Phần IV : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2. Một số đặc điểm về nhóm hộ điều tra 2012
4.2.1. Điều kiện sản xuất của cỏc nhúm hộ điều tra.
Điều kiện kinh tế - xã hội của hộ nông dân là một trong những thành phần quan trọng trong hoạt động sản xuất của hộ. Điều kiện này ảnh hưởng đến quyết định của hộ trong sản xuất nói chung và sản xuất rau nói riêng. Vì vậy nghiên cứu các thông tin về điều kiện sản xuất của hộ sẽ giúp chúng ta có cách nhìn nhận tổng quát và đưa ra đựơc các đánh giá mang tính khách quan, phù hợp với
gồm: thông tin về chủ hộ, số lao động và lao động nông nghiệp của hộ, nguồn thu chính và diện tích đất nông nghiệp của hộ. Số liệu được tống hợp từ điều tra. + Thứ nhất là đặc điểm của chủ hộ
Nhìn chung tuổi trung bình của chủ hộ nhóm theo VietGAP là 41,51 tuổi trong đó người cao tuổi nhất là 60 tuổi và người ít tuổi nhất là 27 tuổi. Trong khi đó nhóm tuổi của nhóm hộ không theo VietGAP là 44,03Ta thấy các chủ hộ đều có kinh nghiệm trong sản xuất vải đồng thời phản ánh nhóm tuổi theo VietGap là trẻ hơn. Trong số những chủ hộ được phỏng vấn thì tỷ lệ chủ hộ là nữ chiếm 36.67% đối với nhóm theo VietGAP và là 26.67% đối với nhóm hộ không theo VietGAP.
Số cấp học trung bình của chủ hộ là 1,40 nhóm theo VietGAP còn đối với nhóm không theo VietGAP là 1.30;. Trong đó số người học hết cấp 2 chiếm tỷ lệ 23.33% với nhóm theo VietGAP và 16.67% với nhóm không theo VietGAP) trong khi đó tỷ lệ người học hết cấp 3 chiếm tỷ lệ nhỏ chỉ có 1 người và thuộc nhóm hộ không theo VietGAP và có 2 hộ trong nhóm hộ theo VietGAP
Bảng 4.2: Đặc điểm của chủ hộ điều tra
Diễn giải ĐVT Chung Chia ra Nhóm theo VietGAP Nhóm không theo VietGAP 1.Tổng số hộ điều tra Hộ 60 30 30 2. Số chủ hộ là nữ Người 19 11 8 3.Tuổi TB của chủ hộ Tuổi 42.77 41,51 44,03 4.Số cấp học BQ của chủ hộ Cấp 1,35 1,40 1,30 Tỷ lệ người mù chữ % 0,00 0,00 0,00 Tỷ lệ người học cấp 1 % 63,33 16,67 33,33 Tỷ lệ người học cấp 2 % 31.67 23,33 16,67 Tỷ lệ người học cấp 3 % 5.00 3.33 6,67
( Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra )
+ Thứ hai là đặc điểm, điều kiện sản xuất của hộ điều tra
Qua bảng số liệu cho thấy, trong tổng nhóm hộ điều tra thì hộ thuộc loại Khá vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất là 55% và tỷ lệ hộ nghèo là ít nhất chỉ có 4 hộ chiếm 1,67 %.
Bảng 4.3 Đặc điểm của hộ điều tra
Diễn giải ĐVT Chia ra Nhóm theo
VietGAP theo VietGAPNhóm không BQ 1.Loại hộ điều tra %
Hộ nghèo % 0,00 6,67 3,335
Hộ TB % 36,67 56,67 46,67
Hộ Khá % 50 33,33 41,665
Hộ Giàu % 13,33 3,33 8,33
2. DT đất NN BQ/ hộ m2 5.326,81 6.469,63 5.895,72
Trong đó vải chiếm: m2 4.962,80 5.658,20 5.310,5
3. Số lao động BQ/ hộ Lao động 3,30 3,70 3,50
4. Nguồn thu nhập chính của hộ
Trồng trọt % 80,53 76,49 78,51
Trong đó vải chiếm: % 93,28 91,18 92,23
Chăn nuôi % 11,76 8,21 9,985
Cá % 5,27 3,52 4,395
Làm thuê % 1,06 10,12 5,59
Về đất đai, trong sản xuất nông nghiệp nói chung cũng như trong sản xuất vải nói riêng thì đất đai được coi là “ tư liệu sản xuất đặc biệt và không thể thay thế” đồng thời là một nguồn lực để đánh giá khả năng mở rộng quy mô sản xuất. Tình hình đất đai cho sản xuất vải ở các hộ điều tra được thể hiện qua bảng 4.4. Diện tích đất nông nghiệp bình quân/ hộ sản xuất là tương đối cao với 5.895,72m2, nhóm hộ theo VietGAP có diện tích đất nông nghiệp bình quân là 5.326,81m2 nhỏ hơn hộ nhóm không theo VietGAP với 6.469,63m2 . Sở dĩ có tình trạng trên là do quá trình sản xuất thì không phải diện tích nào cũng đủ tiêu chuẩn để tham gia vào sản xuất theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt. Trong tổng diện tích mà mỗi hộ có chỉ một phần chủ yếu là nằm trong diện tích sản xuất theo quy trình VietGAP. Mặt khác do số lao động bình quân trong nhóm hộ cũng thấp hơn so với nhóm hộ không theo VietGAP vì vậy khả năng sản xuất với diện tích lớn cũng là không thể đối với các hộ theo VietGAP. Một lý do nữa giải thích vấn đề này là do quan niệm của các hộ sản xuất theo VietGAP thì chạy theo chất lượng và giá cao chứ không chạy theo số lượng lấy nhiều. Cùng với thu nhập 50 triệu đồng/vụ/năm người sản xuất theo hướng VietGAP sẵn sàng chăm sóc tốt lấy 5 tấn quả với giá 10.000đ/1kg chứ không ham lấy 10 tấn nhiều mà lại không chăm bón được chất lượng kộm bỏn với giá 5000đ/1kg.
Tuy vậy thu nhập chính của các hộ được điều tra vẫn từ nông nghiệp trong đó nguồn thu từ trồng trọt là nhiều nhất với 100% số hộ được điều tra coi thu từ trồng trọt là thu nhập chính của gia đình. Trung bình tỷ lệ thu từ vải chiếm tới 92,23% trong tổng thu nhập của hộ trong nhóm điều tra. Trong đó ta thấy nhóm hộ không theo VietGAP có tỷ lệ thu nhập từ vải thấp hơn so với nhóm theo VietGAP. Một phần này có thể được hiểu do tỷ lệ thu nhập từ làm thuê trong nhóm hộ không theo VietGAP lớn hơn rất nhiều so với hộ tham gia.Vỡ một số lý do nào đó những họ cần những nguồn thu nhập trước mắt quan trọng để trang trải cuộc sống thay vì chỉ trông chờ vào nông nghiệp cụ thể là cây vải.
Về lao động, số người tham gia sản xuất bình quân của các hộ là 3,5 lao động; 3,3 đối với nhóm hộ theo VietGAP và 3,7 đối với nhóm hộ không theo VietGAP. Đây là số lao động chính và thường xuyên trong mỗi hộ. Tuy nhiên chúng ta cần phải đề cập tới một lực lượng lao động mà mỗi hộ thuê theo mùa vụ. Thời gian thuê chỉ vào khoảng 10-20 ngày thu hoạch vải.
+ Về các tư liệu phục vụ cho sản xuất rau của hộ
Các hộ sản xuất vải sử dụng các loại tư liệu chính như xe máy, bình thuốc sâu, giếng nước, lò sấy hay bao bì, sọt đựng. Mức độ sử dụng các tư liệu này không có sự khác biệt nhiều giữa các nhóm hộ. Trong những năm gần đây việc tập trung đầu tư cho tư liệu sản xuất vải đã được quan tâm vì vậy ngày càng nhiều máy móc hiện đại được đưa vào phục vụ sản xuất. Vì vậy chúng ta không thấy sự khác biệt hẳn về những tư liệu sản xuất cơ bản giữa hai nhóm hộ.
Bảng 4.4: Một số tư liệu chủ yếu sử dụng cho sản xuất vải của cỏc nhúm hộ
TT Loại tài sản Đơn vị tính
Nhóm theo VietGAP
Nhúm không
theo VietGAP Bình quân
1 Máy sấy vải cái 0 0 0
2 Nhà kho chứa vải m2 15 0 7,5
3 Kho chứa vật liệu sản xuất.. m2 5 0
2,5
4 Xe tải Cái 0,16 0 0,08
5 Xe máy Cái 1,33 1.1 1,33
6 Máy bơm Cái 1,06 0,83 0,945
7 Bình phun thuốc sâu Bình 1 0.96 1 8 Máy phun thuốc sâu cái 1,16 0,6 0,88
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)
xuất. Nhất là địa hình không cho phép nên với các vật liệu thô sơ khó có thể dùng trong sản xuất vải thiều. Trong nhóm hộ tham gia VietGAp thì cơ sở hạ tầng sản xuất cũng như trang thiết bị được quan tâm đầu tư hơn. Một số điểm mà nhóm hộ không tham gia VietGAP chưa có đó là diện tích nhà kho chứa vải và kho chứa vật liệu sản xuất (phân bón, thuốc trừ sâu...) trong khi đó tiêu chuẩn áp dụng đối với mỗi hộ tham gia sản xuất theo quy trình VietGAP là tối thiều phải có kho chứa vải, kho chứa vật liệu sản xuất mà cụ thể là kho phải đạt 5m2 trở lên. Về cơ sở hạ tầng này thì được đầu tư từ phía dự án.