3.1.4..2 Hệ thống cơ sở hạ tầng
2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu nghiên cứu
Số liệu thứ cấp: Là số liệu đã được công bố qua sách báo, tạp chí, niên giám thống kê, internet, báo cáo tổng kết của huyện Lục Ngạn về các vấn đề như: + Diện tích, năng suất, sản lượng vải một số năm.
+ Tình hình bảo quản, chế biến sản phẩm.
Số liệu sơ cấp: Để thu thập số liệu mới, chúng tôi sử dụng phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của nông dân (PRA- Participatory-Rural- Appraisal) và điều tra hộ nông dân thông qua điều tra trực tiếp.
PRA bao gồm một loạt cách tiếp cận và phương pháp khuyến khích, lôi cuốn nông dân cùng tham gia chia sẻ, thảo luận và phân tích kiến thức của họ về đời sống và điều kiện nông thôn để họ lập kế hoạch và thực hiện.
- Điều tra hộ nông dân.
Điều tra phỏng vấn nông hộ, các chuyên gia, cán bộ quản lý qua hệ thống mẫu phiếu điều tra có sẵn.
+ Chỉ tiêu điều tra hộ: Để phản ánh đầy đủ những thông tin phát triển kinh tế hộ, chúng tôi sử dụng hệ thống chỉ tiêu thông tin về chủ hộ: thông tin về chi phí sản xuất, kết quả sản xuất, thu nhập và sử dụng thu nhập cho các mục đích; Thông tin tuổi, giới tính, dân tộc, văn hoá... của chủ hộ; thông tin về nhân khẩu, lao động; thông tin về vốn, tài sản; thông tin về mức độ đảm nhận diện tích đất đai, tiếp thu khoa học kỹ thuật, tiếp cận thị trường; những thông tin về hộ được thu thập theo phiếu điều tra rồi tổng hợp thành bảng số liệu cơ bản để tính toán, phân tích .
Chọn điểm điều tra, số lượng mẫu điều tra nghiên cứu
Lựa chọn điểm nghiên cứu: Để đảm bảo tính khoa học, đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu thực tiễn trong quản lý và sản xuất, cung cấp cỏc thụng tin có tính chất tổng quát, mang tính đại diện cao. Công tác chọn điểm nghiên cứu được căn cứ vào các yêu cầu sau:
+ Chọn địa bàn có diện tích, sản lượng cây vải lớn
+ Chọn địa bàn có đặc điểm tự nhiên, khí hậu phù hợp với phát triển cây vải thiều.
+ Về mặt sản xuất: Chọn địa bàn có điều kiện và trình độ sản xuất, trình độ văn hoá đại diện để nhìn nhận khả năng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
+ Về mặt kinh tế: Chọn địa bàn điều tra (xó, thụn, hộ gia đình) có điều kiện kinh tế (giàu khá, trung bình, nghèo) để có số liệu phong phú trong quá trình nghiên cứu.
Để lựa chọn mẫu chúng tôi dựa vào tỷ lệ hộ giàu, nghèo theo các tiêu chí của tỉnh và của Bộ Lao động thương binh và xã hội (chuẩn nghèo năm 2011). Dựa trên tỷ lệ hộ giàu khá, trung bình (TB), nghèo của huyện để xác định lượng mẫu điều tra và dựa trên yêu cầu số mẫu đủ lớn, đảm bảo ý nghĩa thống kê để phân tích. Sau đó chọn số lượng hộ điều tra dựa vào danh sách các hộ trong thôn bản, chọn ngẫu nhiên số hộ cần điều tra theo danh sách sau đó trực tiếp đến phỏng vấn từng hộ.
+ Các bước thu thập thông tin sơ cấp như sau: Bước 1: Xây dựng bảng câu hỏi phỏng vấn
Bước 2: Tiến hành điều tra thử tại 3 hộ nông dân sản xuất rau vụ đông thuộc thôn Dương Lôi.
Bước 3: Kiểm tra, chỉnh sửa và hoàn thiện phiếu điều tra Bước 4: Phỏng vấn chính thức để thu thập thông tin và số liệu Bước 5: Tổng hợp số liệu