Về công tác triển khai

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển nhân rộng mô hình sản xuất vải thiều theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) tại huyện lục ngạn bắc giang (Trang 70 - 72)

2. Phương pháp nghiên cứu

4.2.1.Về công tác triển khai

Quy trình sản xuất hoa quả theo tiêu chuẩn VietGAP trong đó có vải được ban hành kèm theo Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 1 năm 2008 của Chính phủ. Hiện có 2 địa phương áp dụng quy trình sản xuất này là Bắc Giang và Hải Dương. Bước đầu đã cho những hiệu quả nhất định. Nhưng hiện nay chưa cơ sở nào tại Bắc Giang cụ thể là tại Lục Ngạn được cấp giấy chứng nhận sản phẩm sản xuất theo quy trình VietGAP.

Bảng4.5: tỷ lệ hộ điều tra hiểu biết về VietGAP

Chỉ tiêu Nhóm theo VG (%) Nhóm không

theo VietGAP (%) Bình quân chung 1.Tỷ lệ người biết về VG 86,67 23,33 55,00 2. Nhận thức về sản xuất nông nghiệp tốt Tuân thủ quy trình sản xuất đảm bảo ATTP

96,76 0 45,00

ATTP + Bảo vệ môi trường

90,00 0 48,38

Cả 3 tiêu chuẩn 86,67 0 43,33

Trong số những người được phỏng vấn bình quân số người biết về VietGAP bình quân là khá thấp chỉ khoảng 55% trong đó nhóm tham gia VietGAP thì không phải ai cũng nhận thức đúng về VietGAP, trong nhóm 30 người thì vẫn có tới 4 người tham gia sản xuất theo mô hình VietGAP không hiểu đúng về VietGAP. Mục đích chính họ tham gia là đề thu về nhiều lợi nhuận hơn là những mối quan tâm khác về sức khoẻ người tiêu dùng hay là đảm bảo vệ sinh môi trường. Những người này đều biết về chương trình sản xuất nông nghiệp tốt thông qua lớp tập huấn do Viện bảo vệ thực vật phối hợp với khuyến nông xã tổ chức tại địa phương. Sở dĩ những người thuộc nhóm không theo VietGAP lại biết về VietGAP ít hơn những người được tập huấn là do một số nguyên nhân sau:

Thứ nhất là do chủ trương đảm bảo tính công bằng giữa các hộ sản xuất của ban tổ chức lớp tập huấn. Chỉ hộ nào tham gia mới được phát tài liệu được tìm hiểu về quy trình này. Thông tin về quy trình này còn bị hạn chế nhiều chưa phổ biến

thông tin và hiều biết là do qua tìm hiều trao đổi kinh nghiệm là chính. Trong khi không phải hộ nào muốn tham gia cũng đủ điều kiện.

Trong khi đó số nhóm hộ sản xuất theo quy trình VietGAP hiểu biết về VietGAP thì tỷ lệ tuân thủ các điều kiện về sản xuất đảm bảo ATTP cũng mới chỉ là 96,76% và 90% hộ tham gia tuân theo tiêu chuẩn về ATTP cộng với đảm bảo vệ sinh môi trường. Các hộ thuộc nhóm này tuân thủ theo cả 3 nguyên tắc cũng chỉ chiếm 86,67% điều này cho thấy nhận thức chưa đầy đủ, đúng đắn về VietGAP với các hộ dân tham gia. Trong khi đó với nhóm hộ không sản xuất theo quy trình VietGAP thì lại gần như không tuân thủ và đảm bảo các điều kiện trên. Yếu tố phổ biến nhất là do sản xuất không đảm bảo ATTP trong sản xuất và thu hoạch, thời gian cách ly trước khi thu hoạch sản phẩm của các hộ thuộc nhóm này luôn trước thời gian quy định.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển nhân rộng mô hình sản xuất vải thiều theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) tại huyện lục ngạn bắc giang (Trang 70 - 72)