Sinh lý mang thai

Một phần của tài liệu Giao trinh sinh ly dong vat 10.2010 (Trang 170 - 172)

III. SINH LÝ SINH DỤC CÁI

3.4. Sinh lý mang thai

Chửa là thời gian mang thai và phát triển của thai trong tử cung. Thời gian chửa của các loài gia súc khác nhau thì không giống nhau thể hiện qua bảng sau:

Thời gian mang thai của một số loài gia súc Loài gia

súc

Thời gian chửa bình quân(ngày)

Biến động thời

gian (ngày) Tính theo tháng chửa Trâu Lợn Thỏ Chó Mèo 282 310 114 30 60 58 150 240 – 310 300 – 327 110 – 140 29 – 31 58 – 62 56 – 60 148 –152 9 tháng 10 ngày 10 tháng 10 ngày 3 tháng 3 tuần 3 ngày 1 tháng 2 tháng 2 tháng 5 tháng 3.4.1. Sự định vị của thai

Sau khi thụ tinh, hợp tử phát triển dưới sự điều tiết của Hormone Progesterol (do thể vàng tiết ra) sau 7 - 8 ngày, thành trong của tử cung sẽ bao hẳn hợp tử lại giúp cho sự trao đổi dinh dưỡng giữa cơ thể mẹ và phôi được dễ dàng.

Giữa các bao ngoài của phôi và thành trong của niêm mạc tử cung sẽ có sự kết hợp lại để tạo thành nhau thai. Nhau thai là cầu nối, là sự liên hệ giữa mẹ và con.

3.4.2. Các giai đoạn phát triển của phôi thai

Sự phát triển của phôi thai trải qua 2 giai đoạn chủ yếu. Cụ thể là: - Giai đoạn phôi: Giai đoạn này tính từ lúc bắt đầu thụ tinh cho đến 1/3 thời gian bắt đầu của thời kỳ có thai. Trong giai đoạn các cơ quan trong cơ thể bào thai được hình thành.

- Giai đoạn thai: Từ cuối giai đoạn phôi cho đến khi đẻ trong giai đoạn này tất cả các cơ quan tiếp tục sinh trưởng và phát triển. Nhiều cơ quan hoàn thiện dần về chức năng sinh lý.

Thai có có quá trình trao đổi chất mạnh, lớn nhanh, ta gọi là thời kỳ sinh trưởng của thai. Thời kỳ này các cơ quan phát triển để đảm bảo sự sống cho gia súc non như; Các trung khu thần kinh được hình thành trên vỏ đại não, cơ năng tiêu hoá và hô hấp của thai được hình thành...

3.4.3. Dinh dưỡng thai

Cơ thể mẹ cung cấp dinh dưỡng thai qua màng thai (gọi là nhau) Sự hình thành nhau thai do lá ngoài của phôi và lá trong của niêm mạc tử cung kết hợp lại. Quan hệ giữa nhau mẹ và nhau con của loài gia súc khác nhau thì khác nhau:

+ Ngựa, lợn: nhau là biểu mô đệm + Chó, mèo: nhau là nội mô đệm

+ Trâu, bò, dê, cừu: nhau là mô liên kết đệm.

- Chức năng sinh lý của nhau thai: Rất quan trong và phức tạp. Nhau thai có thể kiểm soát một số chất vào thai - sự chọn lọc này rất chặt chẽ.

Nhau thai ngăn cản không cho một số vi trùng, hay chất độc xâm nhập vào thai vì vậy một số trường hợp gia súc mẹ bị bệnh, nhưng đẻ con ra vẫn khoẻ mạnh. Nhau thai còn có chức năng nội tiết , tiết ra progesterol và các hormone sinh du ̣c khác , giúp cho thai ổn định và phát triển bình thường. Nhau thai tiếp nhận dinh dưỡng và O2 từ máu mẹ, nuôi thai phát triển. Các chất qua được nhau, đến thai đến thai gồm: O2, H2O, muối khoáng, Gluxit, Lipit, Protein, Hormone, kháng thể ... và các chất cặn bã, cùng CO2 thải ra ngoài qua máu mẹ.

Ở 1/3 thời kỳ đầu có thai, chất dinh dưỡng mẹ ăn vào được tích luỹ lại để sau này là nguyên liệu tạo sữa, thời kỳ này con mẹ béo nhanh.

Ở 1/2 thời gian chửa còn lại, dinh dưỡng ưu tiên cho thai, nên thai lớn nhanh mẹ gầy bớt.

3.4.4. Những biến đổi sinh lý khi có thai

- Biến đổi về cơ thể: Thời kỳ đầu thai còn bé, nên bụng mẹ chưa to. Thời kỳ sau bụng mẹ to dần. Trâu bò bụng phải căng to bầu vú nở, núm vú phát triển . Gần ngày đẻ tuyến vú phát triển mạnh và vú thâm lại. ở trâu bò rãnh giữa tử cung bị không rõ, vì sừng tử cung chứa thai chèn ép sừng tử cung không có thai.

- Biến đổi về sinh lý học:

Khi có thai, chu kỳ động dục ngừng lại, tế bào trứng ngừng phát triển và không rụng vì Hormone progesterol ức chế. Trao đổi chất của mẹ tăng, đồng hoá tăng. Tuyến vú phát triển mạnh, do tác dụng của 2 loại Hormone Oestrogen và Progesterol.

Máu trong mạch máu chi sau khó lưu thông, do bị tử cung chèn ép hô hấp của mẹ tăng và yếu, phương thức hô hấp ngực là chính. Cơ quan tiêu hoá, bài tiết bị tử cung chèn ép, nên ăn uống được ít, tiểu tiện nhiều lần. vì thế cần lưu ý chăm sóc tốt con mẹ ở thời kỳ mang thai.

Một phần của tài liệu Giao trinh sinh ly dong vat 10.2010 (Trang 170 - 172)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)