Sinh lý tim

Một phần của tài liệu Giao trinh sinh ly dong vat 10.2010 (Trang 107 - 110)

I. SINH LÝ TUẦN HOÀN

1.1. Sinh lý tim

1.1.1. Chu kỳ tim đập

Tim co giãn trong suốt cuộc đời.

Mỗi lần tim co, giãn là một chu kỳ tim đập.

Tim co gọi là tâm thu, tim giãn gọi là tâm trương.

Chu kỳ tim đập của các loài động vật khác nhau thì khác nhau. Ví dụ: ở chó có tần số tim đập là 75 nhịp/phút thì thời gian của mỗi chu kỳ là 0,8s được chia ra làm 3 giai đoạn chính: Nhĩ thu, thất thu và tâm trương toàn bộ (nghỉ).

Do cấu ta ̣o th ành tâm thất dày hơn thành tâm nhĩ , nên khi tâm thất co tạo nên áp lực lớn, dồn máu vào đô ̣ng ma ̣ch và thời gian tâm thất co cũng kéo dài hơn tâm nhĩ.

- Giai đoạn tâm nhĩ thu: 0,1s (nhĩ thu, thất giãn) - Giai đoạn tâm thất thu: 0,3s (thất thu, nhĩ giãn)

- Giai đoạn tâm trương toàn bộ: 0,4s cả tâm thất, tâm nhĩ đều giãn

Giai đoạn tâm nhĩ thu: Tâm nhĩ co lại, áp suất tâm nhĩ tăng, van nhĩ – thất mở, máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất, sau thời gian tâm nhĩ thu là tâm nhĩ giãn suốt thời gian còn lại của chu kỳ (0,7s)

Giai đoạn tâm thất thu: Tâm thất co lại, áp suất tâm thất tăng làm cho van nhĩ – thất đóng, van động mạch mở, dồn màu vào động mạch chủ và động mạch phổi.

Giai đoạn tâm trương toàn bộ: Cả tâm nhĩ và tâm thất đều giãn, nghỉ hoàn toàn, áp suất trong các xoang tim trở lại bình thường các van đóng lại. Đầu tiên 2 tâm nhĩ thu, dồn máu xuống tâm thất. Sau đó 2 tâm thất thu dồn máu vào động mạch. Thực tế tim đập một chu kỳ gồm 5 thời kỳ:

- Kỳ tân nhĩ co 0,1s. - Kỳ tâm nhĩ giãn 0,7s - Kỳ tâm thất co 0,3s - Kỳ tâm thất giãn 0,5s - Kỳ tim nghỉ 0,4s.

Tim chó đập 75 lần/phút. Nên thời gian một chu kỳ = 60s/75 = 0,8s. Thời gian 0,8s của một chu kỳ tim được phân tích và biểu diễn bằng một sơ đồ sau:

Nhĩ co Nhĩ giãn

0,1s 0,7s 0,1 0,2 0,3 0,4 0,5 0,6 0,7 0,8s

0,3s 0,5s   0,4s  Thất co Thất giãn Tim nghỉ

Kỳ tim nghỉ là 2 tâm thất và tâm nhĩ đều giãn. Nếu so sánh thời gian tim làm việc và nghỉ: Ta thấy tim nghỉ nhiều hơn làm việc. Nên tim có khả năng co bóp nhịp nhàng, liên tục mà không mệt mỏi.

1.1.2. Van tim và tiếng tim 1.1.2.1. Van tim

Van tim có tác dụng giữ cho máu chảy một chiều mà không chảy ngược lại được. Tim có 4 van được chia làm 2 loại:

Hai van nhĩ thất nằm giữa tâm nhĩ và tâm thất. Van nhĩ thất trái có 2 lá, van nhĩ thất phải có 3 lá. Van nhĩ thất được cấu tạo bằng mô sợi, hướng mở của van về phía tâm thất van nhĩ thất chỉ cho máu đi theo một chiều từ tâm nhĩ xuống tâm thất. Khi máu đi qua thì van mở, lá van áp vào thành tâm thất. Khi tâm thất co, áp suất xoang thất tăng làm cho van nhĩ thất đóng lại máu không ngược lên tâm nhĩ.

- Van động mạch:

Nằm giữa động mạch và tâm thất có van tổ chim (còn gọi là van bán nguyệt) giữ cho máu chỉ chảy từ tâm thất vào động mạch. Van này sẽ đóng lại ở kỳ tâm trương, mở ra ở kỳ tâm thu. Khi tâm thất co, áp suất xoang thất tăng van mở cho máu vào động mạch chủ và động mạch phổi. Khi tâm thất giãn áp suất xoang thất giảm, 2 van bán nguyệt đóng lại, máu ở động mạch không

chảy ngược về tim nhưng vẫn tiếp vẫn tiếp tục lưu thông ở mạch ngoại vi. + Van động mạch ở tâm thất phải mở ra đưa máu vào động mạch phổi.

+ Van động mạch ở tâm thất trái mở ra đưa máu vào động mạch chủ.

1.1.2.2. Tiếng tim

Trong một chu kỳ tim đập có 2 tiếng "Pùm - Tắc"

- Tiếng thứ nhất: Là tiếng tâm thu ứng với tâm thất co. Do 2 van nhĩ thất đóng và sự rung động của cơ thât gây lên. Tiếng này có âm đục, trầm, kéo dài (kí âm là Pùm). Âm này kéo dài do hai van nhĩ thất không cùng đóng một lúc (van phải đóng trước).

- Tiếng thứ 2: là tiếng tâm trương, ứng với kỳ tâm thất giãn do hai van động mạch đóng, gây lên âm cao và gọn (kí âm là tắc) .

Khi bị bệnh, hoặc van tim không đóng kín bất thường, thì tiếng tim sẽ thay đổi. Ta cần phải phân biệt rất tinh giữa trạng thái hoạt động bình thường và trạng thái tim bị bệnh qua tiếng tim.

1.1.3. Tần số tim đập (nhịp tim)

Nhịp tim là số lần tim đập trong một phút. Nhịp tim của các loài gia súc như sau:

Nhịp tim của một số loài gia súc Loài Nhịp tim (lần/phút) Loài Nhịp tim (lần/phút) Bò Ngựa Dê, cừu Lợn lớn Lợn con 50 – 70 32 – 42 70 – 80 80 – 90 90 - 190 Trâu Nghé > 6 tháng Nghé < 6 tháng Chó Thỏ 40 – 50 45 – 55 60 – 100 70 –80 99 - 100

Nhịp tim thể hiện cường độ trao đổi chất, trạng thái sinh lý hoặc bệnh lý của cơ thể hoặc tim.

Nhịp tim thay đổi do nhiều yếu tố. Ví dụ: Nhiệt độ ngoại cảnh, thân nhiệt, trạng thái lao động, trạng thái tâm lý...

1.1.4. Thể tích tâm thu và lưu lượng tim

- Thể tích tâm thu: là lượng máu phóng ra động mạch khi tâm thất co bóp 1 lần. - Lưu lượng tim: Là lượng máu phóng ra động mạch trong 1 phút - Nếu gọi V là lưu lượng tim (thể tích/phút).

Thì V = Thể tích tâm thu x nhịp tim.

- Khi thể tích tâm thu và nhịp tim thay đổi sẽ ảnh hưởng đến lưu lượng tim.

Gia súc được huấn luyện, làm việc tốt thì chủ yếu tăng thể tích tâm thu để tăng lưu lượng tim. Còn với gia súc chưa được tập luyện thì muốn tăng thể tích phải tăng nhịp tim nên gia súc nhanh mệt.

Một phần của tài liệu Giao trinh sinh ly dong vat 10.2010 (Trang 107 - 110)