môi trường thông qua phổi.
+ Hô hấp trong (hô hấp mô bào) là quá trình mô bào sử dụng O2 và thải CO2
- Áp lực xoang màng ngực: Phổi thông với khí bên ngoài nên: Áp lực trong phổi bằng áp lực không khí = 760mmHg
Áp lực xoang màng ngực = 745 - 754mmHg Nếu xem áp lực không khí bằng 760 mmHg = 0 thì áp lực xoang màng ngực sẽ bằng 760 -(745 - 754) = (- 6) - (-15mmHg) Nên gọi là áp lực âm xoang màng ngực.
+ Khi thở ra ALXMN = 760mmHg - 6mmHg = 754mmHg + Khi hít vào ALXMN = 760mmHg - 15mmHg = 745mmHg
- Nhờ có áp lực xoang màng ngực âm làm cho phổi phồng lên, xẹp xuống dễ dàng. Ngoài ra áp lực âm còn ảnh hưởng tới hoạt động của tim nhờ đó thu góp máu từ tĩnh mạch về tim nhanh hơn (vì xoang ngực có áp suất thấp các vùng khác của cơ thể) và làm cho máu dồn lên các mao mạch ở phổi nhiều hơn phù hợp với quá trình trao đổi khí ( áp lực càng âm máu lên phổi càng nhiều đó là khi hít vào).
1.2. Tần số hô hấp
Khi hít vào thở ra gọi là nhịp thở. Số nhịp thở trong 1 phút gọi là tần số hô hấp.
Tần số hô hấp thay đổi theo loài, lứa tuổi, trạng thái sinh lý, sự vận động, nhiệt độ môi trường. Cụ thể như bảng sau:
Tần số hô hấp của một số loài như sau Loài Tần số hô hấp (lần/phút) Loài Tần số hô hấp (lần/phút) Ngựa Bò Trâu Nghé Lợn Dê Cừu Lạc đà 8 – 16 10 – 30 18 – 21 30 – 40 20 – 30 10 – 18 10 – 20 5 – 12 Nai Chó Mèo Thỏ Gà Bồ câu Chuột bạch lớn Chuột bạch nhỏ 8 – 16 10 – 30 10 – 25 10 – 15 22 – 25 50 – 70 100 – 150 200
1.3. Cơ chế hô hấp phổi
Hô hấp là quá trình hoàn toàn bị động, phụ thuộc vào giãn nở của xoang ngực, sự giãn nở có được là nhờ các cơ hô hấp như: Cơ liên sườn trong, cơ liên sườn ngoài, cơ hoành
1.3.1. Động tác thở
Động tác thở bao gồm 2 quá trình hít vào và thở ra
1.3.1.1. Hít vào
Là kết quả mở rộng dung tích xoang ngực theo 3 chiều: từ trước ra sau, từ trên xuống dưới và sang 2 bên. Do tác động của cơ liên sườn ngoài và cơ hoành.
- Cơ hoành khi co thì đỉnh trung tâm của nó không đổi nhưng cơ xung quanh co lại, cơ hoành từ góc lồi trở thành góc nhọn, lên nồng ngực được mở rộng từ trước ra sau, ép các cơ quan trong xoang bụng.
- Cơ gian sườn ngoài co sẽ làm cho nồng ngực mở rộng sang 2 bên và xuống dưới.
- Nhờ áp lực âm trong xoang màng ngực và tính đàn hồi của phổi, phổi giãn nở ra, khí ùa vào phổi. Đó là động tác hít vào, động tác này hoàn toàn bị động.
1.3.1.2. Thở ra
Sau khi hít vào, khí tràn đầy các phế nang thì cơ hoành và cơ liên sườn ngoài giãn ra, cơ liên sườn trong co lại, kéo xương sườn xuống dưới về sau.Thể tích xoang ngực giảm. áp lực âm xoang ngực tăng lên ép vào phổi, làm một phần khí bị đẩy ra ngoài tạo nên động tác thở ra.
Trong khi cơ hoành co giãn, ép các cơ quan trong xoang bụng. Vì thế khi hô hấp ta thấy sự biến đổi ở bụng cùng nhịp điệu với động tác hô hấp.
1.4. Phƣơng thƣ́ c hô hấp áp du ̣ng trong thƣ̣c tiễn
Gồm 3 phương thức:
- Phương thức hô hấp ngực - bụng: Là phương thức hô hấp khi cơ thể bình thường, do tác du ̣ng của cơ hoành và cơ gian sườn ngoài đều co giãn.
- Phương thức hô hấp ngực: Động tác hít vào chủ yếu do tác dụng của cơ gian sườn ngoài. Là trường hợp khi gia súc bị viêm ruột, viêm dạ dày hoặc có thai (bụng bị đau hay bị chèn ép) thì chủ yếu là hô hấp ngực.
- Phương thức hô hấp bụng: Do tác dụng của cơ hoành là chủ yếu khi màng tim, phổi bị viêm, màng ngực viêm thì gia súc chủ yếu hô hấp bụng.Khi quan sát phương thức hô hấp để chẩn đoán bệnh gia súc
1.4.1. Sự biến đổi lí hoá của không khí khi hô hấp
Không khí khi hít vào phổi và thở ra, ta thấy có sự thay đổi về nhiệt độ và thành phần: Nhiệt độ cao hơn, lượng nước nhiều hơn và các chất khí thay đổi như sau:
Thành phần không khí hít vào và thở ra
Loại khí Không khí hít vào Không khí thở ra
O2 CO2 N2 20,9% 0,03% 79,07% 16% 4,4% 79,6%
1.5. Sinh lượng khí phổi
Không khí đi vào phổi và đi ra phổi gồm có:
- Khí lưu thông: Là lượng khí hít vào và thở ra bình thường (ví dụ ở ngựa 5 –6 lít không khí).
- Khí dự trữ: Là lượng khí cố hít thêm vào sau khi đã hít thở bình thường (VD ở ngựa sau khi đã hít thở bình thường 5 – 6 lít cơ thể có thể hít thêm 12 lít không khí nữa).
- Khí thở ra thêm: Là lượng khí cố thở ra thêm sau khi đã thở ra bình thường
- Sinh lượng khí ở phổi là 1 chỉ tiêu đánh giá khả năng hô hấp của cơ thể. Nó được đo bằng dung kế. Khi có bệnh về hô hấp thì sinh lượng khí ở phổi giảm xuống, nếu luyện tập tốt thì sinh lượng khí ở phổi tăng lên.