PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Vị trí địa lý
Lục Ngạn là huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, nằm trên trục quốc lộ 31, cách Hà Nội 90 km về Phía Nam, cách cửa khẩu Lạng Sơn 120 km về phía đông Bắc và cách thành phố Bắc Giang 40 km về phía Bắc.
Phía Bắc giáp huyện Chi Lăng và Hữu Lũng của tỉnh Lạng Sơn.
Phía Đông giáp huyện Sơn Động (Bắc Giang) và Lộc Bình (Lạng Sơn). Phía Tây và Nam giáp huyện Lục Nam của tỉnh Bắc Giang.
Lục Ngạn có trục đường quốc lộ 31, 279 và nhiều trục đường tỉnh lộ đi qua, tương đối thuận lợi cho giao lưu kinh tế với cỏc vựng miền khác.
3.1.2. Đặc điểm địa hình, đất đai
Địa hình của huyện không đồng đều, đồi xen kẽ ruộng, nghiêng thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Có thể chia địa hình của huyện thành 3 vùng sau: - Vùng thấp (tiểu vùng 1): Bao gồm cỏc xó Phượng Sơn, Trù Hựu, Nghĩa Hồ, Hồng Giang, Quý Sơn, và thị trấn Chũ.
- Vùng đồi núi (tiểu vùng 2): Bao gồm cỏc xó Kiờn Thành, Nam Dương, Tân Hoa, Giáp Sơn, Kiên Lao, Mỹ An, Thanh Hải, Phì Điền, Biển Động, Biên Sơn, Đồng Cốc, Tân Quang.
- Vùng núi cao (tiểu vùng 3): Bao gồm cỏc xó Phong Vân, Đèo Gia, Tân Mộc, Cấm Sơn, Phú Nhuận, Tân Sơn, Phong Minh, Hộ Đỏp, Tõn Lập, Xa Lý, Kim Sơn, Sơn Hải.
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Lục Ngạn năm 2011 là 101.850,41 ha đứng thứ nhất trong tổng số 10 huyện, thành phố của tỉnh. Trong đó:
- Đất Nông nghiệp: Bình quân qua 3 năm tăng 1,52%, trong đó diện tích năm 2010 so với năm 2009 tăng 1,93% tương ứng với mức tăng 541,19 ha, năm 2011 so với năm 2010 tăng lên 1,11% tương ứng với mức tăng 318,59 ha.
- Đất Lâm nghiệp: Bình quân qua 3 năm tăng 3,04%. Năm 2010 diện tích là
37.354,80 ha, năm 2009 diện tích là 36.069,24ha, tăng hơn 3,56% so với năm 2009, tương ứng với mức tăng 1.285,56 ha. Năm 2011 diện tích là 38.291,11 ha, so với năm 2010 tăng 2,51%, tương ứng với mức tăng là 936,31 ha.
Tóm lại, Lục Ngạn có diện tích đất lớn nhất tỉnh Bắc Giang và có thể khai thác trồng cây ăn quả với nhiều chủng loại khác nhau đặc biệt là cây vải đang là cây ăn quả chủ lực của huyện.
Bảng 3.1. Tình hình đất đai của huyện Lục Ngạn giai đoạn 2005-2010 ĐVT: ha ĐVT: ha Loại đất Các năm So sánh ( % ) 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Bình quân Tổng DT đất tự nhiên 101.371,9 5 101.728,2 0 101.850,41 100,35 100,12 100,24 I. Đất nông nghiệp 28.115,61 28.657,52 28.976,11 101,93 101,11 101,52 1. Đất trồng cây hàng năm 5.597,33 5.785,07 5.887,41 103,35 101,77 102,56
Đất ruộng lúa, lúa màu 5.014,69 5.211,46 5.319,19 103,92 102,07 103,00
Đất trồng cây hàng năm khác 564,64 573,61 568,22 101,59 99,06 100,32
2. Đất trồng cây lâu năm 22.479,91 22.767,08 22.939,34 101,28 100,76 101,02
Trong đó: Vải 18.352 18.500 18.595 100,81 100,51 100,66
4. Đất mặt nưuớc nuôi trồng thuỷ sản 10,97 59,97 103,96 546,67 173,35 360,01
II. Đất lâm nghiệp 36.069,24 37.354,80 38.291,11 103,56 102,51 103,04
III. Đất phi nông nghiệp 26.913,74 26.834,80 26.721,70 99,71 99,58 99,64
IV. Đất chuyên dùng 18.562,78 18.477,67 18.442,17 99,54 99,81 99,67
V. Đất ở 1.684,78 1.797,79 1.815,38 106,71 100,98 103,84
3.1.3. Đặc điểm thời tiết, khí hậu, thuỷ văn
- Theo số liệu của Trạm khí tượng thuỷ văn huyện Lục Ngạn, thời tiết, khí hậu khu vực huyện Lục Ngạn năm 2011 như sau:
Nhiệt độ trung bình năm là 22,60C, nhiệt độ cao nhất tập trung vào tháng 5, 6, 7 nhiệt độ thấp nhất tập trung vào tháng 12 và tháng 1, 2 năm sau. Lượng mưa trung bình 1.289 mm, tập trung và phân bố theo mùa đặc biệt vào cỏc thỏng 6, 7, 8. Độ ẩm không khí trung bình năm là 74,6%. Số giờ nắng bình quân trong năm 1.521 giờ, tập trung vào cỏc thỏng 6, 7, 8, 9.
Nhìn chung, Lục Ngạn chịu ảnh hưởng của vùng khí hậu Đông Bắc Bộ khá rõ nét với đặc trưng nóng ẩm, mưa nhiều về mùa hè, hanh khô kéo dài về mùa đông. Với khí hậu đa dạng như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông lâm nghiệp, đặc biệt là cây vải thiều. Tuy nhiên, với lượng mưa lớn tập trung, địa hình dốc là nguyên nhân chính gây nên xói mòn, úng lụt, huỷ hoại đất…ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện.
3.1.4. Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.4.1. Dân số và lao động
Tính đến tháng 12/2011 dân số của huyện Lục Ngạn 208.523 người. Tổng số hộ 48.545 hộ. Trong đú cú 201.488 dân số sống tại khu vực nông thôn nông, chiếm 96,6% số dân của toàn huyện.. Lao động nông nghiệp 126.553 người chiếm 91,6% lao động toàn huyện. Với 48.545 hộ trong toàn huyện, bình quân nhân khẩu trên hộ là 4,4 khẩu. Hiện nay trên địa bàn huyện có 8 dân tộc đang sinh sống (Người Kinh 51%, người Nùng 21%, Sỏn Dỡu 18%, còn lại là các dân tộc khỏc: Sỏn Chớ, Cao Lan, Dao, Hoa, Tày). Mật độ dân cư thấp (205 người/km2).