Lịch sử phát triển của cây vải trên đất Lục Ngạn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển nhân rộng mô hình sản xuất vải thiều theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) tại huyện lục ngạn bắc giang (Trang 27 - 28)

2.1.2.4 .Xác định các chỉ tiêu kết quả và chi phí đầu tư

2.1.3.2.Lịch sử phát triển của cây vải trên đất Lục Ngạn

Giai đoạn 1960 -1982: Từ đầu năm 60 có một số hộ gia đình như cụ Trịnh, cụ Chiểu (thị trấn Chũ) trồng từ 30 - 60 cây vải, sau 10 - 15 năm đã cho năng suất ổn định. Người ta nhận thấy cây vải thiều trồng tại Lục Ngạn phát triển tốt, chất lượng cao không kém vải Thanh Hà, sản phẩm sản xuất ra được thị trường chấp nhận. Từ những năm 1980 các nhà máy đồ hộp ở Hà Nội, Vĩnh Phúc, Sơn Tây đã đến Lục Ngạn mua vải thiều để đóng hộp xuất khẩu. Ngoài ra vải thiều tươi còn được tiêu thụ tại các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam. Qua đó người dân nhận thấy trồng cây vải thiều đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn cây trồng khác, từ đó phong trào trồng vải thiều trong nhân dân bắt đầu một cách tự phát. Đến năm 1982 toàn huyện đã trồng được 42 ha vải thiều, sản lượng thu hoạch ước đạt 100 tấn. Như vậy có thể coi đây là một giai đoạn nghiên cứu thực nghiệm, bước đầu xác định được cây vải thiều là cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu và đất đai của huyện Lục Ngạn.

- Giai đoạn 1982 - 1998: Là thời kỳ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tăng nhanh diện tích cây vải thiều, giảm dần diện tích cây màu lương thực, cây lâm nghiệp. Để làm được điều đó UBND huyện đã thực hiện tốt chính sách giao quyền sử dụng đất lâu dài đến hộ nông dân, trong thời gian này đã giao được 23.000 ha đất trống đồi núi trọc cho các hộ. Đồng thời chính sách tín dụng cũng được hướng mạnh vào việc đầu tư cho các hộ vay vốn để phát triển sản xuất nông nghiệp. Vì vậy đến cuối năm 1998, toàn huyện đã trồng được 10.800 ha cây ăn quả, trong đó có 8.000 ha cây vải thiều, sản lượng đạt hơn 10 nghìn tấn.

- Giai đoạn từ 1998 đến nay: Là giai đoạn phát triển cây vải theo hướng thâm canh, diện tích, sản lượng vải tăng nhanh trong giai đoạn này. Cây vải được xác

Ngạn. Đồng thời tích cực đưa các giống vải chín sớm vào trồng nhằm mục đích dải vụ, kéo dài thời gian thu hoạch. Vì vậy đến năm 2006 toàn huyện đã trồng được 19.212 ha vải, sản lượng quả tươi đạt 52.500 tấn.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển nhân rộng mô hình sản xuất vải thiều theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) tại huyện lục ngạn bắc giang (Trang 27 - 28)