Tiêu hóa da ̣ dày kép

Một phần của tài liệu Giao trinh sinh ly dong vat 10.2010 (Trang 94 - 97)

II. TIÊU HOÁ Ở DẠ DÀY

2.2. Tiêu hóa da ̣ dày kép

2.2.1. Rãnh thực quản

Rãnh thực quản bắt đầu từ thượng vị và chấm dứt ở lỗ tổ ong lá sách. Rãnh thực quản có hình lòng máng ở bê nghé bú sữa cơ mép của rãnh thực quản khép chặt, rãnh thực quản tạo thành hình ống dẫn sữa chảy thẳng vào dạ múi khế qua dạ tổ ong lá sách.

Con vật khi trưởng thành thì rãnh thực quản không khép kín hoàn toàn tạo thành một gờ hình lòng máng dẫn nước khi gia súc uống nước.

2.2.2. Chức năng dạ cỏ

Dạ cỏ được coi là một túi lên men lớn, trong dạ cỏ không có Enzym tiêu hoá Xellulose và các thức ăn khác. Nhưng thức ăn lại được phân giải nhờ các Enzym của vi sinh vật sống cộng sinh trong dạ cỏ.

Dạ cỏ có môi trường trung tính (PH= 6,5 – 7,5) nhiệt độ 38 – 400C, độ ẩm 80 – 90%. Môi trường yếm khí, nồng độ O2 < 1%. Nhu động của dạ cỏ yếu, thức ăn lưu lại trong dạ cỏ thời gian dài với các điều kiện trên dạ cỏ là môi trường thuận lợi cho hệ vi sinh vật phát triển.

- Hệ vi sinh vật trong dạ cỏ bao gồm:

+ Vi sinh vật có 200 loài vi khuẩn khác nhau số lượng vi khuẩn tới 109 vi khuẩn/1 gam chất chứa dạ cỏ. Vi khuẩn trong dạ cỏ gồm các nhóm:

Nhóm phân giải Xellulose Nhóm phân giải Hemicellulose Nhóm phân giải bột đường Nhóm phân giải Protein, Nhóm phân giải Urê Nhóm tổng hợp Vitamin B12,

Nhóm sử dụng axit sinh ra (Sử dụng axit Lactic, axit Pyruvic). + Nấm: Bao gồm nấm men, nấm mốc

+ Nguyên sinh động vật: Chủ yếu là lớp tiêm mao trùng, trùng tơ - Vai trò tác dụng của vi sinh vật

+ Tác dụng cơ giới đối với thức ăn: Chủ yếu do tiêm mao trùng xé rách màng Xellulose nghiền nát thức ăn

+ Tiêu hoá Cellulose và Hemicellulose: Vi khuẩn và một số tiên mao trùng có thể phân giải 80% Xellulese trong dạ cỏ để cung cấp năng lượng dinh dưỡng

+ Tiêu hoá bột đường: Vi khuẩn tác dụng lên bề mặt của tinh bột. Tinh bột được biến đổi thành Glucose và cuối cùng là các Axit béo bay hơi được hấp thu và sử dụng làm nguồn năng lượng

+ Tiêu hoá Protein và Nitơ Phi Protein

+ Trong dạ cỏ dưới tác dụng của Enzym phân giải Protein của vi sinh vật, Protein của thực vật sẽ được phân giải đến peptit, axit amin sau đó đến amoniac. Sản phẩm tạo thành cho phân giải Protein sẽ được vi sinh vật sử dụng tổng hợp thành Protein của VSV

Proteaza Peptidaza Deaminaza

Protein  Peptit  Axit amin  Axit hữu cơ + NH3

(vsv) (vsv) (vsv)

Vi sinh vật dạ cỏ có khả năng sử dụng Nitơ phi Protein của thức ăn, vì thế có thể bổ sung urê (cacbamid) chứa 45% Nitơ. Urê được Enzym của vi sinh vật phân giải thành amoniac và CO2. Từ amoniac và các sản phẩm phân giải Gluxit vi sinh vật sẽ tổng hợp nên Protein của vi sinh vật. NH2 Ureaza

( Urê) CO  2NH3 + CO2

NH2 vsv

Vi sinh vật sử dụng NH3 thông qua phản ứng chuyển amin để biến Nitơ vô cơ thành nitơ hữu cơ của vi sinh vật.

Trasaminaza

Xetoaxit + NH3  Axit amin vsv

+ Tổng hợp Vitamin: vi sinh vật có thể tổng hợp Vitamin nhóm B, Vitamin K

Tiêu hoá trong dạ cỏ

Enzym vsv Enzym vsv

Tinh bột → Mantose → Glucose Axit béo bay hơi Enzym vsv

Xellulose → axít béo bay hơi + CO2 + CH4 ...

Protein được vi sinh vật tiêu hoá thành Peptit (rất ít). Sản phẩm tiêu hoá Protein được vi sinh vật sử dụng để tổng hợp thành Protein của bản thân vi sinh vật, sau đó cơ thể gia súc lại tiêu hoá vi sinh vật để lấy Protein cho gia

súc. Vi sinh vật còn tự tổng hợp các Vitamin như Vitamin nhóm B, Vitamin K và Vitamin đó được trâu bò sử dụng. Trong hoạt động sống của vi sinh vật ở dạ cỏ đã tạo ra một lượng khí chứa 1/3 dạ cỏ phía trên.

Khí đó gồm: CO2 (50 - 60%), CH4(40 - 50%), H2 , N2, H2S... - Quá trình tạo thành các khí ở dạ cỏ:

vsv

+ CO2: Đường → Rượu + CO2 vsv

NaHCO3 + axít hữu cơ → Muối + H2CO3 (H2O + CO2) (nước bọt)

+ CH4 : vsv

2C2H5OH + CO2  2CH3COOH + CH4 lên men

Phản ứng hoàn nguyên CO2 với H2 2H2 + CO2  CH4 + O2

+ H2S : do sự phân giải các Aminoaxit chứa lưu huỳnh. Ví dụ: Methionin, Systein

- Ở bò trong 24 giờ vi sinh vật tạo ra 600 - 1000 lít khí. Khi thể tích khí quá nhiều thì gia súc phải thải khí (trung bình từ 17 - 20 lần ợ/giờ ). Nếu không ợ để thải khí ra ngoài thì dạ cỏ bị chướng hơi gây ra bệnh chướng hơi dạ cỏ.

2.2.3. Chức năng của dạ tổ ong

Đây là nơi vận chuyển và kiểm soát thức ăn. Dạ tổ ong chỉ chứa thức ăn lỏng. Khi dạ tổ ong co bóp thức ăn trong dạ cỏ sẽ được hỗn hợp, một phần trở về dạ cỏ một phần vào dạ lá sách.

2.2.4. Chức năng của dạ lá sách

Là nơi bọc và ép thức ăn. Phần thô nằm lại giữa hệ thống phiến lá mỏng và được ép tiếp tục. Phần lỏng đi xuống dạ múi khế. ở dạ lá sách nước và axit được hấp thu mạnh.

2.2.5. Chức năng của dạ múi khế

- Dạ múi khế là dạ dày chính của loài nhai lại vì có tuyến tiết dịch vị. Dịch vị cũng chứa các Enzym: Pepsin, Chimozim (ở bê nghé), Lipaza và HCl ...

III. TIÊU HOÁ Ở RUỘT NON 3.1. Tiêu hó a cơ học

Một phần của tài liệu Giao trinh sinh ly dong vat 10.2010 (Trang 94 - 97)