Các yếu tố ảnh hưởng tới việc thực hiện quy trình sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển nhân rộng mô hình sản xuất vải thiều theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) tại huyện lục ngạn bắc giang (Trang 82 - 85)

Phần IV : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc thực hiện quy trình sản xuất nông nghiệp

tốt VietGAP trong sản xuất vải thiều.

Các yếu tố bên trong hộ.

- Trước hết ta phải nhắc tới các yếu tố tự nhiên. Để đảm bảo việc thực hiện sản xuất theo quy trình VietGAP việc đánh giá lựa chọn vùng sản xuất mang tính chất quyết định tới chất lượng sản phẩm và khả năng sản xuất.

Cần phải đánh giá, điều tra về lịch sử vùng trồng và cả các vùng phụ cận bao gồm mục đích và hoạt động sử dụng trước đó của vựng đú nhằm đánh giá khả

năng gây ô nhiễm cho đất, nước khu vực sản xuất. Các tiêu chí kiểm tra , đánh giá bao gồm như: Khu chăn nuôi tập trung, hệ thống chất thải có gần khu vực sản xuất, bãi rác, nhà máy xử lý rác thải, các hoạt động công nghiệp...Cần chú ý các nguồn ô nhiễm chú ý trước đó như : Ngập lụt, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhất là thuốc diệt cỏ, các hoạt động công nghiệp.

Nếu kết quả kiểm tra khảo sát vùng trồng và vùng phụ cận cho thấy đủ điều kiện thì tiếp tục tiến hành lấy mẫu đất nước để kiểm tra chất lượng. Việc này phải do cơ quan chuyên môn thực hiện. Kết quả được so sánh với ngưỡn tối đa cho phép ban hành tại Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN phụ lục 2.

Đối với 30 hộ điều tra thuộc nhóm sản xuất theo quy trình VietGAP thì tất cả các hộ đểu có chung một đặc điểm đó là địa hình sản xuất bằng phằng chủ yế là đất bãi, nguồn nước thuận tiện khi mà mật độ hệ thống ao hồ quanh khu vực là khá cao.

Tuy nhiên thì với diện tích chia nhỏ thì việc các hộ muốn mở rộng mô hình là khỏ khú do ảnh hưởng của cách ly địa lý.

- Về tư liệu sản xuất thì với yêu cầu sản xuất thu hoạch đảm bảo theo quy trình và đảm bảo chất lượng thỡ cỏc vật dụng thu hái cũng phải chuẩn bị khá kỹ. Thông thường thói quen của người dân thu hoạch vải là để sản phẩm thẳng xuống đất và đựng vào cái vật dụng sẵn có mang tính tận dụng như sọt, thúng, bao bì qua nhiều lần sử dụng. Tuy nhiên với nhóm hộ theo VietGAP thì cơ sở vật chất có được đầu tư trang bị nhiều hơn và hiện đại hơn. Khi thu hoạch vải được để trên bạt, bao bì ko trực tiếp tiếp xúc với đất. sau khi thu hoạch cũng được xử lý kiểm tra tại kho trước khi bán.

- Khả năng nhận thức của các hộ nông dân phụ thuộc vào trình độ dân trí của người dân. Để tham gia tập huấn và chuyển giao kỹ thuật đòi hỏi người dân phải

nắm chắc các quy trình kỹ thuật đồng thời ghi chép khoa học, đầy đủ các biến đối trong quá trình sản xuất.

- Về lao động: Hiện nay do quá trình công nghiệp hoá đang diễn ra mạnh nên lao động tại các hộ đang có xu hướng bị già hoá. Lực lượng lao động là thanh niên đang bị thu hút bởi các công việc tại các khu đô thị , các khu công nghiệp. Hiện lao động nông nghiệp cụ thể là sản xuất vải chủ yếu trong gia đình là người già và trẻ em trong độ tuổi đi học. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả của công tác tập huấn chuyển giao kỹ thuật hay những thói quen nông nghiệp được duy trì lâu nay khó được xoá bỏ để tuân theo quy trình sản xuất mới. Một số gia đình chỉ có 2 lao động chính là 2 vợ chồng và tới mùa vụ thì phải thuê tới 2-3 người khác để thu hoạch.

- Yếu tố thứ ba là vốn sản xuất: Hiện các hộ trồng vải vẫn sản xuất theo phương thức truyền thống (sản xuất ngoài đồng ruộng) nên đòi hỏi về trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho sản xuất không nhiều. Vì thế lượng vốn sử dụng để đầu tư trồng rau không nhiều, nguồn vốn chủ yếu vẫn là của gia đình. Nhưng nếu áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt thì đòi hỏi các hộ gia đình phải có một lượng vốn đầu tư. Điều này không phải hộ nào cũng có thể hay muốn áp dụng và ngại chi phí đầu tư mà kết quả chưa được đảm bảo.

Các yếu tố bên ngoài hộ:

Trong khâu sản xuất yếu tố bên ngoài tác động mạnh nhất tới sản xuất vải theo quy trình VietGAP là các chính sách hỗ trợ về kỹ thuật của các cơ quan liên quan. Trong giai đoạn triển khai các dự án VietGAP tại Lục Ngạn đã cho thấy hiệu quả của các công tác như tập huấn kỹ thuật trồng, kỹ thuật chăm sóc , thu hoạch có ảnh hưởng rất lớn tới thành cồng trong triển khai nhân rộng mô hình. Việc nắm được quy trình kỹ thuật và thực hành tốt đóng vai trò quyết định tới việc các hộ tham gia và duy trì theo mô hình. Tại Kim Thạch việc kiểm tra đánh giá thường xuyên được diễn ra và các hộ nào không đủ điện kiện sẽ không được

gia nhập HTX mặt khác các hộ tham gia rồi nhưng không tuân thủ các quy trình sản xuất cũng sẽ phải rời HTX.

Điều này ảnh hưởng khá nhiều vào công tác tập huấn chuyển giao của các cán bộ chuyên môn huyện. Khi dự án được triển khai từ năm 2007 các cán bộ đã đươc tập huấn đề sau này tập huấn lại và chuyển giao toàn bộ kiến thức cho người dân. Chính vì thế công tác tập huấn có hiệu quả thu hút được người dân tham gia thì mô hình sẽ ngày càng được nhân rộng.

- Về thị trường tiêu thụ: Đối với vải thiều nói chung cũng như vải VietGAP nói riêng, thị trường tiêu thụ là một vấn đề lớn được rất nhiều cơ quan từ TW tới địa phương quan tâm. Thị trường tiêu thụ sẽ quyết định tới quy mô sản xuất của người dân. Khi mà người tiêu dùng biết được tới vải sản xuất theo quy trình VietGAP và vải VietGAP được chứng nhận thì việc mở rộng thị trường tiêu thụ sẽ được dễ dàng hơn.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển nhân rộng mô hình sản xuất vải thiều theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) tại huyện lục ngạn bắc giang (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w