CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ BÀI TIẾT NƢỚC TIỂU

Một phần của tài liệu Giao trinh sinh ly dong vat 10.2010 (Trang 142 - 143)

3.1. Các nhân tố ảnh hƣởng

- Thần kinh: Thận không có dây thần kinh điều tiết sự hình thành nước tiểu, mà chỉ có tác dụng của dây thần kinh co hay giãn mạch để thay đổi huyết áp.

+ Huyết áp tăng thì lượng nước tiểu thành lập nhiều + Huyết giảm thì lượng nước tiểu thành lập ít

- Các Hormone:

+ Thuỳ sau tuyến yên tiết Hormone Vozopressin (ADH) làm giảm lượng nước tiểu bằng cách, kích thích khả năng tái hấp thu nước của ống sinh niệu.

+Tuyến thượng thận tiết Hormone Aldosteron tác dụng tăng cường tái hấp thu chủ động Na+

ở ống lượn gần, đồng thời ức chế tái hấp thu K+ (khi Hormone này ít tỷ lệ Na/K thay đổi).

+ Tuyến giáp trạng tiết ra Hormone ức chế tái hấp thu nước, làm cho lượng nước tiểu tăng. Điều hoà gián tiếp Ca huyết

- Uống nhiều nước, lượng nước tiểu tăng

- Mùa lạnh lượng nước tiểu nhiều hơn mùa nóng

- Hoá chất: Một số hoá chất có tác dụng lợi tiểu như Dighitalin, Cafein,... là những chất trợ tim tăng huyết áp có tác dụng tốt.

3.2. Ý nghĩa của quá trình bài tiết nƣớ c tiểu

Bài tiết là quá trình đào thải các sản phẩm cuối cùng của quá trình trao đổi chất ra ngoài. Đó là khâu cuối cùng trong trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường.

Ngoài ra các chất độc, vật lạ, thuốc,... theo thức ăn, nước uống vào cơ thể đều thông qua quá trình bài tiết để đưa ra ngoài.

Quá trình bài tiết có ý nghĩa sinh học sau:

- Đào thải các chất cặn bã trong cơ thể ra ngoài.

- Duy trì sự ổn định nội môi: cân bằng áp suất thẩm thấu của máu, pH của huyết tương, tỉ lệ về nồng độ các ion trong huyết tương.

- Điều hoà huyết áp và khối lượng máu trong cơ thể - Điều hoà sự tiết mồ hôi

- Điều hoà cảm giác khát của cơ thể

- Điều hoà thân nhiệt bằng cơ chế tiết mồ hôi.

- Trong cơ thể thận là cơ quan bài tiết chủ yếu, nhờ sự vận chuyển của máu đưa các chất thải đến thận để lọc thành nước tiểu, thải ra ngoài.

Một phần của tài liệu Giao trinh sinh ly dong vat 10.2010 (Trang 142 - 143)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)