Về kết quả thực hiện

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển nhân rộng mô hình sản xuất vải thiều theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) tại huyện lục ngạn bắc giang (Trang 85 - 89)

Phần IV : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3.3Về kết quả thực hiện

Sau khi được tuyên truyền cũng như tham gia lớp tập huấn về sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) thì hầu hết các hộ nông dân đang sản xuất rau ở địa phương đều mong muốn được học tập thêm và áp dụng vào thực tiễn sản xuất. Điều này được thể hiện rõ qua bảng đánh giá tỷ lệ hộ muốn áp dụng quy trình VietGAP và nhận định về những khó khăn khi áp dụng của cỏc nhúm hộ. Đối với nhóm hộ không sản xuất theo quy trình VietGAP thì tỷ lệ muốn được tập huấn cũng khá cao.

Bảng 4.10: Tỷ lệ hộ muốn áp dụng VietGAP và đánh giá khó khăn khi áp dụng áp dụng

Đơn vị tính : %

Diễn giải Hộ sản xuất

theo V.GAP

Hộ chưa TH V.GAP

1. Tỷ lệ hộ muốn áp dụng VietGAP 100 96,67

2. Đánh giá của hộ về khó khăn khi áp dụng

Kỹ thuật 80 100

Chi phí 6,67 26,67

Lao động 26,67 20,00

Đất đai 13,33 43,33

Khác 0,00 0,00

3.Đỏnh giá của hộ về khó khăn trong tiêu thụ theo VietGAP

Thị trường 100% 90,00

Giá 16,67 76,67

Khác 0,00 0,00

Qua bảng trên ta thấy rằng các hộ tham gia sản xuất theo quy trình VietGAP đều có nhu cầu được tập huấn và sản xuất theo quy trình từ trước. Trong khi nhóm hộ chưa được tập huấn muốn được tham gia sản xuất cũng là rất cao với tỷ lệ chiếm tới 96,67% khi được điều tra. Tuy nhiên còn rất nhiều khó khăn trong quá trình áp dụng đối với cả nhóm hộ đã sản xuất theo quy trình VietGAp và chưa sản xuất.

Riêng với nhóm hộ sản xuất theo quy trình VietGAP thì tỷ lệ các hộ gặp khó khăn về kỹ thuật còn chiếm tới 80%. Nguyên nhân là do trong quá trình tập huấn và bước đầu đi vào sản xuất các hộ còn chưa nắm vững kiến thức và tuân thủ theo các tiêu chuẩn kỹ thuật. Do lao động hạn hẹp nờn cỏc hộ gặp khó khăn trong vấn đề này vẫn còn chiếm tới 26,67%. Có hộ gia đình trẻ các con còn nhỏ thì lao động chính trong gia đình chỉ có 2 vợ chồng, tới mùa vụ việc thuờ thờm lao động nhất là lao động lành nghề là khá vất vả.Về mặt đất đai thỡ cũn cú 13,33% hộ còn gặp khó khăn do diện tích sản xuất nhỏ và bị chia rẽ nên việc chăm sóc thu hoạch còn gặp khó khăn. Riêng trong nhóm hộ này thì việc khó khăn trong vốn là khụng cú, cỏc hộ luôn chủ động về vốn. Đối với nhóm hộ không sản xuất theo quy trình VietGAP thỡ cỏc hộ nhận định khó khăn trong áp dụng quy trình kỹ thuật chiếm tới 100%. Các hộ điều tra đều lo ngại và thấy khó khăn do không hiểu biết về VietGAP. Ngoài ra các hộ còn thấy khó về chi phí (26,67%), lao động ( 20%), đất đai (43,33% ). Nhận định về khó khăn trong tiêu thụ thì đây là mụt vấn đề khá cấp bách hiện nay. Các hộ đã sản xuất theo quy trình VietGAP vẫn chỉ cung cấp sản phẩm cho các đại lý thu mua hàng xuất khẩu lớn tại địa bàn và sản phẩm được mua chung với sản phẩm không sản xuất theo quy trình. Vậy nên 100% nhóm hộ sản xuất theo quy trình VietGAP đều gặp khó khăn trong thị trường. Riêng về giỏ thỡ cỏc hộ thấy giá cũng không được ổn định. Một số hộ nhận định giá vải VietGAP cũng không cao hơn vải thường có mẫu mã đẹp là mấy. Một hộ dân cho biết " Cùng một vườn sản xuất theo quy trình VietGAP sọt hàng trước đi

được với giá 11.000đ/1kg". Do bị ép giá bị thiệt tới 4.000đ/1kg vậy 1 sọt vải trọng lượng 100kg người dân đã mất đi 400.000đ. Các hộ cho rằng việc các cấp lãnh đạo chưa quan tâm thiết thực tìm đầu ra và chứng nhận sản phẩm là những mối cản trở lớn tới tiêu thụ vải VietGAP. Họ đang rất khát khao sản phẩm được chứng nhận.

Với nhóm hộ không sản xuất theo VietGAP thì 90% hộ không biết sản phẩm bán đi đâu, cho ai. Có 10% số hộ thỡ cú nờu là sản phẩm sẽ được đưa vào siêu thị lớn tại Hà Nội hay TP. Hồ Chí Minh. Về giỏ thỡ 76,67% hộ lo ngại giá vải VietGAP chắc gỡ đó cao hơn vải thường. Sỡ dĩ họ có nhận định này là do với vải thường nếu chăm sóc tốt có mẫu mã đẹp quả to thì người dân vẫn bán được với giá từ 9.000-12000đ/1kg

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển nhân rộng mô hình sản xuất vải thiều theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) tại huyện lục ngạn bắc giang (Trang 85 - 89)