quả, ngăn ngừa hoặc giảm thiểu đến mức tối đa những mối nguy tiềm ẩn về hoá học, sinh học và vật lý có thế xảy ra trong suốt quá trình sản xuất, thu hoạch, sau thu hoạch, chế biến và vận chuyển rau quả. Những mối nguy này tác động xấu đến chất lượng, vệ sinh an toàn, môi trường và sức khoẻ của con người. Chính vì vậy, các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh muốn cung cấp nông sản sạch, vệ sinh an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế cần áp dụng VietGAP và được chứng nhận.

Nội dung của quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau quả tươi an toàn tại Việt Nam (VietGAP) được ban hành kèm theo quyết đinh số 379/QĐ- BNN-KHCN ngày 28 tháng 1 năm 20008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gồm 12 vấn đề (Phụ lục)

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.1. Tình hình sản xuất vải trên thế giới

Hiện nay trên thế giới có khoảng 20 quốc gia trồng vải, Châu Á có: Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam, Lào, Campuchia, Malayxia, Philippin, Indonexia và Nhật Bản. Châu Phi có: Mali, Madagaxca và Nam Phi. Châu Mỹ có: Mỹ, Braxin, Jamaica. Châu Đại Dương có: Úc, Niudilan.

- Năm 1999 Trung Quốc có khoảng 580.000 ha vải, sản lượng trên 1,26 triệu tấn. Cỏc vựng sản xuất chính như Quảng Đông, Hải Nam, Vân Nam… với hơn 60% vải sản xuất được tiêu thụ tươi ngay ở thị trường địa phương, 30% cho sấy khô, phần còn lại là làm kẹo hoặc đông lạnh. Thời vụ thu hoạch từ cuối tháng 6 đến đầu tháng 8.

Vải thường được đóng gói bằng thùng tre hoặc bìa cứng khi tiêu thụ ở thị trường gần, dựng tỳi nhựa và bảo quản lạnh đối với thị trường xa. Công nghệ bảo quản vải cũng được sử dụng trong quá trình vận chuyển như bảo quản bằng SO2, bảo quản bằng đá. Giá bán vải tuỳ thuộc vào từng giống và thời điểm thu hoạch, ví dụ như giống vải thu hoạch sớm nhất có giá khoảng 2 USD/kg, trong khi đó giá vải bán chính vụ có 0,5 USD/kg năm 1999. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất cũng có những khó khăn như thời vụ thu hoạch ngắn và năng lực bảo quản kộm, khõu tổ chức sản xuất chưa được tốt. Chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa nhà nước, các nhà nghiên cứu, dịch vụ khuyến nông và người sản xuất .

- Vải được trồng ở Úc hơn 60 năm trước đây, nhưng nó trở thành cây hàng hoá chính trong những năm 70, hiện có khoảng 1.500 ha, sản lượng trên 3.500 tấn, Vùng sản xuất chính ở miền Bắc Queensland chiếm 50%, miền Nam Queensland chiếm 40%, phần còn lại là miền Bắc New south Wales. Thời vụ sản xuất kéo dài từ tháng 10 ở các tỉnh miền Bắc tới tháng 3 ở cỏc vựng miền

từng thị trường trên thế giới. Sản phẩm sản xuất ra bán ngay tại cổng trại và được mang đến các chợ bán buôn ở Brisbane, Sydney, Melbourne hoặc cho xuất khẩu. Với 30% sản phẩm được xuất khẩu thông qua cỏc nhúm hợp tác tiêu thụ. Thị trường xuất khẩu chính như Hồng Kụng, Singapore, Phỏp, cỏc tiểu vương quốc Ả Rập và Anh. Giá bán bình quân khoảng 5,50 USD/kg. Cỏc nhúm thu được lợi nhuận từ 1-2 USD/kg.

Bảng 2.4: Diện tích và sản lượng vải của một số nước trên thế giới

Các Nước Diện tích (ha) Sản lượng (tấn)

1. Trung Quốc 580.000 1.266.900 2. Ấn Độ 56.200 429.000 3. Đài Loan 11.169 108.668 4. Thái Lan 22.973 81.388 5. Băng-La-Đột 4.800 12.800 6. Nepal 2.830 13.875 7. Úc 1.500 3.500 8. Mỹ 100 40 (Nguồn 4)

- Vải được sản xuất ở Thái Lan cách đây 150 năm, hiện nay có khoảng 22.937 ha, sản lượng khoảng 81.388 tấn. Sản xuất vải ở Thái Lan có lợi thế là thời vụ thu hoạch trên 3 tháng. Thu hoạch sớm nhất có thể giữa tháng 3 và đến cuối tháng 6 hàng năm. Vải được trồng từ một vài cây đến vài ha ở các hộ gia đình. Ở vùng cao có hộ gia đình trồng đến vài nghỡn cõy, tuy nhiên số lượng này cũn ớt. Hầu hết vải được trồng tập trung ở miền Bắc Thái Lan như Chang Mai 8.322 ha và Chang Rai 5.763 ha, diện tích vải ở hai tỉnh này chiếm 60% diện tích trồng vải cả nước.

Về thị trường tiêu thụ vải: Hàng năm có khoảng 20.000 tấn quả vải tươi được lưu thông và tiêu thụ trên thị trường Châu Âu, trong số đú cú khoảng 50% được nhập khẩu vào nước Pháp, còn lại Đức, Anh…Năm 1999 giá vải ở Đức là 6,2 USD/1kg, Singapore 6 USD/1kg, Anh 6,4 USD/kg, Mỹ và Pháp 8,4 USD/1kg, Canada 10,8 USD/1kg [5].

Các nước vùng Đông Nam Á như Singapore nhập khá nhiều vải, số lượng vải quả tham gia vào thị trường này ước khoảng 10.000 tấn/năm.

Năm 1999 giữa các thị trường chính trên thế giới, Hồng Kụng và Singapore đã nhập xấp xỉ 12.000 – 15.000 tấn vải từ Trung Quốc và tỉnh Taiwan Trung Quốc. Tỉnh Taiwan Trung Quốc xuất khẩu sang Philippines 1.735 tấn, Mỹ 1.191 tấn, Nhật Bản 933 tấn, Canada 930 tấn, Thái Lan 489 tấn và Singapore 408 tấn.

Thái Lan xuất khẩu vải tươi đến thị trường Singapore, Malaysia, Hồng Kụng, Chõu Âu và Mỹ. Năm 1999 Thái Lan đã xuất khẩu lượng vải tươi sang Hồng Kụng nhiều nhất 8.644 tấn. Malaysia và Mỹ là nước nhập khẩu chính sản phẩm vải đóng hộp của Thái Lan với (3.767 tấn và 2.049 tấn).

2.2.2. Thực tế sản xuất vải tại Việt Nam

Việt Nam có điều kiện khí hậu thuận lợi để phát triển cây ăn quả, trong đó vải, nhãn và chôm chôm là những loại cây ăn quả phát triển mạnh nhất. Đến năm 2004, diện tích nhóm vải, chôm chôm của cả nước là 110.218 ha, diện tích cho sản phẩm là 84.793 ha; năng suất 59,9 tạ/ha và sản lượng 507.497 tấn. Vải chủ yếu được trồng ở miền Bắc, chôm chôm trồng ở miền Nam. Cỏc vựng sản xuất vải quả hàng hoá được biết nhiều đến như vải Thanh Hà - Hải Dương, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế - Bắc Giang, Đông Triều, Yên Hưng và Hoành Bồ – Quảng Ninh. Diện tích trồng vải của các tỉnh trên chiếm 80,16%, sản lượng chiếm 64,83% so với diện tích và sản lượng vải quả ở miền Bắc năm 2005. Điều này cho thấy xu hướng phát triển sản xuất hàng hoá vải quả ngày càng phát triển.

Vùng phân bố tự nhiên của vải ở Việt Nam từ 18 – 190 vĩ độ bắc trở ra. Vải trồng chủ yếu ở vùng đồng bằng Sông Hồng, Trung du, miền núi Bắc bộ và một phần khu 4 cũ. Những nơi trồng nhiều vải như: Lục Ngạn (Bắc Giang), Thanh Hà, Chí Linh (Hải Dương), Đông Triểu (Quảng Ninh), Thanh Hoà (Vĩnh Phúc), (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quốc Oai, Thanh Oai, Chương Mỹ (Hà Tõy)…Cú nhiều giống vải được trồng ở Việt Nam nhưng nhiều nhất là giống vải thiều.

Bảng 2.5: Diện tích, sản lượng vải ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam

Địa phương Tổng DT (ha) DT thu hoạch (ha) Sản lượng (tấn) 1. Bắc Giang 40.629 33.401 68.907 2. Hải Dương 14.245 12.400 19.964 3. Quảng Ninh 5.200 3.900 6.500 4. Thỏi Nguyờn 6.900 4.900 7.600 5. Lạng Sơn 7.520 5.620 8.900 6. Phú Thọ 1.603,7 1.280,5 7.374,7 8. Hà Tây 1.501 833 4.906 9. Hoà Bình 1.420 795 1.946 Nguồn [6] Về thị trường tiêu thụ sản phẩm quả vải: Trước những năm 1990, vải được tiêu thụ chủ yếu ở thị trường trong nước, và thị trường tiêu thụ vải lớn đó là Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Thành phố Hồ Chí Minh... Trong những năm gần đây quả vải cũng đã được tiêu thụ ra nước ngoài như Trung Quốc, Hồng Kụng, Thái Lan, Lào, Campuchia và một số nước ở Châu Âu như Đức, Pháp, Nga...tuy nhiên số lượng chưa nhiều, chiếm khoảng 30-35% tổng sản lượng. Còn lại từ 65 -70% được tiêu thụ ở thị trường trong nước .

Việc tiêu thụ quả vải tươi ra thị trường nước ngoài còn gặp rất nhiều khó khăn trong bảo quản, chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.

Lượng tiêu thụ quả vải trong nhân dân hiện nay ở Việt Nam mới đạt từ 0,1-0,8 kg/người/năm, rất thấp so với các nơi khác như Thuỵ Điển, Mỹ, Úc. Tiềm năng thị trường vải ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh… là rất cao. Nếu các điều kiện cơ sở hạ tầng cho bảo quản, chế biến được cải tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm thì có thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Hơn nữa, Việt Nam có nhiều lợi thế cho việc xuất khẩu vải sang

Châu Âu, do đó kỹ thuật canh tác, chất lượng quả, tiêu chuẩn đúng gúi…, cần phải được nâng cấp để đáp ứng các đòi hỏi của thị trường Châu Âu.

Việt Nam nói chung và phía Bắc của Việt Nam nói riêng có tiềm năng cao về sự phát triển của cây vải. Trong thực tế loại hoa quả này đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao nền kinh tế của quốc gia và cuộc sống của những người dân địa phương.

PHẦN III: ĐẶC ĐIấM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Vị trí địa lý

Lục Ngạn là huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, nằm trên trục quốc lộ 31, cách Hà Nội 90 km về Phía Nam, cách cửa khẩu Lạng Sơn 120 km về phía đông Bắc và cách thành phố Bắc Giang 40 km về phía Bắc.

Phía Bắc giáp huyện Chi Lăng và Hữu Lũng của tỉnh Lạng Sơn.

Phía Đông giáp huyện Sơn Động (Bắc Giang) và Lộc Bình (Lạng Sơn). Phía Tây và Nam giáp huyện Lục Nam của tỉnh Bắc Giang.

Lục Ngạn có trục đường quốc lộ 31, 279 và nhiều trục đường tỉnh lộ đi qua, tương đối thuận lợi cho giao lưu kinh tế với cỏc vựng miền khác.

3.1.2. Đặc điểm địa hình, đất đai

Địa hình của huyện không đồng đều, đồi xen kẽ ruộng, nghiêng thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Có thể chia địa hình của huyện thành 3 vùng sau: - Vùng thấp (tiểu vùng 1): Bao gồm cỏc xó Phượng Sơn, Trù Hựu, Nghĩa Hồ, Hồng Giang, Quý Sơn, và thị trấn Chũ.

- Vùng đồi núi (tiểu vùng 2): Bao gồm cỏc xó Kiờn Thành, Nam Dương, Tân Hoa, Giáp Sơn, Kiên Lao, Mỹ An, Thanh Hải, Phì Điền, Biển Động, Biên Sơn, Đồng Cốc, Tân Quang.

- Vùng núi cao (tiểu vùng 3): Bao gồm cỏc xó Phong Vân, Đèo Gia, Tân Mộc, Cấm Sơn, Phú Nhuận, Tân Sơn, Phong Minh, Hộ Đỏp, Tõn Lập, Xa Lý, Kim Sơn, Sơn Hải.

Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Lục Ngạn năm 2011 là 101.850,41 ha đứng thứ nhất trong tổng số 10 huyện, thành phố của tỉnh. Trong đó:

- Đất Nông nghiệp: Bình quân qua 3 năm tăng 1,52%, trong đó diện tích năm 2010 so với năm 2009 tăng 1,93% tương ứng với mức tăng 541,19 ha, năm 2011 so với năm 2010 tăng lên 1,11% tương ứng với mức tăng 318,59 ha.

- Đất Lâm nghiệp: Bình quân qua 3 năm tăng 3,04%. Năm 2010 diện tích là

37.354,80 ha, năm 2009 diện tích là 36.069,24ha, tăng hơn 3,56% so với năm 2009, tương ứng với mức tăng 1.285,56 ha. Năm 2011 diện tích là 38.291,11 ha, so với năm 2010 tăng 2,51%, tương ứng với mức tăng là 936,31 ha.

Tóm lại, Lục Ngạn có diện tích đất lớn nhất tỉnh Bắc Giang và có thể khai thác trồng cây ăn quả với nhiều chủng loại khác nhau đặc biệt là cây vải đang là cây ăn quả chủ lực của huyện.

Bảng 3.1. Tình hình đất đai của huyện Lục Ngạn giai đoạn 2005-2010 ĐVT: ha ĐVT: ha Loại đất Các năm So sánh ( % ) 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Bình quân Tổng DT đất tự nhiên 101.371,9 5 101.728,2 0 101.850,41 100,35 100,12 100,24 I. Đất nông nghiệp 28.115,61 28.657,52 28.976,11 101,93 101,11 101,52 1. Đất trồng cây hàng năm 5.597,33 5.785,07 5.887,41 103,35 101,77 102,56

Đất ruộng lúa, lúa màu 5.014,69 5.211,46 5.319,19 103,92 102,07 103,00

Đất trồng cây hàng năm khác 564,64 573,61 568,22 101,59 99,06 100,32

2. Đất trồng cây lâu năm 22.479,91 22.767,08 22.939,34 101,28 100,76 101,02

Trong đó: Vải 18.352 18.500 18.595 100,81 100,51 100,66

4. Đất mặt nưuớc nuôi trồng thuỷ sản 10,97 59,97 103,96 546,67 173,35 360,01

II. Đất lâm nghiệp 36.069,24 37.354,80 38.291,11 103,56 102,51 103,04 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

III. Đất phi nông nghiệp 26.913,74 26.834,80 26.721,70 99,71 99,58 99,64

IV. Đất chuyên dùng 18.562,78 18.477,67 18.442,17 99,54 99,81 99,67

V. Đất ở 1.684,78 1.797,79 1.815,38 106,71 100,98 103,84

3.1.3. Đặc điểm thời tiết, khí hậu, thuỷ văn

- Theo số liệu của Trạm khí tượng thuỷ văn huyện Lục Ngạn, thời tiết, khí hậu khu vực huyện Lục Ngạn năm 2011 như sau:

Nhiệt độ trung bình năm là 22,60C, nhiệt độ cao nhất tập trung vào tháng 5, 6, 7 nhiệt độ thấp nhất tập trung vào tháng 12 và tháng 1, 2 năm sau. Lượng mưa trung bình 1.289 mm, tập trung và phân bố theo mùa đặc biệt vào cỏc thỏng 6, 7, 8. Độ ẩm không khí trung bình năm là 74,6%. Số giờ nắng bình quân trong năm 1.521 giờ, tập trung vào cỏc thỏng 6, 7, 8, 9.

Nhìn chung, Lục Ngạn chịu ảnh hưởng của vùng khí hậu Đông Bắc Bộ khá rõ nét với đặc trưng nóng ẩm, mưa nhiều về mùa hè, hanh khô kéo dài về mùa đông. Với khí hậu đa dạng như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển nhân rộng mô hình sản xuất vải thiều theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) tại huyện lục ngạn bắc giang (Trang 43)